Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đường Xưa Mây Trắng

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 81: Đường xưa mây trắng

Thấy trời đã sáng, đại đức Anuruddha bảo đại đức Ananda: - Sư huynh đãy đi vào thành phố Kusinara và báo cho những người hữu trách biết đức đạo sư của chúng ta đã diệt độ, để họ làm những việc họ thấy cần làm. Đại đức Ananda vâng lời. Thầy khoác áo đi vào thành phố. Những vị chức sắc của bộ tộc Malla đang họp bàn công việc tại trụ sở thị xã. Được đại đức cho biết Bụt đã nhập diệt, tất cả đều lộ vẻ sầu khổ và luyến tiếc.  Họ lập tức bỏ chương trình nghị sự đang bàn và đề cập ngay tới công việc cần làm.  Khi mặt trời lên tới ngọn cây thì tất cả dân chúng trong thành phố đều biết tin Bụt đã nhập diệt tại rừng Sala.  Nhiều người đấm ngực than khóc, tiếc rằng đã không được nhìn mặt  Bụt và làm lễ người trước khi người nhập diệt. Dân chúng kéo nhau ra rừng, người thì đem theo hoa, người thì đem theo hương, người thì đem theo nhạc khí, người thì đem theo vải vóc. Ra tới rừng Sala, họ quỳ lạy và rải hương hoa lên thi thể Bụt để cúng dường.  Để cúng dường,...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 80: Hãy tinh tiến lên để đạt giải thoát!

Khi Bụt và các vị khất sĩ tới được rừng Sala thì trời đã xế chiều.  Bụt bảo thầy Ananda soạn chỗ nằm cho Bụt giữa hai cây sala, rồi Bụt nằm xuống trong thế sư tử tọa, đầu hướng về phương Bắc. Các vị khất sĩ chia nhau ngồi bao quanh Bụt.  Họ biết nội trong đêm nay, tại rừng sala nầy, Bụt sẽ nhập niết bàn. Bụt đưa mắt nhìn rừng cây rồi nói với Ananda: - Nầy Ananda, thầy hãy nhìn xem, bây giờ đâu phải là mùa hoa, mà những cây sala này đang nở hoa trắng xóa.  Hoa rụng trên áo Như lai và trên cả áo các vị khất sĩ, thầy thấy không? Rừng nầy đẹp quá thầy có thấy mặt trời đang ngã về phía Tây và chân trời thật rạng rỡ hay không? Thầy có nghe gió nhẹ rì rào trong các cành sala không? Vạn vật đối với Như lai dễ thương và đằm thắm quá. Này các vị khất sĩ, nếu các vị muốn dễ thương với Như lai, muốn tỏ lòng cung kính và biết ơn Như lai thì các vị chỉ có thể bày tỏ điều đó bằng cách sống đúng chánh pháp và đi trong chánh pháp mà thôi.

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 79: Nấm chiên đàn

Đại đức Ananda tới gần Bụt, ngồi xuống bên người và bạch nhỏ: - Thế Tôn, bốn mươi năm nay con chưa từng thấy người ốm đau nặng nề như kỳ rồi. Hôm Thế Tôn bệnh nặng, con cảm thấy bủn rủn cả chân tay. Đầu óc của con lúc ấy không được sáng suốt và con không thấy được sự việc một cách rõ ràng. Hôm đó ai cũng nghĩ rằng Thế Tôn sẽ không qua khỏi, nhưng con tự hỏi: Đức Thế Tôn chưa di chúc gì hết cho giáo đoàn khất sĩ thì Thế Tôn chưa nhập Niết Bàn đâu. Nhờ nghĩ như vậy mà con không đến nổi nào. Bụt nói: - Nầy Ananda, giáo đoàn khất sĩ còn chờ đợi gì ở Như lai mà thầy bảo là Như lai phải để lại di chúc?  Chánh pháp đã được Như lai giảng bày cặn kẽ cho mọi người, có điều gì mà Như lai còn dấu diếm chưa dạy quý vị đâu? Ananda, chỗ nương tựa của giáo đoàn là chánh pháp; các vị đừng đi tìm một chỗ nương tựa bên ngoài nào khác nữa. Mỗi người phải lấy chánh pháp làm nơi nương tựa, phải sống theo chánh pháp; mỗi người phải là một hòn đảo cho chính mình. Ananda, Bụt, Pháp và Tă...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 78: Hai ngàn chiếc áo vàng trên Núi Thứu

