Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 1. Kinh Trường Bộ

Kinh Trường Bộ - 34. Kinh Thập thượng

34. Kinh Thập thượng (Dasuttara sutta) _________________ Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I 1.Một thời Thế Tôn trú tại Campa (Chiêm-bà) trên bờ hồ Gaggara (Già-già), cùng với đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị. Rồi tôn giả Sàriputta bảo các vị Tỳ kheo: "Này các Hiền giả Tỷ kheo". "Thưa Hiền giả" các vị Tỷ kheo ấy đáp ứng tôn giả Sàriputta, tôn giả Sàriputta nói như sau: Tôi nói Thập thượng pháp, Pháp đưa đến Niết-bàn, Diệt trừ mọi khổ đau, Giải thoát mọi triền phược.

Kinh Trường Bộ - 33. Kinh Phúng tụng

33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta) Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I 1. Một thời Thế Tôn du hành giữa dân tộc Mallà cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Ngài đến tại thành của dân chúng Mallà tên là Pàvà và trú tại đấy. Thế Tôn trú tại Pàvà trong rừng xoài của thợ rèn Cunda. 2. Lúc bấy giờ, một hội trường tên là Ubbhataka mới được dựng lên giữa dân chúng Mallà, trú ở Pàvà, và hội trường này chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào khác an trú. Dân chúng Mallà ở Pàvà được nghe: "Thế Tôn du hành giữa dân tộc Mallà, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Ngài đến tại Pàvà, trú tại đấy, trong rừng xoài của thợ rèn Cunda". Rồi các vị Mallà ở Pàvà đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các vị Mallà ở Pàvà bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, ở đây một hội trường tên là Ubbhataka mới được dựng lên giữa dân chúng Mallà ở Pàvà, và hội trường này chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người...

Kinh Trường Bộ - 32. Kinh A-sá-nang-chi

32. Kinh A-sá-nang-chi (Atànàtiya sutta) Như vậy tôi nghe. 1. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Bốn Thiên vương sau khi sắp đặt trấn giữ bốn phương với đại quân Yakkha (Dạ-xoa), đại quân Gandhabba (Càn-thát-bà), đại quân Kumbhanda (Cưu-bàn-trà) và đại quân Nàga (Na-già), án ngữ bốn phương, bảo trì bốn phương, trong đêm tối thâm sâu, với hào quang tuyệt diệu chói sáng toàn thể núi Linh Thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Các vị Dạ-xoa, có vị đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có vị nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm, rồi ngồi xuống một bên; có vị nói lên tên họ rồi ngồi xuống một bên; có vị im lặng, rồi ngồi xuống một bên. 2. Sau khi ngồi xuống một bên, đại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn) bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn có những thượng phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn, Bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Th...

Kinh Trường Bộ - 31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt

31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda sutta) Như vậy tôi nghe. 1. Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng. 2. Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực. Thế Tôn thấy Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng. Thấy vậy Ngài nói với Singàlaka, gia chủ tử: - Này Gia chủ tử, vì sao Ngươi dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông... hướng Thượng? - Bạch Thế Tôn, thân phụ con khi gần chết có dặn con: "Này con th...

Kinh Trường Bộ - 30. Kinh Tướng

30. Kinh Tướng (Lakkhana sutta) Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I 1. Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi, rừng thái tử Jeta, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Bạch Thế Tôn", các vị Tỷ-kheo đáp lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: - Này các Tỷ-kheo, những ai có đầy đủ ba mươi hai tướng Ðại Trượng phu này, những vị ấy sẽ chọn hai con đường này thôi, không có con đường nào khác. Nếu sống tại gia sẽ làm vị Chuyển luân Thánh vương, dùng Chánh pháp trị nước, bình định bốn phương, đem lại an toàn cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu trở thành vật sở hữu của vị này, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, gia chủ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Vị này có đến hơn một ngàn thái tử, những bậc anh hùng, chiến thắng, thân thể dõng kiện, nhiếp phục địch quân. Vị này chinh phục quả đất này cho đến hải biên và trị nước với Chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao. Nếu vị này,...

