Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyện Kể Đạo Phật

Chuyện Kể Đạo Phật - Bước tới cái chết

Bác sĩ Elisabeth Kubbler-Ross, một chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu về trường hợp của những người chết trong một thời gian ngắn rồi sống lại (Near Death Experience), đã đưa ra năm giai đoạn tâm lý mà đa số người sắp chết thường trải qua, đó là: phủ nhận, tức giận, mặc cả, chán nản, chấp nhận .

Chuyện Kể Đạo Phật - Chương trình Tâm

Tâm như máy vi tính Khi chúng ta mua một máy vi tính mới, nó thường được cài gắn sẵn những chương trình (program) như Windows XP, Vista, hoặc Windows 7 và một số các nhu liệu (software) như Microsoft Office, Windows Media Player, Internet Explorer, Norton Antivirus, v.v... Những nhu liệu hay program này có cái rất cần thiết, có những cái không cần thiết và có cái chẳng bao giờ chúng ta có dịp xài đến. Sau khi mua về, từ từ chúng ta cài đặt thêm nhiều chương trình mới, những trò chơi mới, và cộng thêm những dữ kiện (data) như bài vở, phim ảnh, điện thư (email) ngày càng chồng chất trong ổ đĩa cứng. Và như thế máy của ta ngày càng chạy chậm đi và nhiều khi còn bị tấn công bởi tin tặc (hacker) và virus. Nếu không biết dọn dẹp, gỡ bỏ những chương trình không cần thiết thì máy sẽ chạy chậm lại. Nếu không biết đề phòng ngăn chặn tin tặc và virus thì máy sẽ bị hư hỏng hoàn toàn. Tâm của chúng ta cũng tương tự như một máy vi tính. A lại da thức (hay tàng thức) có thể ví như ổ đĩa cứng

Chuyện Kể Đạo Phật - Không phải lỗi tại tôi

Đây là chuyện có thật, xảy ra tại tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ. Tại một nhà thương nọ, các bác sĩ đã giải phẫu một người đàn ông bị bệnh mập phì, gắn vào một cái vòng thắt bao tử để giúp ông bớt ăn nhiều. Sau cuộc giải phẫu vài ngày và bắt đầu lại sức, ông đứng dậy đi lang thang trong hành lang của nhà thương để tìm nhà bếp. Khi thấy được nhà bếp thì ông đi thẳng tới cái tủ lạnh to tướng, mở ra và ăn ngấu nghiến tất cả đồ ăn để trong đó. Vì ăn quá mức nên cái vòng thắt bao tử của ông tét ra, làm chảy máu nội thương. Thế là bác sĩ phải mổ lại lần thứ nhì cứu ông thoát chết. Nhưng ai ngờ sau đó ông quay ngược lại kiện nhà thương và bác sĩ. Ông nói: "Tôi bị mổ lần thứ nhì không phải lỗi tại tôi mà là lỗi của nhà thương và bác sĩ đã không biết khóa cái tủ lạnh lại".

Chuyện Kể Đạo Phật - Ghim trong lòng

Khi bị người nào đó nói hay làm gì trái ý, tổn thương thì chúng ta thường nhớ dai và nhớ hoài. Khi ngồi yên hoặc có dịp thì trong tâm lại đem những lời nói, hành động, cử chỉ của người đó chiếu lại cho ta xem và ta ngoan ngoãn ngồi xem chăm chú. Tệ hơn nữa, sau mỗi lần như vậy, sự buồn giận của ta càng tăng và ta lại tiếp tục oán hận người đó. Nhiều khi sự việc đó đã xảy ra cả chục năm trước, bây giờ người kia đã thay đổi tính tình hoặc đã chết rồi, nhưng cuốn phim cũ trong tâm ta mỗi lần chiếu lại, nó vẫn mới tinh như các phim đĩa DVD hiện nay. Nực cười thay, chúng ta không nhận ra điều làm mình khổ không phải người kia mà là chính mình. Chính mình cho phép cái tâm lôi phim cũ ra chiếu, chính mình suy nghĩ, nhớ hoài chuyện cũ. Dù người khác có mắng chửi, hạ nhục, đối xử tệ bạc với mình hôm qua hay hôm kia, nhưng nếu bạn lỡ uống nhằm "thuốc lú" quên hết thì hôm nay đâu có khổ. Không biết bạn có đồng ý chăng? Nếu đồng ý thì nên quay trở về điều chỉnh, dạy dỗ cái tâm của m