Một buổi chiều nọ, khi Bụt đang đi thiền hành trên triền núi, có hai người võng đại đức Devadatta lên.  Đại đức Devadatta ốm nặng đã mấy năm nay. Đại đức muốn thấy mặt Bụt trước khi qua đời.  Hai người đang khiêng đại đức là hai người trong số sáu người đệ tử còn sót lại.  Trong thời gian ngọa bệnh trên núi Gayasisa, không mấy ai đến thăm đại đức, kể cả những người đã ủng hộ đại đức tích cực nhất ngày xưa.  Suốt thời gian ấy, đại đức đã có nhiều cơ hội nghĩ lại về những đắc thất và về giá trị của hành động mình. Được báo là có đại đức Devadatta lên và xin được gặp, Bụt liền trở về tịnh thất. Đại đức yếu lắm, không ngồi dậy được. Đại đức cũng không nói được nhiều, đại đức chỉ nhìn Bụt, cố gắng chắp tay lại: "Con về nương tựa Bụt", đại đức cố gắng lắm mới nói được những tiếng đó.  Bụt để tay lên trán Devadatta và an ủi đại đức.  Chiều hôm ấy đại đức qua đời. Bây giờ là mùa nắng, trời trong xanh, Bụt đang sắp sửa đi du hành thì có sứ giả của vua Ajatasatt...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 77: Sinh tử là hoa đốm giữa hư không

Mùa an cư hoàn mãn, Bụt cùng Ananda đi hành hóa khắp nơi ở trong xứ Magadha.  Những chốn non xanh nước Bụt đều có tới, nhưng không có nơi nào người không dừng lại để thăm viếng các trung tâm tu học để dạy dỗ và khích kệ các vị khất sĩ và nói pháp thoại cho giới của sĩ. Đại đức Ananda thường được Bụt chỉ cho thấy những cảnh tượng đẹp đẽ.  Đại đức vốn ít để ý đến phong cảnh vì tâm trí mãi lo cho Bụt, Bụt biết như thế nên thường nhắc thầy.  Đại đức nhớ lại trong suốt gần hai mươi năm làm thị giả cho Bụt, Bụt đã chỉ cho thầy xem biết bao nhiêu là cảnh đẹp. Người hay nói: "Nhìn đi, Ananda, núi Thứu đẹp biết bao, khả ái biết bao!", "Nầy Ananda, động Saptapanni đẹp quá!", "Nầy Ananda, Trúc Lâm tu viện dễ thương biết bao!". Có một lần đứng trên đồi, Bụt đã chỉ cho Ananda thấy những thửa ruộng chín vàng bao bọc những bờ cỏ xanh. Người khen cảnh ấy đẹp và bảo đại đức nên phỏng theo mô thức ấy để may áo phước điền sanghati cho các vị khất sĩ. Anand...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 76: Hoa trái của ngày hôm nay

Mùa an cư chấm dứt, các vị khất sĩ và nữ khất sĩ còn chưa kịp lên đường hành hóa thì nghe chiến tranh bùng nổ giữa hai vương quốc Kosala và Magadha. Đại binh của nước Magadha đã vượt sông Hằng đi vào xứ Kasi, thuộc lãnh thổ Kosala. Quốc vương Ajatasattu Videhyputta tự tay thống lãnh binh tướng qua chinh phạt nước Kosala. Tướng lãnh thống suốt cả voi, ngựa, xe và pháo, đang hướng về phía thành Baranasi, thủ phủ xứ Kasi.  Bên phía vương quốc Kosala sau khi được thám tử thông báo, cũng đã chuẩn bị quân đội gồm đủ voi, ngựa, xe và pháp nhắm xứ Kasi tiến tới. Việc binh quá cấp thúc, vua không kịp đến thông báo và từ giã Bụt, vua nhờ thái tử Jeta tới trình mọi sự với Bụt thay vua. Bụt đã từng được thông báo rằng sau khi nghe tin Ajatasattu mưu sát cha để lên ngôi, quốc vương Pasenadi đã tỏ ý phản kháng bằng cách lấy lại lãnh thổ của thục ấp vùng Baranasi mà ngày xưa thượng hoàng đã tặng cho vua Bimbisara như vật hồi môn của công chúa Kosaladevi, khi công chúa về nhà chồng....

