Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 3. Kinh Tương Ưng Bộ

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ con rùa mù

47. VII. Lỗ Khóa (2) (S.v,455) 1) ... 2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. 3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng hay không? -- Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài. 4) -- Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy; còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ để được làm người trở lại. Vì sao?

Kinh Tương Ưng Bộ - Chớ có suy tư về thế giới

41.I. Tư Duy (S.v,446) 1) Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: -- Thuở trước, này các Tỷ-kheo, một người đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng: "Ta sẽ suy tư về thế giới", và người ấy đi đến hồ sen sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgadhà và suy tư về thế giới. 3) Này các Tỷ-kheo, người ấy trên bờ hồ sumàgadhà thấy một đoàn quân với bốn loại binh chủng (voi, ngựa, xe, bộ binh) đi vào trong một củ sen; thấy vậy, người ấy nghĩ: "Có lẽ ta phát cuồng! Có lẽ ta điên loạn! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời".

Kinh Tương Ưng Bộ - Tứ Thánh đế hay Bốn sự thật

35.V. Một Trăm Cây Thương (Sattisata) (S.v,440) 1) ... 2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người tuổi thọ đến một trăm năm, mạng sống đến một trăm năm. Có người đến nói với người ấy: "Này Ông, vào buổi sáng, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Vào buổi trưa, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Vào buổi chiều, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Này Ông, như vậy mỗi ngày Ông bị đâm ba trăm cây thương, với tuổi thọ đến một trăm năm, với mạng sống đến một trăm năm. Sau một trăm năm, Ông sẽ được giác ngộ bốn Thánh đế trước kia chưa được giác ngộ". Này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử hiểu biết nghĩa lý (atthavasikena) có thể chấp nhận chăng? Vì sao?

Kinh Tương Ưng Bộ - Trí tuệ của Như Lai

31.I. Simsapà (S.v,437) 1) Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. 2) Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỷ-kheo: -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng Simsapà? -- Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng Simsapà. 3) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các Ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!

Kinh Tương Ưng Bộ - Trung đạo

11. I. Như Lai Thuyết (1) (S.v,420) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai. 2) Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo: -- Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? 3) Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 4) Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là con đường trung đạo,

Kinh Tương Ưng Bộ - Bốn sự thật

1.I. Ðịnh (S.v,414) 1) Ở Sàvatthi... 2) -- Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết (pajànati). Và như thật rõ biết gì? 3) Như thật rõ biết: "Ðây là Khổ". Như thật rõ biết: "Ðây là Khổ tập". Như thật rõ biết: "Ðây là Khổ diệt". Như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 4) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".

Kinh Tương Ưng Bộ - Giáo giới người sắp chết

54. IV. Bị Bệnh (S.v,408) 1) Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng họ Thích, tại Kapilavatthu, khu vườn các cây bàng. 2) Lúc bấy giờ, nhiều Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn, nghĩ rằng khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ đi du hành. 3) Họ Thích Mahànàma được nghe: "Nhiều Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn và họ nghĩ rằng: "Khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ đi du hành"". Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn: 4) -- Bạch Thế Tôn, con được nghe nhiều Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn và họ nghĩ rằng: "Sau khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ ra đi du hành". Chúng con chưa được tự thân nghe từ Thế Tôn, tự thân lãnh thọ từ Thế Tôn điều này. Bạch Thế Tôn, một cư sĩ có trí bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, cần phải được một cư sĩ có trí giáo giới như thế nào? 5) -- Này Mahànàma, một cư sĩ có trí bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, cần phải được a

Kinh Tương Ưng Bộ - 4 phước đức sung mãn

41. I. Sung Mãn (1) (S.v,399) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc này. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn". Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ nhất. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp... đối với Tăng... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ tư. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc. 4) Với vị Thánh đệ tử thành tựu bốn phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc này, này các Tỷ-kheo, thật không dễ đếm được vô lượng phước đức: "Số lượng như thế này là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc". Chúng chỉ có thể gọi được là vô số, vô lượng, đại uẩn phước đức.