Chuyện Kể Đạo Phật - Phước Đức và Công Đức

Phước đức và công đức Nhiều người thắc mắc về sự khác biệt giữa công đức và phước đức. Nhất là sau khi nghe cuộc đối thoại giữa vua Lương Võ Đế và tổ Bồ Đề Đạt Ma. Đa số trong các kinh, hai danh từ phước đức và công đức thường được dùng như nhau và mang cùng ý nghĩa. Thí dụ một kinh ngắn như "Kinh 42 chương ", chương thứ 10 "Hoan hỷ bố thí tất được phước", đức Phật dạy: "Thấy người tu đạo bố thí mà hoan hỷ trợ giúp thì sẽ được phước rất lớn"; chương 11 "Sự gia tăng của công đức", trong việc bố thí thức ăn, đức Phật dạy: "Đãi 100 người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi 1000 người thiện ăn, không bằng đãi một người trì ngũ giới ăn. Đãi một vạn người trì ngũ giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu đà hoàn ăn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu đà hoàn ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tư đà hàm ăn ...". Như vậy thì bố thí cúng dường thức ăn cho 100 người ác cũng cho ra công đức nhưng ít hơn là cúng cho một người thi

Chuyện Kể Đạo Phật - Đừng quên cái chính

Có một phụ nữ nghèo trên tay bồng một đứa bé lang thang đi xin ăn. Đi ngang qua một cái hang nọ, bà bỗng nghe một giọng nói huyền bí. Giọng nói này hình như vang lên từ trong tâm bà: "Hãy vào đây lấy tất cả những gì ngươi muốn, nhưng đừng quên cái chính. Và hãy nhớ một điều: sau khi ngươi trở ra thì cửa hang sẽ đóng lại vĩnh viễn. Tuy vậy, hãy lợi dụng cơ hội hiếm có này và nhớ đừng quên cái chính". Người phụ nữ đi vào hang, thấy trong đó có rất nhiều bảo vật quý giá. Lóa mắt bởi vàng bạc, châu báu, nữ trang, bà đặt vội đứa bé xuống đất và nhanh tay thâu lượm tất cả những gì bà có thể nhét vào quần áo. Lúc đó tiếng nói huyền bí kia lại vang lên: "Ngươi chỉ có tám phút để lấy mà thôi". Tám phút trôi qua như chớp mắt, người phụ nữ khệ nệ ôm vác đầy người và quàng trên vai vàng bạc, châu báu cùng đá quý, bước nhanh ra khỏi hang động và cửa hang đóng lại vĩnh viễn. Ngay lúc đó bà sực nhớ tới thằng bé còn nằm trong hang và không có cách nào trở vô lại. Bà vứ

Chuyện Kể Đạo Phật - Cái gì quý giá hơn?

Giá trị của đồ vật có lúc tăng lúc giảm, nhưng giá trị của không gian không bao giờ giảm. Nếu cần mua một cái ly để uống nước thì bạn mua cái không gian (sức chứa) bên trong cái ly hay là chất thủy tinh bên ngoài? Có bao giờ bạn nghĩ về điều này không? Nếu ai đưa cho bạn một đống thủy tinh vụn thì bạn có thấy giá trị gì không? Nhưng khi đống thủy tinh vụn đó được nấu chảy và đúc thành một cái ly thì bạn sẽ mua ngay. Bạn mua vì nó có ích lợi, và ích lợi của nó nằm ở đâu? Nằm ở sức chứa tức là khoảng không và rỗng của nó, nhờ đó bạn mới có thể rót nước vào mà uống. Vậy thì giá trị thật sự của cái ly chính là khoảng không gian bên trong nó. Cho dù cái ly được làm bằng sắt, bằng vàng, bằng bạc, hay bằng sứ thì giá trị thật sự của nó vẫn là cái không gian (sức chứa) bên trong nó. Nhưng nếu ai hỏi bạn cái ly nào quý giá nhất? Chắc chắn bạn sẽ trả lời là cái ly bằng vàng. Tại sao người ta xem vàng, bạc, kim cương là đồ quý và đắt tiền? Bởi vì mọi người đều quan niệm những thứ gì

Chuyện Kể Đạo Phật - Quy Y Tam Bảo

Thần tượng sụp đổ Trên đường tầm thầy học đạo, chúng ta không biết thầy nào hay thầy nào dở, nên hễ nghe ai nói thầy nào nổi tiếng, giảng hay là chúng ta tìm đến. Tìm một vị thầy nổi tiếng không có gì sai quấy, nhưng chúng ta cần phải vận dụng tánh linh và lý trí để xem xét lời dạy của thầy đó có đem lại lợi ích cho mình và người hay không? Khi bị khổ đau, phiền não mà nghe được một vị thầy nào đó giảng hay, chúng ta thường nghĩ là theo học với thầy đó sẽ cứu mình hết khổ. Thầy giảng hay là chuyện của thầy, còn mình có hết khổ hay không là chuyện của mình. Nghe giảng xong thì phải đem ra áp dụng tu tập để chuyển hóa khổ đau. Vì thế trong bài sám Tịnh độ của kinh Nhật tụng có câu: "Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ, chúng con khổ nguyện xin tự độ". Muốn hết khổ thì chính mình phải tu tập. Đức Phật chỉ là người chỉ đường (đạo sư), còn đi hay không là chuyện của mình. Đức Phật dạy khi học đạo phải "y pháp bất y nhân" để phòng ngừa đệ tử chạy theo vị thầy vì