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 75: Những giọt nước mắt sung sướng của Sudatta

Mười hôm sau, Bụt khoác y, ôm bát và rời thành Vương Xá. Người đi lên miền Bắc, vượt sông Hằng, tới thăm viếng chúng khất sĩ ở tu viện Trùng Các, rồi người lại lên đường, hướng về thủ đô Savatthi. Mùa mưa sắp tới, và người cần về tu viện Cấp Cô Độc để kịp thời chuẩn bị cho khóa an cư. Theo người có đại đức Ananda, các đại đức Sariputta, Moggallana và khoảng ba trăm vị khất sĩ khác. Tới Savatthi, Bụt về thẳng tu viện Jetavana. Các thầy chờ Bụt ở đây rất đông. Năm nay các vị khất sĩ và nữ khất sĩ về an cư rất đông. Tin tức về những cuộc biến động ở kinh đô Magadha ai cũng đã được nghe. Thấy Bụt về nguyên vẹn và khỏe mạnh, mọi người đều tỏ vẻ mừng vui. Ni sư Khema lãnh đạo một đoàn nữ khất sĩ đến thăm viếng Bụt. Năm nay bà được đưa lên làm vị lãnh đạo tối cao bên ni giới. Ni sư Pajapati đã viên tịch mười năm về trước. Quốc vương Pesanadi nghe Bụt về cũng lập tức đến tu viện thăm người. Vua hỏi thăm Bụt về tình hình ở Rajagaha. Bụt thuật cho vua nghe nhiều chuyện, trong đó có buổi...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 74: Tiếng rú của con voi chúa

Các đại đức Sariputta và Moggallana đã trở về Trúc Lâm sau hơn một tháng cư trú tại Gayasisa với đại đức Devadatta và giáo đoàn mới. Tất cả các vị khất sĩ khác trong tu viện đều mừng rỡ khi thấy hai vị trở về. Họ hỏi thăm hai vị rối rít về tình hình ở Gayasisa. Hai vị chỉ mỉm cười mà không trả lời. Mấy hôm sau, các vị khất sĩ trong giáo đoàn của đại đức Devadatta theo gót hai đại đức Sariputta và Moggallana trở về Trúc Lâm rất đông. Đã có tới trên ba trăm vị bỏ trung tâm Gayasisa để trở về với Bụt. Các vị khất sĩ thường trú tại tu viện vui mừng khôn xiết. Họ tổ chức đón tiếp các vị từ Gayasisa về một cách nồng hậu.  Bốn hôm sau, đại đức Sariputta kiểm điểm lại số lượng các vị khất sĩ đã từ Gayasisa trở về với Bụt. Đại đức đếm được ba trăm tám mươi lăm người. Cùng với Moggallana, đại đức Sariputta hướng dẫn ngót bốn trăm vị khất sĩ này lên núi Linh Thứu. Đứng trên sân tịnh xá, Bụt đã trông thấy đoàn khất sĩ do hai vị đệ tử lớn của Bụt hướng dẫn đang leo dần các bậc đá để lê...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 73: Những vắt cơm dấu trong mái tóc

