Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng Hợp

Mind Map 53 - KINH TRUNG BỘ - 31. Tiểu kinh Rừng sừng bò (Cùlagosinga sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Nadika, tại Ginjakavasatha. Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosinga (rừng Sừng bò) có nhiều cây ta-la.

Mind Map 52 - KINH TRUNG BỘ - 30. Tiểu kinh Thí Dụ lõi cây (Cùlasàropama sutta)

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú tại Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Bà-la-môn Pingalakoccha đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời hỏi thăm, chúc tụng xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Pingalakoccha bạch Thế Tôn: -- Tôn giả Gotama, có những Sa-môn, Bà-la-môn này là vị Hội chủ, vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khi Tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, như Purana Kassapa, Makkhali Gosala, Ajita Kesakambali, Pakudha Kaccayana, Sanjaya Belatthiputta, Nigantha Nataputta, tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí, hay một số là nhứt thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?

Mind Map 51 - KINH TRUNG BỘ - 29. Ðại kinh Thí dụ Lõi cây (Mahasaropama-sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), núi Gijjhakuta (Linh Thứu), khi Devadatta (Ðề-bà-đạt-đa) từ bỏ (Chúng Tăng) ra đi không bao lâu. Ở đây, nhân việc Devadatta, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo và dạy như sau:

Mind Map 50 - KINH TRUNG BỘ - 28. Ðại kinh Dụ dấu chân voi (Mahàhatthipadopama sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: -- Này các Hiền giả Tỷ-kheo! -- Thưa vâng, Hiền giả. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau: -- Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các Thiện pháp đều tập trung trong Bốn Thánh đế. Thế nào là trong Bốn Thánh đế? Trong Khổ Thánh đế, trong Khổ tập Thánh đế, trong Khổ diệt Thánh đế, trong Khổ diệt đạo Thánh đế. Chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, điều gì cầu không được là khổ, tóm lại Năm thủ uẩn là khổ. Chư Hiền, thế nào là Năm thủ uẩn? Chính là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Chư Hiền, thế nào là sắc thủ uẩ

Mind Map 49 - KINH TRUNG BỘ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). ... Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là Khổ", biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là Khổ diệt", biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc diệt", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt". Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì".

Mind Map 48 - KINH TRUNG BỘ - 26. Kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanà sutta)

Tôi nghe như vầy: Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). ... Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm, không bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, thấy sự nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, và thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người không rơi vào bất hạnh, không rơi vào tai họa, không bị Ác ma sử dụng như ý muốn". Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng, không bị sập bẫy phải nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó không rơi vào bất hạnh, nó không rơi vào tai họa, nó không bị người thợ săn sử dụng như ý muốn". Khi người thợ săn đến, con nai có thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc... không bị Ác ma sử dụng như ý muốn.

Mind Map 47 - KINH TRUNG BỘ - 25. Kinh Bẫy mồi (Nivàpa sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

Mind Map 46 - KINH TRUNG BỘ - 24. Kinh Trạm xe (Rathavinìta sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa.

Mind Map 45 - KINH TRUNG BỘ - 23. Kinh Gò mối (Vammika sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kumara Kassapa trú tại Andhavana. Rồi một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ Tôn giả Kumara Kassapa ở, sau khi đến, bèn đứng một bên. Sau khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Kumara Kassapa:

Mind Map 44 - KINH TRUNG BỘ - 22. Kinh Ví dụ con rắn (Alagaddùpama sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Mind Map 43 - KINH TRUNG BỘ - 21. Kinh Ví dụ cái cưa (Kakacùpama sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo ni một cách quá độ. Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như sau: Nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt Tôn giả Moliya Phagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, Tôn giả Moliya Phagguna liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay; nếu có Tỷ-kheo nào, trước mặt các Tỷ-kheo ni ấy, nói xấu Tôn giả Moliya Phagguna, các Tỷ-kheo ni ấy liền phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay. Tôn giả Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy.

Mind Map 42 - KINH TRUNG BỘ - 20. Kinh An trú tầm (Vtakkasanthàna sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: -- Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm?

Mind Map 41 - KINH TRUNG BỘ - 19. Kinh Song tầm (Dvedhàvitakka sutta)

Tôi nghe như vầy: Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư Tỷ-kheo". --"Thưa vâng", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: -- Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.

Mind Map 40 - KINH TRUNG BỘ - 18. Kinh Mật hoàn (Madhupindika sutta)

Tôi nghe như vầy: Một thời, Thế Tôn sống giữa các vị dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodharama. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika. Có vị Gậy cầm tay (Dandapani) Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?"

Mind Map 39 - KINH TRUNG BỘ - 17. Kinh Khu rừng (Vanapattha sutta)

Tôi nghe như vầy: Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: "Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: -- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào... Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một làng nào... Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một thị trấn nào... Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một đô thị nào... Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một quốc gia nào...

Mind Map 38 - KINH TRUNG BỘ - 16. Kinh Tâm hoang vu (Cetokhila sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này chư Tỷ-kheo". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: -- Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra.

Mind Map 37 - KINH TRUNG BỘ - 15. Kinh Tư lượng (Anumàna sutta)

Như vầy tôi nghe: Một thời, Tôn giả Mahamoggallana sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. ... Chư Hiền, ví như một phụ nữ hay một đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang điểm, tự quán sát mặt mày của mình trong một tấm kính sạch sẽ và trong suốt, hay trong một bát nước trong sáng. Nếu người ấy thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy tinh tấn đoạn trừ bụi bặm hay cấu uế ấy. Nếu người ấy không thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: "Thật sự ta được điều tốt đẹp; thật sự ta được thanh tịnh". Cũng vậy chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng các ác, bất thiện pháp đã đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiệ

Mind Map 36 - KINH TRUNG BỘ - 14. Tiểu kinh Khổ uẩn (Cùladukkhakkhanda sutta)

... -- Này Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng. Và này Mahànàma, vì pháp ấy trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ hưởng các dục vọng.

Mind Map 35 - KINH TRUNG BỘ - 13. Đại kinh Khổ uẩn (Mahàdukkhakkhanda sutta)

... Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ có thể đặt các người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy có xảy ra. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn. Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy trích từ Kinh Trung Bộ Do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali Xem đầy đủ bài kinh:  Kinh Trung Bộ - 13. Đại kinh Khổ uẩn Nghe trên

Mind Map 34 - KINH TRUNG BỘ - 12. Đại kinh Sư tử hống (Mahàsìhanàda sutta)

... Này Sariputta, những ai nói một cách chân chánh sẽ nói như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người". Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chân chánh như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người".