Kinh Tương Ưng Bộ - Phóng dật và không phóng dật

40) X. Nandiyà (S.v,397) 1) Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, trong khu vườn Cây Bàng. 2) Rồi họ Thích Nandiyà đi đến Thế Tôn; sau khi đến... ngồi xuống một bên, họ Thích Nandiyà bạch Thế Tôn: 3) -- Với vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, toàn diện, toàn bộ không có bốn Dự lưu phần này; vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, có thể được gọi là trú phóng dật không? -- Này Nandiyà, với ai toàn diện, toàn bộ không có bốn Dự lưu phần này; người ấy, Ta tuyên bố là người đứng ngoài, trong hàng ngũ kẻ phàm phu.

Kinh Tương Ưng Bộ - Con đường của chư thiên

35. V. Con Ðường Của Chư Thiên (2) (S.v,393) 1) ... 2) -- Có bốn thiên đạo của chư Thiên này, này các Tỷ-kheo, khiến chúng sanh chưa thanh tịnh được thanh tịnh, khiến chúng sanh chưa thuần bạch được thuần bạch. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn". Vị ấy suy tư như sau: "Thế nào là thiên đạo của chư Thiên? Nói rằng không sân hận là tối thượng. Ta không làm hại một ai, các chúng sanh di động hay các chúng sanh không di động. Thật vậy, ta sống thành tựu pháp của thiên đạo". Ðây là thiên đạo thứ nhất của chư Thiên khiến các loài chúng sanh... được thuần bạch.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tắm rửa bên trong

30.X. Lichavi, hay Nandaka (S.v,389) 1) Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, chỗ ngôi nhà có nóc nhọn. 2) Rồi đại thần người Licchavi tên là Nandaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Nandaka, vị đại thần người Licchavi đang ngồi một bên: -- Này Nandaka, thành tựu bốn pháp, một vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu... chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này Nandaka, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh... đưa đến Thiền định. Thành tựu bốn pháp này, này Nandaka, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.

Kinh Tương Ưng Bộ - Năm sự sợ hãi, hận thù; 4 dự lưu phần; Thánh lý

28.VIII. Hận Thù, hay Anàthapindika (3) (S.v,387) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên: 3) -- Khi nào vị Thánh đệ tử, này Gia chủ, làm cho tịnh chỉ năm sự sợ hãi, hận thù (pancabhayàni), thành tựu bốn Dự lưu phần, và nhờ trí tuệ, Thánh lý (nàya) được khéo thấy, được khéo thông đạt, nếu vị ấy muốn, sẽ tự mình tuyên bố về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận các loài bàng sanh; ta đã đoạn tận cõi ngạ quỷ; ta là bậc Dự lưu, không còn thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ". 

Kinh Tưng Ưng Bộ - Bát chánh đạo

26.VI. Ác Giới, hay Anàthapindika (1) (S.v,380) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Lúc bấy giờ, gia chủ Anàthapindika đang bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. 3) Rồi gia chủ Anàthapindika bảo một người: -- Hãy đến, này Bạn. Hãy đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Sàriputta và thưa: "Gia chủ Anàthapindika, thưa Tôn giả, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Sàriputta"; và thưa: "Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Sàriputta đi đến trú xứ của gia chủ Anàthapindika vì lòng từ mẫn!" -- Thưa vâng, Gia chủ. Người ấy, vâng đáp gia chủ Anàthapindika, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên. 4) Ngồi một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sàriputta: -- Gia chủ Anàthapindika, thưa Tôn giả, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Sàriputta, gia chủ thưa: "Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Sàriputta đi đến trú

Kinh Tương Ưng Bộ - Chánh Kiến

24. IV. Sarakàni, hay Saranàni (1) (S.v,375) 1) Nhân duyên ở Kapilavatthu. 2) Lúc bấy giờ, họ Thích Sarakàni mệnh chung và được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chứng quả giác ngộ. 3) Tại đấy, một số đông họ Thích tụ họp lại với nhau, chỉ trích, phê bình, bàn tán: "Thật là lạ lùng ! Thật là hy hữu! Ngày nay ai cũng có thể thành bậc Dự lưu, vì rằng họ Thích Sarakàni đã mệnh chung, được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Họ Thích Sarakàni đã phạm giới và uống rượu". 4) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn: 5) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, họ Thích Sarakàni đã mệnh chung và được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu... chứng quả giác ngộ. Ở đây, bạch Thế Tôn, một số đông họ Thích khi tụ tập lại với nhau, chỉ trích, phê bình, bàn tán: "Thật là lạ lùng! Thật là hy hữu!... Họ Thích Sarakàni đã