Một đêm nọ trong khi đang tọa thiền ngoài sân tịnh thất trên núi Linh Thứu. Bụt mở mắt và thấy có người đứng lấp ló sau cây đại thọ, Bụt lên tiếng mời người ấy đến.  Dưới ánh trăng vằng vặc, người ấy đặt gươm xuống sân đất và quỳ xuống lạy Bụt như tế sao. Bụt hỏi: - Ông là ai, đến đây để làm gì? - Con xin lạy sa môn Gotama! Con xin lạy sa môn Gotama! Con vâng lệnh tới đây giết ngài nhưng thấy ngài, con không dám. Con đã cầm gươm định bước tới có hơn mười lần rồi mà không lần nào con dám bước tới. Con quyết định thôi không giết ngài nữa, nhưng con lại sợ nếu con không giết ngài thì khi về, con cũng bị chủ tướng con giết chết. Con chưa biết phải làm sao thì sa môn gọi con. Con xin lạy sa môn Gotama! Con xin lạy sa môn Gotama! Bụt hỏi: - Ai đã sai anh đến giết Như lai? - Chủ tướng của con, nhưng con không dám nói tên chủ tướng của con đâu. - Anh không nói cũng được, nhưng chủ tướng của anh nói với anh như thế nào? - Bạch sa môn, chủ tướng của con chỉ c...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 72: Chống đối im lặng

Thấm thoát mà đã đến ngày Bụt nói pháp thoại tại Trúc Lâm. Kỳ nào quần chúng cũng đi thật đông, có mặt tại buổi pháp thoại cũng có quốc vương Bimbisara, và có cả hoàng thái tử Ajatasattu nữa. Đại đức Ananda để ý thì thấy các vị khất sĩ các nơi về đông lắm, đông gấp hai kỳ trước. Đại đức Devadatta cũng có mặt ở hàng đầu các vị khất sĩ. Đại đức ngồi giữa hai vị Sariputta và Mahakassapa. Cũng như lần trước, sau khi Bụt thuyết pháp xong, đại đức Devadatta đứng dậy, tiến lên, chắp tay lễ Bụt và nói: - Thế Tôn, người đã dạy các vị khất sĩ nên sống theo các nguyên tắc thiểu dục và tri túc, bỏ dần các ham muốn và sống thật đơn giản với những điều kiện vật chất tối thiểu. Con xin đề nghị một quy chế năm điểm để thực hiện các nguyên tắc thiểu dục và tri túc đó: • Điểm thứ nhất, các vị khất sĩ chỉ ở suốt đời trong rừng hoặc trong vườn cây mà không được về ngủ ở ngoài thành phố hay trong thôn xóm. • Điểm thứ hai, các vị khất sĩ chỉ đi khất thực suốt đời mà không được đáp lời mời c...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 71: Nghệ thuật lên dây đàn

Mùa an cư hoàn mãn, Bụt lên đường về miền Nam. Người ghé thăm vườn Nai Migaradava ở Isipatana, phía Bắc thành phố Baranasi, nơi người đã nói pháp thoại Tứ Diệu Đế, pháp thoại đầu tiên của người. Quang cảnh ở đây đã đổi khác. Một cái tháp lớn đã được dân chúng địa phương dựng lên để kỷ niệm lần đầu tiên bánh xe chánh pháp được chuyển xoay.  Mới đó mà ba mươi sáu năm đã đi qua, bánh xe chánh pháp đã được chuyển xoay liên tục trong mười sáu năm và chánh pháp đã được lan truyền đến mọi nơi, trên khắp lưu vực sông Hằng. Tại vườn Nai, một giảng đường đã được tạo lập và các vị khất sĩ cư trú tu học rất là đông đảo. Sau khi thăm hỏi, thuyết pháp và khích lệ đại chúng, Bụt lên đường đi Gaya. Người ghé Uruvela thăm cây bồ đề năm xưa. Cây bồ đè càng ngày càng xanh tốt. Nhiều tịnh thất đã được dựng lên trong vùng. Vua Bimbisara đang chuẩn bị cho xây một ngôi tháp kỷ niệm nơi Bụt thành đạo. Bụt ghé vào thôn xóm để chơi với bọn trẻ con. Những đứa trẻ năm nay không khác gì những đứa trẻ ...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 70: Bụt từ đâu tới và sẽ đi về đâu?

