Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng Hợp

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 8 - Tương Ưng Loài Rồng

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [29] Chương VIII: Tương Ưng Loài Rồng I. Chủng Loại (Tạp 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,240) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo có bốn loại Nàga (rồng, rắn) về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Nàga từ trứng sanh, loại Nàga từ thai sanh, loại Nàga từ ẩm ướt sanh, loại Nàga hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Nàga theo sanh chủng. II. Diệu Thắng (S.iii,240) 1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi... 4) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Nàga về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Nàga từ trứng sanh, loại Nàga từ thai sanh, loại Nàga từ ẩm ướt sanh, loại Nàga hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga từ thai sanh, loại từ ẩm ướt sanh, và loại hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh. 6) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga từ ẩm ướt sanh và loại hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh và từ thai sanh. 7) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh, loại từ thai sanh và loại từ ẩm ướt sanh. Này các

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 7 - Tương Ưng Sàriputta

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [28] Chương VII: Tương Ưng Sàriputta I. Lý (S.iii,235) 1) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. 3-4) Ði khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực về, Tôn giả đi đến Andhavana để nghỉ trưa. Sau khi đi vào rừng Andha, Tôn giả đến ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. 5) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Jetavana, vườn ông Anàthapindika. 6) Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Sàariputta từ xa đi đến; sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Sàriputta: -- Hiền giả Sàriputta, các căn của Hiền giả lắng dịu, sắc mặt được thanh tịnh, trong sáng. Hôm nay, Hiền giả an trú với sự an trú nào? 7) -- Ở đây, này Hiền giả, ly dục, ly pháp bất thiện, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Hiền giả, tôi không khởi l

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 6 - Tương Ưng Phiền Não

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [27] Chương VI: Tương Ưng Phiền Não I. Con Mắt (S.iii,232) 1-2) Nhân duyên ở Sàvathi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với mắt là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tai là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với mũi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với lưỡi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thân là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với ý là tùy phiền não của tâm. 4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 4 - Tương Ưng Nhập

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [25] Chương IV: Tương Ưng Nhập I. Con Mắt (S.iii,225) 1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác. Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác. Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thân là vô thường, biến hoại, đổi khác. Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác. 4) -- Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu. 5) Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, b

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 3 - Tương Ưng Kiến

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [24] Chương III: Tương Ưng Kiến I. Phẩm Dự Lưu I. Gió (Tạp 7, Ðại 2,45a) (S.iii,202) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi, sông không chảy, đàn bà mang thai không sanh, mặt trăng, mặt trời không mọc hay không lặn. Tất cả đều đứng vững như cột trụ"? 3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy nói cho chúng con ý nghĩa của lời dạy ấy. Sau khi nghe lời dạy của Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì. -- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 4) -- Do có sắc, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi, sông không chảy, đàn bà có thai không

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 2 - Tương Ưng Ràdha (04)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [23] Chương II: Tương Ưng Ràdha I. Phẩm Thứ Nhất IV. Sở Biến Tri (Tạp 6, Ðại 2,37c) (Parinneyya) (S.iii,191) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Thế Tôn nói với Tôn giả Ràdha đang ngồi một bên: -- Này Ràdha, Ta sẽ thuyết về các pháp cần phải biến tri, sự biến tri. Và Ông đã được biến tri. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng. 4) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Ràdha vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này Ràdha, thế nào là pháp cần phải biến tri? Sắc, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Thọ, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Tưởng, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Các hành, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Thức, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Những pháp này, này Ràdha, là những pháp cần phải biến tri. 5) Và này Ràdha, thế nào là sự biến tri? Này Ràdha, sự đoạn diệt tham, sự đoạn diệt sân, sự đoạn diệt si. Như vậy, này Ràdha, gọi là chánh biến tri. 6) Và này Ràdha, thế nào là người đã chánh biến tri? Bậc A-la-há