Chuyện Kể Đạo Phật - Tứ động tâm

Là Phật tử, chắc ai cũng mong ước ít nhất một lần trong đời được qua Ấn Độ chiêm bái Tứ động tâm, bốn di tích lịch sử của đức Phật: 1. Vườn Lâm tỳ ni (Lumbini), nơi Phật đản sinh. 2. Bồ đề đạo tràng (Bodhgaya), nơi Phật thành đạo. 3. Vườn Lộc uyển (Varanasi), nơi Phật chuyển pháp luân. 4. Câu thi na (Kushinagar), nơi Phật nhập Niết bàn.

Chuyện Kể Đạo Phật - Ăn chim trĩ

Một người nọ bị bệnh nan y, đã chạy chữa nhiều thầy thuốc mà không hết. Một hôm có người bạn đến thăm, biết bệnh của anh chỉ cần ăn chim trĩ là sẽ khỏi nên ân cần dặn anh mỗi ngày nhớ ăn chim trĩ. Sau khi người bạn ra về, ngày nào anh cũng nói luôn miệng: "ăn chim trĩ, ăn chim trĩ, ăn chim trĩ, ... Một tuần sau, người bạn trở lại thăm thấy anh vẫn còn bệnh, hỏi ra mới biết mỗi ngày anh chỉ lập đi lập lại câu "ăn chim trĩ" chứ chưa hề ăn chim trĩ và cũng không biết hình dáng chim trĩ ra sao. Người bạn bèn lấy giấy bút ra vẽ hình con chim trĩ đưa cho anh và bảo anh phải đi mua con chim giống như vậy mà ăn thì sẽ khỏi bệnh. Sau khi người bạn ra về, mỗi ngày anh lấy giấy bút ra vẽ lại hình con chim trĩ rồi bỏ vào miệng nhai nuốt.

Chuyện Kể Đạo Phật - Thuyêt pháp và nghe pháp

Đức Phật xưa kia thuyết pháp tùy theo căn cơ người nghe, Ngài không có dạy độc nhất một pháp môn. Sau thời Phật nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài, dù đã chứng thánh quả nhưng không đủ trí tuệ như Ngài, nên không thể nói pháp tùy theo căn cơ người nghe. Ai tu tập pháp môn nào thì chỉ biết giảng dạy pháp môn đó, đây là lý do phát sinh ra nhiều tông phái và phái nào cũng cho là mình thực hành đúng nhất với lời dạy của Phật. Đến thời nay cũng thế, vẫn có những người tuyên dương pháp môn của mình là đúng, là hay nhất. Thí dụ người vợ thích ăn cá kho và muốn chồng con cũng phải ăn cá kho giống mình thì mới hài lòng. Người nào không thích cá kho thì mình ghét. Người tu Thiền mà muốn ép người khác tu Thiền giống mình thì cũng giống như bà vợ kia. Người tu Tịnh độ mà muốn người khác phải theo Tịnh độ và nghĩ Tịnh độ là hay nhất, hợp thời nhất thì cũng giống như bà vợ thích cá kho.

Chuyện Kể Đạo Phật - Nghề vợ chồng

Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi, đã ném bốn đứa con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Theo tin tức thì hai vợ chồng anh thường cãi nhau suốt ngày, hầu như không ngày nào mà hàng xóm không nghe vợ chồng anh to tiếng mắng chửi nhau. Ngoài việc xung đột, bất đồng ý kiến với vợ, anh còn uống rượu và xài thuốc kích thích, nên không kềm chế nổi cơn sân. Vào ngày nói trên, sau khi cãi nhau với vợ, anh xách bốn đứa con lên xe và đem ra cầu liệng xuống biển, sau đó cảnh sát đã tìm được xác của bốn đứa trẻ này. Khi ra tòa anh đã thú tội và nhận án tử hình. Câu chuyện này đã làm rung động giới truyền thông Mỹ nói chung và giới cộng đồng Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, những chuyện vợ chồng xung đột, cãi vả, mắng chửi hoặc đánh nhau bể đầu, chảy máu không phải chuyện lạ, nhưng ở một xứ văn minh như Hoa Kỳ mà xảy ra đưa tới án mạng giết bốn đứa con thơ như vậy quả thật là khủng khiếp . Ở đời nam, nữ lớn lên cưới