Kinh Trường Bộ - 29. Kinh Thanh tịnh

29. Kinh Thanh tịnh (Pàsàdika sutta) Như vầy tôi nghe. 1. Một thời, Thế Tôn trú giữa giòng tộc Sakya (Thích-ca) trong vườn xoài của một gia đình Thích-ca tên là Vedhannà. Lúc bấy giờ, Nigantha Nàthaputta (Ni-kiền tử) vừa mới tạ thế ở Pàvà. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng - "Ngươi không biết pháp luật này, ta biết pháp luật này. Sao Ngươi có thể biết pháp luật này? Ngươi theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói của ta tương ưng, lời nói Ngươi không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ngươi nói sau; điều đáng nói sau, Ngươi nói trước. Ðiều Ngươi quan niệm trình bày, đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ngươi đã bị thách đố. Ngươi đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ngươi! Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ngươi có thể làm được." Hình như các đệ tử của Nigantha Nàthaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigantha Nàthapu...

Kinh Trường Bộ - 28. Kinh Tự hoan hỷ

28. Kinh Tự hoan hỷ (Sampasàdanìya sutta) Như vầy tôi nghe. 1. Một thời, Thế Tôn ở tại Nàlandà, trong rừng Pàvàrikambavana.  Lúc bấy giờ, tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) đến tại chỗ Thế Tôn ở, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại, không thể có một vị Sa môn, một vị Bà-la-môn khác nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn, sáng suốt hơn Thế Tôn, về phương diện giác ngộ. - Này Sàriputta, lời nói của Ngươi thật là đại ngôn, thật là gan dạ. Ngươi thật là rống tiếng rống con sư tử khi Ngươi nói: "Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại, không thể có một vị Sa môn, một vị Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn, sáng suốt hơn Thế Tôn, về phương diện giác ngộ." Này Sàriputta, có phải Ngươi đã được biết, trong quá khứ, các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác,...

Kinh Trường Bộ - 27. Kinh Khởi thế nhân bổn

27. Kinh Khởi thế nhân bổn (Agganna sutta) Như vầy tôi nghe: 1. Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi (Xá-vệ), Pubbàràma (Thành Tín Viên lâm), ở lầu của Migà ramàtu (Lộc Mẫu Giảng đường). Lúc bấy giờ, Vàsettha và Bhàradvàjà sống giữa các vị Tỷ kheo và muốn trở thành Tỷ kheo. Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. 2. Vàsettha thấy Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi ngôi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Thấy vậy Vàsettha nói với Bhàradvàja: - Này bạn Bhàradvàja, Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Này bạn Bhàradvàja, chúng ta hãy đến yết kiến Thế Tôn. Rất có thể chúng ta được nghe một thời pháp từ Thế Tôn.

Kinh Trường Bộ - 26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống

26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (Cakkavati-Sìhanàda sutta) Như vầy tôi nghe. 1. Một thời Thế Tôn an trú ở Magadha (Ma-kiệt-đà) tại Matulà (Ma-du-la).  Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi chư Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo!". Các vị Tỷ kheo ấy Bạch Thế Tôn: "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Thế Tôn giảng như sau: - Này các Tỷ kheo, hãy sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác!

Kinh Trường Bộ - 25. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống

25. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống (Udumbarikà-Sìhanàda sutta) Như vầy tôi nghe. 1. Một thời, Thế tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Kỳ-xà-quật). Lúc bấy giờ du sĩ Nigrodha (Ni-câu-đà) ở tại vườn của nữ hoàng Udumbarikà (Ưu-đàm-bà-la) dành cho du sĩ đoàn, cùng với đại hội chúng du sĩ, khoảng ba ngàn người. Gia chủ Sandhana (Tán-đà-na), vào buổi chiều đi ra khỏi thành Vương Xá để yết kiến Thế Tôn. Rồi gia chủ Sandhana suy nghĩ: "Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn đang an lặng tịnh cư. Cũng không phải thời để yết kiến chúng Tăng, vì chúng Tăng đang tu tập thiền định. Vậy ta hãy đi đến vườn của nữ hoàng Udumbarika dành cho du sĩ đoàn, để thăm du sĩ Nigrodha." Và gia chủ Sandhana đi đến vườn của nữ hoàng Undumbarika dành cho du sĩ đoàn để thăm du sĩ Nigrodha.