Kinh Tương Ưng Bộ - Chớ có sợ

21. I. Mahànàma (1) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. 2) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn: 3) -- Kapilavatthu này, bạch Thế Tôn, là phồn vinh, phú cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ-kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy; con gặp con ngựa cuồng chạy; con gặp người cuồng chạy; con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy; con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sanh thú của con là gì, sanh xứ đời sau chỗ nào?" 4) -- Chớ có sợ, này Mahànàma! Chớ có sợ, này Mahànàma! Không ác sẽ

Kinh Tương Ưng Bộ - Pháp môn Pháp Kính

8. VIII. Giảng Ðường Bằng Gạch (1) (S.v,356) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Nàtika, trong ngôi giảng đường bằng gạch. 2) Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến... bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sàlha đã mạng chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo-ni Nànda mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Sudatta mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Nữ cư sĩ Sujàtà mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? 3) -- Tỷ-kheo Sàlha, này Ànanda, đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Tỷ-kheo-ni Nànda, này Ànanda, mệnh chung, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ chỗ ấy nhập Niết-bàn, không phải trở lui thế giới này. Cư sĩ Sudatta, này Ànanda, do đoạn diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất Lai, sau khi trở lui thế giới này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ

Kinh Tương Ưng Bộ - Lợi cho tự ngã

7. VII. Những Người Ở Veludvàra (S.v,352) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo và đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Veludvàra. 2) Các Bà-la-môn gia chủ ở Veludvàra được nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, đã xuất gia từ gia tộc họ Thích, đang đi du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo và đã đến Veludvàra". Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Sau khi chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn, đầy đủ, trong sạch. Tốt lành thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!" 3

Kinh Tương Ưng Bộ - Bốn dự lưu phần và Sáu minh phần

3. III. Dìghàvu (S.v,344) 1) Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Lúc bấy giờ, cư sĩ Dìghàvu bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. 3) Rồi cư sĩ Dìghàvu thưa với cha là Jotika: -- Hãy đi, thưa Cha, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nhân danh con, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: "Cư sĩ Dìghàvu, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn". Rồi Cha hãy thưa như sau: "Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến nhà cư sĩ Dìghàvu vì lòng từ mẫn!" -- Ðược, này Con. Gia chủ Jotika nghe lời cư sĩ Dìghàvu, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. 4) Ngồi một bên, gia chủ Jotika bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, cư sĩ Dìghàvu bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Vị ấy cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa như sau: "Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến trú xứ cư sĩ Dìghàvu vì lòng từ mẫn!" Thế Tôn im lặng nhận lời.

Kinh Tương Ưng Bộ - Bốn pháp

1. I. Vua (S.v,342) 1-2) Sàvatthi. Ở đấy... nói như sau: 3) -- Dầu cho, này các Tỷ-kheo, một vị Chuyển luân vương làm chủ tể và cai trị bốn châu, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, thế giới này, cộng trú với chư Thiên ở cõi Ba mươi ba; tại đấy, vị ấy trú trong rừng Nandana, được chúng Thiên nữ đoanh vây, được đầy đủ, được cung cấp, được bao bọc năm thiên dục công đức, nhưng không được đầy đủ bốn pháp; tuy vậy, vị ấy chưa được giải thoát khỏi địa ngục, chưa được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, chưa giải thoát khỏi ngạ quỷ, và chưa thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ. 4) Nhưng này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, dầu muốn sống bằng các miếng ăn khất thực, đắp với y nhiều tấm (nantakàni); vị ấy đầy đủ bốn pháp. Và vị ấy được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, được giải thoát khỏi cõi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ. Thế nào là bốn?

Kinh Tương Ưng Bộ - Một pháp

13. III. Ananda (1) (S.v,328) 1-2) Sàvatthi... Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn... Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 3) -- Bạch Thế Tôn, có một pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn pháp? Bốn pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp? Bảy pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn hai pháp? -- Này Ananda, có một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn pháp. Bốn pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp. Bảy pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn hai pháp. 4) -- Một pháp ấy là gì, bạch Thế Tôn, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn pháp? Bốn pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp? Bảy pháp được tu tập được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn hai pháp? -- Này Ananda, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn niệm xứ. Bốn ni