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 2 - Tương Ưng Ràdha (03)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [23] Chương II: Tương Ưng Ràdha I. Phẩm Thứ Nhất III. Sợi Dây Tái Sanh (Tạp 6, Ðại 2,37c) (S.iii,190) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràdha bạch Thế Tôn: -- "Ðoạn diệt sợi dây tái sanh. Ðoạn diệt sợi dây tái sanh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Thế nào là sợi dây tái sanh, bạch Thế Tôn? Thế nào là sự đoạn diệt sợi dây tái sanh? 4) -- Này Ràdha, phàm dục gì, tham gì, hỷ gì, khát ái gì, phàm những chấp thủ phương tiện, tâm kiên trú, thiên chấp tùy miên gì đối với sắc, như vậy gọi là sợi dây tái sanh. Sự đoạn diệt chúng là sự đoạn diệt sợi dây tái sanh. 5-7)... đối với thọ... với tưởng... với các hành... 8) Phàm dục gì, tham gì, hỷ gì, khát ái gì, phàm những chấp thủ phương tiện, tâm kiên trú, thiên chấp tùy miên gì đối với thức, đó gọi là sợi dây tái sanh. Sự đoạn diệt chúng là sự đoạn diệt sợi dây tái sanh.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 2 - Tương Ưng Ràdha (02)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [23] Chương II: Tương Ưng Ràdha I. Phẩm Thứ Nhất II. Chúng Sanh (Tạp 6, Ðại 2,40a) (S.iii,189) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràdha bạch Thế Tôn: -- "Chúng sanh, chúng sanh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là chúng sanh? 4) -- Này Ràdha, dục nào (chanda), tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với sắc, triền phược ở đấy, triền miên ở đấy, do vậy gọi là chúng sanh (sattà). 5-7) ... thọ... tưởng... các hành... 8) Dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với thức, triền phược ở đấy, triền miên ở đấy, do vậy gọi là chúng sanh. 9) Ví như, này Ràdha, các đứa con trai hay các đứa con gái chơi với cái nhà bằng đất. Cho đến khi đối với những nhà bằng đất ấy, lòng tham chưa thoát ly, lòng dục chưa thoát ly, lòng ái chưa thoát ly, lòng khát chưa thoát ly, lòng nhiệt tình chưa thoát ly, lòng khát ái chưa thoát ly, thời chúng còn tham dính vào, thích chơi, chất chứa, và đắm trư

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 2 - Tương Ưng Ràdha (01)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [23] Chương II: Tương Ưng Ràdha I. Phẩm Thứ Nhất I. Màra (Tạp 6, Ðại 2,39b) (S.iii,188) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi Tôn giả Ràdha đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràdha bạch Thế Tôn: -- "Màra, Màra", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là Màra? 4) -- Nếu có sắc, này Ràdha, thời có chết (Màra) hay có sát giả (Màretà), hay có sự chết (Miiyati). Do vậy, này Ràdha, Ông hãy thấy sắc là sự chết, hãy thấy là sát giả, hãy thấy là bị chết, hãy thấy là bệnh, hãy thấy là ung nhọt, hãy thấy là mũi tên, hãy thấy là bất hạnh, hãy thấy tự tánh là bất hạnh. Những ai thấy sắc như vậy là thấy chơn chánh. 5-7) ... Thọ... tưởng... các hành... 8) Nếu có thức, này Ràdha, thời có chết, hay có sát giả, hay có bị chết. Do vậy, này Ràdha, Ông hãy thấy thức là sự chết, hãy thấy là sát giả, hãy thấy là bị chết, hãy thấy là bệnh hoạn, hãy thấy là ung nhọ

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (42)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau V. Phẩm Kiến IV. Và Nếu Không Phải Của Tôi (S.iii,183) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì tà kiến như sau sanh khởi: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"? 3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 4) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta". 5-7) ... thọ... tưởng... các hành... 8) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta". 9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường? -- Vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tô