Một hôm nọ, khi trời đang cơn mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Vị du sĩ này tên là Uttiya. Đại đức Ananda tiến dẫn ông vào gặp Bụt. Thầy giới thiệu vị du sĩ, nhắc ghế mời ông ngồi, rồi đi lấy khăn để ông lau khô đầu tóc và mình mẩy. Uttiya hỏi Bụt: - Sa môn Gotama, thế giới là còn mãi hay là sẽ có khi bị hoại diệt?  Bụt mỉm cười, nói: - Du sĩ Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó. Uttiya hỏi: - Thế giới là có biên giới hay không có biên giới? - Tôi cũng không trả lời câu hỏi đó. - Vậy thì thân thể và linh hồn là một hay là hai? - Câu hỏi này tôi cũng xin phép không trả lời. - Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay là mất? - Câu hỏi nầy tôi cũng xin phép không trả lời. - Hay ngài nghĩ rằng sau khi chết, ngài vừa còn mà cũng vừa mất? - Du sĩ Uttiya, câu hỏi đó, tôi cũng không trả lời. Uttiya ngạc nhiên. Ông nói: - Câu nào tôi hỏi, sa môn Gotama cũng không trả lời. Tại sao thế?  Vậy hỏi câu nào sa môn Gotama ...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 69: Chim cút và chim ưng

Tuy chưa bị Bụt gọi riêng để quở trách lần nào, thầy Svastika vẫn biết rằng mình còn có rất nhiều khiếm khuyết trong nếp sống phạm hạnh và thầy cũng biết rằng Bụt thấy hết những khiếm khuyết ấy. Nếu Bụt không rầy hoặc chưa rầy có lẽ là vì Bụt thấy thầy có để tâm hộ trì sáu căn, tuy sự hộ trì này chưa được nghiêm mật. Mỗi lần thấy vị khất sĩ hay nữ khất sĩ nào bị quở trách, Svastika thường xem như chính mình bị quở trách, vì vậy thầy có nhiều cơ hội để tập thúc liễm thân tâm. Nhất là mỗi khi thầy Rahula được Bụt gọi lại giáo hóa là thầy Svastika xem như là chính mình được Bụt gọi. Thầy Rahula đã bước những bước thật vững chãi trên con đường tiến tu phạm hạnh và điều nầy là một trợ duyên cho sự tu học của thầy Svastika.  Có một lần thầy Svastika ngồi tâm sự với thầy Rahula trong một cụm rừng về sự may mắn được xuất gia theo Bụt của mình. Thầy nói thầy đã được nếm hương vị tịnh lạc và giải thoát rồi thì không còn thấy nếp sống ngoài thế gian là vui thích nữa. Thầy Rahula bảo: ...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 68: Ba cánh cửa nhiệm mầu

Rời miền biển Bụt trở về Pataliputta, ghé Vesali và đi lên hướng Tây Bắc, quê hương của người. Khi tới Samagama, thuộc nội địa vương quốc Sakya. Bụt nghe nói vị giáo chủ của giáo phái Nigantha là Nathaputta đã qua đời, và giáo đoàn du sĩ Nigantha đã bị chia rẽ trầm trọng làm hai cánh. Hai bên chống đối nhau rất kịch liệt về mặt giáo lý cũng như về mặt tổ chức khiến cho giới đệ tử tại gia của họ rất đau khổ, không biết theo ai. Chú sa di Cunda thị giả của đại đức Sariputta đã tới gặp đại đức Ananda và kể lại những chuyện trên, vì trong khi an cư ở Pava, chú đã nghe hết mọi chi tiết. Thầy Ananda liền đem câu chuyện chia rẻ của giáo phái Nigantha bạch lên Bụt. Thầy nói, giọng rầu rầu: - Lạy Bụt, con mong sau khi người diệt độ, sẽ không có sự chia rẽ trong hàng ngũ giáo đoàn khất sĩ như thế. Con không ưa sự chia rẽ và tranh chấp một chút nào hết. Bụt vỗ vai Ananda: - Nầy Ananda, thầy có thấy các vị khất sĩ trong giáo đoàn ta tranh chấp và cãi vả nhau về nội dung ...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 67: Nước biển chỉ có vị mặn