Kinh Trường Bộ - 24. Kinh Ba-lê

24. Kinh Ba-lê (Pàtika sutta) Tụng phẩm I 1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở giữa bộ lạc Malla (Mạt-la), tại Anupiya (A-dật-di), một thành của bộ lạc Mallà. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đắp y vào buổi sáng, cầm y bát vào thành Anupiya để khất thực. Rồi Thế Tôn tự nghĩ: "Thật là quá sớm để vào thành Anupiya khất thực. Ta hãy đến tịnh xá của du sĩ Bhaggava và thăm vị này." Thế Tôn liền đi đến tịnh xá du sĩ Bhaggava. 2. Rồi du sĩ Bhaggava bạch Thế Tôn: - Thế Tôn hãy đến gần! Xin chào đón Thế Tôn. Ðã lâu, Thế Tôn mới có dịp đến đây. Mời Thế Tôn ngồi, đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn. Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, và du sĩ Bhaggava lấy một ghế ngồi khác thấp hơn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ Bhaggava bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, ngày xưa và nhiều ngày xưa nữa, Sunakkhatta (Thiện Tịnh) thuộc bộ lạc Licchavi (Ly-xa tử) đến con và nói như sau: "Này Bhaggava, nay tôi từ bỏ Thế Tôn! Nay tôi không sống dưới sự chỉ dẫn của T...

Kinh Trường Bộ - 23. Kinh Tệ-túc

23. Kinh Tệ-túc (Pàyàsi sutta) 1. Như vầy tôi nghe. Một thời tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đang du hành trong nước Kosala (Câu-tát-la) cùng với Ðại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị, đi đến một đô thị của Kosala tên là Setavyà (Tư-ba-ê). Rồi tôn giả Kumàra Kassapa trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà (Thi-xá-bà). Lúc bấy giờ, vua Pàyàsi (Tệ-túc) cư trú tại Setavyà, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) nước Kosala cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp. 2. Lúc bấy giờ, vua Pàyàsi khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". Các Bà -la-môn và Gia chủ ở Setavyà được nghe: "Sa môn Kumàra Kassapa, đệ tử Sa môn Gotama đang du hành trong nước Kosala cùng với Ðại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị, đã đến Setavyà, trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về tôn giả Kumàra Kassapa đượ...

Kinh Trường Bộ - 22. Kinh Ðại Niệm xứ

22. Kinh Ðại Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta) Tôi nghe như vậy. 1. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) - đô thị của xứ Kuru.  Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo." Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn." Thế Tôn nói như sau: - Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

Kinh Trường Bộ - 21. Kinh Ðế-thích sở vấn

21. Kinh Ðế-thích sở vấn (Sakka-panha sutta) Tụng phẩm I 1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú tại Magadha (Ma-kiệt-đà) phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, (Am-bà-la) trên ngọn núi Vediya (Tỳ-đà Sơn) phía Bắc ngôi làng, trong hang Indasàla (Nhơn-đà-sa-la). Lúc bấy giờ, Thiên chủ Sakka (Ðế-thích) náo nức muốn chiêm ngưỡng Thế Tôn. Rồi Thiên chủ Sakka suy nghĩ: "Nay Thế Tôn ở tại chỗ nào, vị A La Hán, Chánh Ðẳng Giác?" Thiên chủ Sakka thấy Thế Tôn trú tại Magadha, phía Ðông thành Vương Xá tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, trên ngọn núi Vediya, phía Bắc ngôi làng trong hang Indasala. Thấy vậy, Thiên chủ Sakka nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên: - Này Quý vị, Thế Tôn trú ngụ tại Magadha, phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, trên ngọn núi Veidya, phía Bắc ngôi làng, trong hang núi Indasala. Này quí vị, chúng ta hãy đến chiêm ngưỡng Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

Kinh Trường Bộ - 20. Kinh Ðại hội

20. Kinh Ðại hội (Mahàsamaya sutta) 1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích-ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Ðại Lâm (Mahàvana), cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo. 2. Lúc bấy giờ, bốn vị Tịnh Cư thiên (Suddhàvàsa) suy nghĩ như sau: "Thế Tôn nay trú tại bộ lạc Sakka, thành Kapilavatthu, ở Ðại Lâm, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo. Vậy chúng ta hãy đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong mỗi chúng ta sẽ đọc một bài kệ dâng lên Thế Tôn".

