Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Kinh Trung Bộ

Kinh Trung Bộ - 152. Kinh Căn tu tập

152. Kinh Căn tu tập (Indriyabhàvanà sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Kajangala, tại Mukheluvana. Rồi thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pasariya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pasariya đang ngồi một bên: -- Này Uttara, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử không? -- Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử. -- Nhưng này Uttara, Bà-la-môn Pasariya thuyết về căn tu tập cho các đệ tử như thế nào? -- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, không nên thấy sắc với mắt, không nên nghe tiếng với tai. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya thuyết căn tu tập cho các đệ tử. -- Nếu là như vậy, này Uttara, theo như lời nói của Bà-la-môn Pasariya, người mù sẽ là người có căn tu tập, người điếc sẽ là người có căn t

Kinh Trung Bộ - 151. Kinh Khất thực thanh tịnh

151. Kinh Khất thực thanh tịnh (Pindapàtapàrisuddhi sutta) Như vầy tôi nghe.  Một thời, Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa). Rồi Tôn giả Sariputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sariputta đang ngồi một bên: -- Này Sariputta, các căn của Ông rất sáng suốt, sắc da của Ông thanh tịnh trong sáng. Này Sariputta, Ông nay đang phần lớn an trú với loại an trú nào? -- Bạch Thế Tôn, con nay đang phần lớn an trú với Không trú. -- Lành thay, lành thay! Này Sariputta, Ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc Ðại nhân. Này Sariputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh. Do vậy, này Sariputta, nếu Tỷ-kheo ước mong rằng: "Mong rằng tôi nay phần lớn an trú với sự an trú không tánh", thời này Sariputta, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khấ

Kinh Trung Bộ - 150. Kinh Nói cho dân Nagaravinda

150. Kinh Nói cho dân Nagaravinda (Nagaravindeyya sutta) Như vầy tôi nghe. Môt thời, Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo và đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Nagaravinda. Các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda được nghe như sau: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ gia tộc Sakka (Thích-ca), đang du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo và đã đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Nagaravinda. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn

Kinh Trung Bộ - 149. Ðại kinh Sáu xứ

149. Ðại kinh Sáu xứ (Mahàsalàyatanika sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng Ðại Kinh Sáu Xứ. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: -- Này các Tỷ-kheo, không biết, không thấy như chơn mắt; không biết, không thấy như chơn các sắc; không biết, không thấy như chơn nhãn thức; không biết, không thấy như chơn nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; không biết, không thấy như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với mắt, ái trước đối với các sắc, ái trước đối với nhãn thức, ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ b

Kinh Trung Bộ - 148. Kinh Sáu sáu

148. Kinh Sáu sáu (Chachakka sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm) tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta sẽ nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh, tức là sáu sáu. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. (Tóm lược) Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Sáu nội xứ cần phải được biết. Sáu ngoại xứ cần phải được biết. Sáu thức thân cần phải được biết. Sáu xúc thân cần phải được biết. Sáu thọ thân cần phải được biết. Sáu ái thân cần phải được biết.

Kinh Trung Bộ - 147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la

147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la (Cùlaràhulovàda sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anathapindika. Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: "Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rahula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc". Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Savatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rahula và nói: -- Này Rahula, hãy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Rahula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn. Lúc bấy giờ, hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".

Kinh Trung Bộ - 146. Kinh Giáo giới Nandaka

146. Kinh Giáo giới Nandaka (Nandakovàda sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Mahapajapati Gotami cùng với khoảng năm trăm Tỷ-kheo-ni đi đến bên Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Mahapajapati Gotami bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giáo giới cho Tỷ-kheo-ni! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giảng dạy cho Tỷ-kheo-ni! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni! Lúc bấy giờ, các Thượng tọa (Trưởng lão) Tỷ-kheo thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Nhưng Tôn giả Nandaka không muốn thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Ananda và nói: -- Này Ananda, hôm nay đến phiên ai giáo giới Tỷ-kheo-ni? -- Bạch Thế Tôn, chính là phiên của Nandaka thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nandaka không muốn thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Nandaka: -- Này Nandak

Kinh Trung Bộ - 145. Kinh Giáo giới Phú-lâu-na

145. Kinh Giáo giới Phú-lâu-na (Punnovàda sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Tôn giả Punna (Phú-lâu-na), vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punna bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt cho con, để con có thể, sau khi nghe Thế Tôn, sống một mình, nhàn tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. -- Vậy này Punna, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Punna vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú, dục hỷ sanh; và này Punna, Ta nói rằng, từ sự tập khởi

Kinh Trung Bộ - 144. Kinh Giáo giới Channa

144. Kinh Giáo giới Channa (Channovàda sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc-lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa). Lúc bấy giờ Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất), Tôn giả Mahacunda (Ðại Chu-na) và Tôn giả Channa (Xiển-đà) cùng trú ở Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Tôn giả Channa bị bệnh, đau khổ, bị trọng bệnh. Rồi Tôn giả Sariputta, vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahacunda, sau khi đến, nói với Tôn giả Mahacunda: -- Chúng ta hãy đi, này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi đến Tôn giả Channa để hỏi thăm bệnh trạng. -- Thưa vâng, Hiền giả.