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (41)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau V. Phẩm Kiến III. Ngã (Tạp 7, Ðại 2,43c) (S.iii,182) 1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi... -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, tà kiến này khởi lên: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"? 4) -- Ðối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 5) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". 6-9) ... thọ... tưởng... các hành... 10) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (40)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau V. Phẩm Kiến II. Cái Này Là Của Tôi (Tạp 7, Ðại 2,43a) (S.iii,181) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì mà quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? 4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 5-9) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc... do có thức, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". 10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường? -- Vô thường, bạch Thế Tôn... -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 11-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành... 14) -- Thức là thường hay vô thườn

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (39)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau V. Phẩm Kiến I. Nội (Tạp 7, Ðại 2,43b) (S.iii,180) 1-2) Ở Sàvatthi... 3) -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, nội lạc, khổ khởi lên? 4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...,... 5) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, nội lạc, khổ khởi lên. 6-8)... thọ... tưởng... các hành... 9) Do có thức, do chấp thủ thức, nội lạc, khổ khởi lên. 10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường? -- Vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, nội lạc, khổ có thể khởi lên không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 11-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành... 14) -- Thức là thường hay vô thường? -- Vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu kh

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (38)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau IV. Phẩm Than Ðỏ I. Than Ðỏ Hực (S.iii,177) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Sắc là than đỏ, này các Tỷ-kheo! Thọ là than đỏ! Tưởng là than đỏ! Các hành là than đỏ! Thức là than đỏ! 4) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức. 5) Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". II. Vô Thường (S.iii,177) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) -- Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường? 3) Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường. 4-6) ... Thọ... Tưởng... Các hành... 7) Thức là vô thường, ở đây, các Ông cần phải đoạn

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (37)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau III. Phẩm Vô Minh IV. Vi Ngọt 1-2) Tại Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển... 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta: -- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh? 4) -- Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc. 5-7) ... thọ... tưởng... các hành... 8) ... không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức. 9) Ðây là vô minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (36)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau III. Phẩm Vô Minh I. Tập Pháp (Tạp 10, Ðại 2,64b) (S.iii,171) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến... 3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: -- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh? 4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi" là sắc chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự đoạn diệt" là sắc chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt. 5-7) ... "Thọ... Tưởng... Các hành..". 8) ... không như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi" là thức chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: "Thức chịu sự đoạn diệt" là thức chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: "

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (35)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau II. Phẩm Thuyết Pháp XII. Kappa (Tạp 1, Ðại 2,4c) (S.iii,169) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi Tôn giả Kappa đi đến Thế Tôn... 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kappa bạch Thế Tôn: -- Do biết như thế nào, do thấy như thế nào, bạch Thế Tôn, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, lại không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn? 4) -- Phàm có sắc gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc thắng hay liệt, hoặc xa hay gần; tất cả sắc ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". 5-7) Phàm có thọ gì... tưởng gì... các hành gì... 8) Phàm có thức gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức cần phải như quán với chánh trí tuệ là: "Cái này k

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (34)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau II. Phẩm Thuyết Pháp X. Vị Giữ Giới (Tạp 10, Ðại 2,65b) (S.iii,167) 1) Một thời, Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2-3) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta... thưa như sau: -- Thưa Hiền giả Sàriputta, những pháp gì Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý? 4) -- Này Hiền giả Kotthika, Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã. 5) Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã. 6) Này Hiền giả, sự kiện này xảy

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (33)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau II. Phẩm Thuyết Pháp VIII. Kiết Sử (S.iii,166) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về các pháp bị trói buộc và sự trói buộc. Hãy lắng nghe. 4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị trói buộc? Thế nào là sự trói buộc? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp bị trói buộc. Dục và tham đối với sắc là sự trói buộc của sắc. 5-7) ... Thọ... Tưởng... Các hành... 8) Thức, này các Tỷ-kheo, là pháp bị trói buộc. Dục và tham đối với thức là sự trói buộc của thức. 9) Này các Tỷ-kheo, các pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là các pháp bị trói buộc. Ðây là sự trói buộc. IX. Chấp Thủ (S.iii,167) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về các pháp bị chấp thủ và sự chấp thủ. Hãy lắng nghe. 4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ? Thế nào là sự chấp thủ? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Dục và tham đối với sắ