Kinh Trường Bộ - 19. Kinh Ðại Ðiển Tôn

19. Kinh Ðại Ðiển Tôn (Mahàgovinda sutta) 1. Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Vương Xá, núi Linh Thứu.  Khi đêm đã gần mãn, Pancasikha (Ngũ Kế), thuộc giòng họ Càn-thát-bà (Gandhabba), với dung mạo đoan chánh, chói sáng toàn vùng núi Linh Thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Pancasikha, thuộc giòng họ Càn-thát-bà bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, những điều con đã tự thân nghe và chấp nhận trước mặt chư Thiên ở Tam thập tam thiên, bạch Thế Tôn con muốn bạch lại Thế Tôn.

Kinh Trường Bộ - 18. Kinh Xa-ni-sa

18. Kinh Xa-ni-sa (Janavasabha sutta) 1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Nàdika (bộ lạc Na-đề-ca) tại Ginjakàvasatha (nhà làm bằng gạch).  Lúc bấy giờ, Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã sống, đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh như bộ lạc Kàsi (Ca-thi), Kosala (Câu-tát-la), Vajjì (Bạt-kỳ), Malla (Mạt-la), Ceti (Chi-đề), Vansa (Bạt-sa), Kuru (Câu-lâu), Pancàla (Ban-giá-la), Maccha (Bà-sá-la) Sùrasena (Mậu-ba-tây-na): - Vị này sanh ra tại chỗ này! Vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nàdika đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà, đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ tận diệt khổ đau. Hơn năm trăm vị Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết ...

Kinh Trường Bộ - 17. Kinh Ðại Thiện Kiến vương

17. Kinh Ðại Thiện Kiến vương (Mahàsudassana sutta) Tụng phẩm I 1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ngụ tại Upavattana (Hồ-bạt-đan) ở Kusinàrà (Câu-thi-la) trong rừng Sà la của giòng họ Mallà, giữa hai cây Sàla song thọ, khi ngài sắp nhập Niết bàn. 2. Lúc ấy, tôn giả Ananda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: - Bạch thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé này, tại đô thị hoang vu này, tại đô thị phụ thuộc này. Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campà (Chiêm-bà), Ràjagahà (Vương Xá) Sàvatthi (Xá-vệ), Sàketa (Sa-kỳ), Kosambi (Kiêu-thưởng-di), Bàrànasi (Ba-la-nại). Thế Tôn hãy diệt độ tại những chỗ ấy. Tại những chỗ ấy có đại chúng Sát đế lỵ, có đại chúng Bà la môn, có đại chúng Gia chủ tin tưởng Như Lai, các vị này sẽ cúng dường thân xá-lợi Như Lai. 3. Này Ananda, chớ có nói như vậy. Này Ananda, chớ có nói đô thị này nhỏ bé, đô thị này hoang vu, đô thị này phụ thuộc. Này Ananda, t...

Kinh Trường Bộ - 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn

16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn (Mahàparinibbàna sutta) Tụng phẩm I 1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Ajàtasattu Vedehiputta (A-xà-thế, con bà Vi-đề-hi), vua nước Magadha (Ma-kiệt-đà), muốn chinh phục dân Vajjì (Bạc-kỳ). Vua tự nói: "Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dầu chúng có uy quyền, có hùng mạnh; ta quyết làm cỏ dân Vajjì; ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì; ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vong". 2. Rồi Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha, nói với Bà-la-môn Vassakara (Vũ-xá), đại thần nước Magadha: - Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, và nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Ngài, vấn an Ngài có thiểu bệnh, thiểu não, khinh an, khỏe mạnh, lạc trú: "Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, vấn an Ngài có thiểu bệnh, thiểu não, khinh an, lạc trú". Và khanh bạch tiếp: "Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha muốn c...

Kinh Trường Bộ - 15. Kinh Ðại duyên

15. Kinh Ðại duyên (Mahànidàna sutta) 1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trụ tại bộ lạc Kuru (Câu-lâu), ở ấp Kuru tên là Kammassadhamma (Kiếm-ma-sắt-đàm).  Tôn giả Ananda (A Nan) đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: - Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng. - Này Ananda, chớ có nói vậy! Này Ananda chớ có nói vậy! Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.