Kinh Trung Bộ - 143. Kinh Giáo giới Cấp Cô Ðộc

143. Kinh Giáo giới Cấp Cô Ðộc (Anàthapindikovàda sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana, (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc gọi một người: -- Hãy đến đây, này Bạn. Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch như sau: "Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn". Rồi đi đến Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả Sariputta vì lòng từ mẫn, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc"." -- Thưa vâng, Tôn giả.

Kinh Trung Bộ - 142. Kinh Phân biệt cúng dường

142. Kinh Phân biệt cúng dường (Dakkhinàvibhanga sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú giữa dòng họ Sakka (Thích-Ca), ở Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ), tại tinh xá Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên). Rồi Mahapajapati Gotami (Củ đàm Nữ Ma-ha-ba-xà-bà-đề), đem theo một cặp y mới, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahapajapati Gotami bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt đặc biệt cho Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy nhận lấy cho con. Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Mahapajapati Gotami: -- Này Gotami, hãy cúng dường Tăng chúng. Bà cúng dường Tăng chúng, thời Ta sẽ được cung kính, và cả Tăng chúng cũng vậy.

Kinh Trung Bộ - 141. Kinh Phân biệt về Sự thật

141. Kinh Phân biệt về Sự thật (Saccavibhanga sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Baranasi (Ba la nại), Isipatana (chỗ chư Tiên đọa), tại Migadaya (Lộc Uyển). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế. Thế nào là bốn? Sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ Khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Tập khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt đạo Thánh đế. Vô thượng Pháp luân, này các Tỷ-kheo, đã được Thế T

Kinh Trung Bộ - 140. Kinh Giới phân biệt

140. Kinh Giới phân biệt (Dhàtuvibhanga sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn du hành ở xứ Magadha (Ma- kiệt-đà), đi đến Rajagaha (Vương xá), đến nhà thợ gốm Bhaggava; sau khi đến nói với thợ gốm Bhaggava: -- Này Bhaggava, nếu không gì phiền phức cho Ông, Ta muốn ở tại chỗ này một đêm. Bạch Thế Tôn không có gì phiền phức cho con. Ở đây đã có một vị xuất gia đến ở từ trước rồi. Nếu vị ấy thỏa thuận, bạch Thế Tôn, hãy ở lại tùy theo sở thích. Lúc bấy giờ, Thiện gia nam tử Pukkusati, do lòng tin, y cứ Thế Tôn đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy đã đến ở trước tại trú xứ của thợ gốm. Rồi Thế Tôn đi đến Tôn giả Pukkusati; sau khi đến nói với Pukkusati: -- Này Tỷ-kheo, nếu không gì phiền phức cho Ông, Ta muốn ở lại trú xứ này một đêm. -- Rộng rãi, thưa Hiền giả, là trú xứ của thợ gốm. Tôn giả có thể ở, tùy theo sở thích.

Kinh Trung Bộ - 139. Kinh Vô tránh phân biệt

139. Kinh Vô tránh phân biệt (Aranavibhanga sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về Vô tránh phân biệt. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích. Sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, không tán thán,

Kinh Trung Bộ - 138. Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết

138. Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết (Uddesavibhanga sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Tổng thuyết và Biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai.

Kinh Trung Bộ - 137. Kinh Phân biệt sáu xứ

137. Kinh Phân biệt sáu xứ (Salàyatanavibhanga sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" --"Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông phân biệt sáu xứ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Có sáu nội xứ cần phải biết. Có sáu ngoại xứ cần phải biết. Có sáu thức thân cần phải biết. Có sáu xúc thân cần phải biết. Có mười tám ý hành cần phải biết. Có ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết. Tại đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này, có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng. Trong các bậc Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là bậc Vô thượng Ðiều ngự sư,

Kinh Trung Bộ - 136. Ðại kinh Nghiệp phân biệt

136. Ðại kinh Nghiệp phân biệt (Mahàkammavibhanga) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc. Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi trú tại một cái cốc trong rừng. Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta tiêu dao tản bộ, tuần tự du hành, đi đến Tôn giả Samiddhi; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Samiddhi những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Potaliputta thưa với Tôn giả Samiddhi: -- Này Hiền giả Samiddhi, trước mặt Thế Tôn, tôi tự thân nghe, tự thân ghi nhận như sau: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật. Và có một Thiền chứng (samapatti), do thành tựu Thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì". -- Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Chớ có phỉ báng Thế Tôn; phỉ báng Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy: "Hư

Kinh Trung Bộ - 135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Cùlakammavibhanga sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn: -- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu? Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người tr

Kinh Trung Bộ - 134. Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả

134. Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả (Lomasakangiyabhaddekaratta sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Lomasakangiya trú ở giữa dòng họ Sakya (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tinh xá Nigrodha (Ni Câu Luật). Rồi Thiên tử Candana sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tinh xá Nigrodha, đi đến Tôn giả Lomasakangiya, sau khi đến liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Candana thưa với Tôn giả Lomasakangiya: -- Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không? -- Này Hiền giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không? -- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Gi

Kinh Trung Bộ - 133. Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả

133. Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả (Mahàkaccànabhaddekaratta sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại Tinh xá Tapoda. Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi, thức dậy vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, vị ấy đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến, liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên Thần ấy thưa Tôn giả Samiddhi: -- Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không? -- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không? -- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả kh