Mùa an cư năm ấy hoàn mãn, nhiều vị đại đức lên từ giã Bụt để đi hoằng hóa ở các địa phương. Đại đức Punna, vốn là một trong những vị giảng sư nổi tiếng của giáo đoàn khất sĩ, trình với Bụt là đại đức có ý về quê để hành đạo.  Sinh quán của đại đức là đảo Sunaparanta, ở ngoài khơi biển Đông, Bụt hỏi: - Tôi nghe nói vùng đó là một vùng chưa được khai hóa, những giống dân cư trú tại đó tính tình hung dữ và các vụ bạo động thường xảy ra luôn, không biết là thầy về đó hành đạo có tiện hay không. Đại đức Punna bạch: - Lạy Bụt, chính vì họ chưa được khai hóa cho nên chúng ta phải tới để giúp họ. Chính vì họ hung dữ và bạo động nên chúng ta phải đem đạo từ bi và phép hành xử bất bạo động đến. Con nghĩ là con có thể thành công ở đó được.

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 66: Bốn núi bao quanh

Một buổi sáng tinh sương, đại đức Moggallana tìm đến Bụt, hai mắt ướt đẫm, Bụt hỏi duyên cớ. Đại đức thưa: - Thế Tôn, trong giờ thiền tọa đầu hôm qua, con đã nghĩ đến mẹ của con, và con đã dùng định lực để quán chiếu về nỗi nhớ niềm thương của con đối với mẹ. Con biết là trong thời niên thiếu đã có đôi lần con làm cho mẹ con buồn, nhưng con cũng biết đó không phải là nguyên do của nỗi buồn thấm thía của con. Nỗi buồn thấm thía của con phát sinh từ ý nghĩ là con không làm được gì để giúp mẹ con lúc bà còn sống, và con cũng không làm được gì để giúp mẹ con sau khi bà đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, nghiệp chướng của mẹ con rất nặng. Hồi sinh tiền, bà đã từng tạo ra nhiều ác nghiệp. Con biết rằng bây giờ những ác nghiệp ấy vẫn còn theo đuổi và tiếp tục làm cho mẹ con khổ đau. Trong giờ thiền định con thấy hình ảnh này, con thấy con đi thăm mẹ con ở một nơi thật tối tăm, ẩm thấp. Mẹ con than đói, bà gầy ốm như một bóng ma. Con lấy cơm trong bình bát dâng lên, mẹ con bốc cơm ăn, nhưng k...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 65: Không “có” cũng không “không”

Sau buổi pháp thoại này, đại đức Svastika thấy nhiều thầy có vẻ trầm ngâm, riêng đại đức thấy mình chưa nắm vững được những điều Bụt dạy. Đại đức tâm niệm sẽ cố gần gũi các vị đại đức lớn để học hỏi thêm, qua những lời luận đàm của họ. Trong buổi pháp thoại kế tiếp, đại đức Ananda được phép đại diện các thầy đặt lên những câu hỏi để Bụt trả lời. - Bạch Thế Tôn, thế nào là thế giới? Thế nào là vạn hữu? - Ananda, thế giới (loka) là sự tập hợp của tất cả những gì có tính biến chuyển và tàn hoại (paloka). Vạn hữu tuy sum la nhưng tất cả đều bao hàm trong mười tám lãnh vực: đó là sáu căn, sáu trần, và sáu thức. Sáu căn, như các vị đã biết là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và ý tưởng. Sáu thức là cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm và cái ý. Ngoài mười tám lãnh vực đó mà ta gọi là thập bát giới, không còn có gì nữa. Tất cả mười tám cái ấy đều có tính sinh diệt và biến hoại, cho nên tôi đã định nghĩa thế giới là sự tập hợp c...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 64: Vòng sinh tử không có bắt đầu

Một hôm đang ngồi ở vườn Bhesakala ở Sumsumaragira, Bụt bảo các vị khất sĩ: - Này các vị, tôi muốn nói để các vị nghe về tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân. Tám điều này đã từng được đại đức Anurudha chiêm nghiệm và nói tới. Hồi tôi gặp đại đức tại Vườn Tre xứ Ceti, nơi đại đức ẩn cư. Đây là tám điều mà những bậc giác ngộ có thể đem ra dạy dỗ và giáo hóa để đưa người từ cõi mê lầm đến bờ giải thoát. • Điều thứ nhất là giác ngộ rằng vạn pháp là vô thường và vô ngã. Quán sát về tính vô thường và vô ngã của vạn pháp thì tránh được khổ đau và dần dần đạt tới giải thoát và an lạc. • Điều thứ hai là giác ngộ rằng càng nhiều ham muốn thì càng nhiều khổ đau. Giảm bớt ham muốn tức là làm cho đời bớt khổ. • Điều thứ ba là giác ngộ rằng tri túc đem tới an lạc. Biết sống đơn giản thì sẽ có thì giờ và tâm lực để tu đạo và để giúp đời. • Điều thứ tư là giác ngộ rằng chỉ có sự tinh cần mới đưa ta đến quả vị giác ngộ. Lười biếng và hưởng thụ chỉ đưa đến sự đọa lạc vào thế giới...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 63: Đường về biển cả

Trên đường đi, Bụt ghé vào thị trấn Alavi. Tại đây người được dân chúng đón tiếp và cúng dường trai phạn tại một trú sở công cộng. Đi theo Bụt có tám vị khất sĩ trong đó có thị giả của người là Ananda.  Sau khi Bụt và các vị khất sĩ đã thọ trai, mọi người đều ngồi lại ăn uống.  Hôm ấy đến dự có khoảng ba trăm người. Cơm nước đã xong, đại đức Ananda thỉnh Bụt nói pháp cho quần chúng. Mọi người đã ngồi yên sẵn sàng nghe Bụt nói, thì một bác nông dân đẩy cửa bước vào. Bác đã đến trễ, vì sáng hôm nay bác phải đi tìm một con trâu lạc. Tìm được trâu rồi, bác đóng cửa chuồng trâu và vội vã tìm tới trụ sở buổi họp, chưa kịp bỏ một hạt cơm nào vào bụng.  Biết bác nông dân đang đói, Bụt không thuyết pháp vội. Người bảo đem cơm và cà ri ra để bác nông dân ăn trước. Có người sốt ruột, bảo rằng ba trăm người mà phải chờ một người thì quá đáng, nhưng Bụt nhất định chờ. Người chờ cho bác nông dân ăn cơm và uống nước xong mới bắt đầu thuyết pháp. Người nói: - Thưa quý vị, nếu tô...

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 62: Đừng Vội Tin Cũng Đừng Vội Bài Bác

Mùa an cư hoàn mãn, đại đức Sariputta đến từ biệt Bụt để lên đường hành hóa, Bụt chúc đại đức lên đường bình yên, thân thể và tâm trí nhẹ nhàng, không gặp quá nhiều khó khăn trên đường giáo hóa. Đại đức Sariputta cảm tạ và lên đường ngay sau đó. Trưa hôm ấy có một vị khất sĩ lên tìm Bụt và phàn nàn với người là thầy đã bị đại đức Sariputta hất hủi. Bụt hỏi hất hủi như thế nào. Vị khất sĩ ấy đáp: - Con hỏi thầy ấy đi đâu, thầy ấy đã không thèm trả lời mà lại còn xô con ngã rồi bỏ đi không thèm xin lỗi. Bụt bảo Ananda: - Chắc Sariputta chưa đi xa đâu. Ananda, hãy nhờ một vị sa di đi tìm đại đức Sariputta về. Tối hôm nay chúng ta sẽ tập họp đại chúng ở giảng đường Jeta. Đại đức Ananda vâng mệnh. Chiều hôm ấy đại đức Sariputta trở về tu viện với vị sa di. Thầy lên trình diện Bụt.  Bụt bảo: - Sariputta, tối hôm nay chúng ta sẽ họp tại giảng đường, có vị khất sĩ buộc tội thầy đã xô ngã thầy ấy và bỏ đi không thèm xin lỗi. Các đại đức Moggallana và Ananda chiề...