Chuyện Kể Đạo Phật - Thương ghét

Đa số người thường, suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét. Thương thì chăm lo, chiều chuộng, ôm giữ. Ghét thì hất hủi, xa lánh, đẩy ra. Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo. Thương thì thương cả đường đi, ghét thì ghét cả tông ti họ hàng. Tất cả những nghiệp ân oán, oan gia đều do thương ghét mà ra, bởi vì thương là sự biểu lộ của tâm tham, và ghét là sự biểu lộ của tâm sân. Do đó thương ghét càng nhiều thì tham, sân càng tăng và đương nhiên dẫn đến đau khổ và bất an.

Chuyện Kể Đạo Phật - Tranh Chấp

Tranh Chấp Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Sau đây là ba trường hợp: 1. Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng và người kia lỗi 100%. 2. Người bắt đầu học đạo, biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi 50%. 3. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%.

Chuyện Kể Đạo Phật - Hạnh phúc xả ly

Ở đời người ta thường cho hạnh phúc là có được cái này, cái kia: có nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp, con ngoan, có tài sản, quyền thế, v.v... Khi chưa có thì muốn có, làm đủ mọi cách để cho có. Có rồi thì sợ mất hoặc xem thường rồi lại muốn có cái khác. Nếu có không được thì buồn phiền, bất mãn, khổ sở. Người biết tu thì thấy "không có" là một hạnh phúc. Không có ở đây là do trí tuệ quán chiếu thấy mọi sự phiền toái đều do ham muốn mà ra. Bởi thế người tu không muốn có, nếu đã có rồi thì tập xả ly. Vì những thứ "có" trên thế gian này đều là ràng buộc. Tuy nhiên đối với những người chưa có, chưa thỏa mãn được những mong ước, thèm khát, còn mải mê chạy theo vật chất thì xả ly là một việc thật khó làm, vì họ chưa có thì lấy gì mà xả bỏ. Đức Phật khi còn là thái tử đã có vợ con, vàng bạc, của cải, cung phi mỹ nữ, đầy đủ vật chất mà trong lòng vẫn nặng trĩu âu lo, không cảm thấy hạnh phúc. Do đó ngài mới xả bỏ ra đi tìm chân lý, tìm hạnh phúc chân thật. Trong k

Chuyện Kể Đạo Phật - Nguyên nhân khổ đau

Nguyên nhân khổ đau 1 Trong Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), phần Tập đế thường nói nguyên nhân của đau khổ là 10 phiền não căn bản: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Nhiều người học đạo không nhớ nổi 10 danh từ trên, và dù có nhớ đi nữa cũng chưa chắc hiểu rõ ý nghĩa. Qua kinh nghiệm cá nhân, tôi xin tóm tắt lại thành một thứ cho dễ nhớ: "Nguyên nhân của khổ đau là muốn sự vật phải theo ý mình". Một câu đơn giản trên bao gồm 10 phiền não gốc. Khi tiếp xúc cảnh trần, tâm khởi lên ưa cái này, muốn cái kia, như muốn có nhiều tiền, muốn giàu có, muốn nổi danh, muốn vợ đẹp, muốn quyền hành, muốn cái này, muốn cái kia, tất cả những cái muốn đó đều được thúc đẩy bởi tâm tham. Khi cái muốn được thỏa mãn thì lòng tham lại tăng trưởng, có một thì muốn hai, có hai thì muốn mười, và có rồi thì sợ mất, phải lo lắng ôm giữ, cất dấu. Nhưng khi những cái muốn không được thỏa mãn thì tâm sân nổi lên, giận người này, tức ngư

Chuyện Kể Đạo Phật - Thước đo người tu

Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều bậc thầy nổi tiếng, nhưng những điều này có chứng minh là mình tu giỏi và tu đúng hay không? Để tự xét mình tu đúng hay không, chúng ta có thể dựa vào bốn tiêu chuẩn tối thiểu sau đây mà đo: 1. Tánh tham: ưa thích tài sản, danh lợi và sắc dục. 2. Tánh sân: gặp cảnh trái ý, nghịch lòng thì dễ nổi sân. 3. Tánh kiêu căng ngã mạn: thích khoe khoang, xem mình tài giỏi hơn người khác. 4. Chấp ngã sở: cho thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết. Bốn điều trên đương nhiên là ai cũng còn nếu chưa chứng quả A la hán, nhưng nếu tu đúng thì càng ngày những tánh này phải yếu dần đi.

Chuyện Kể Đạo Phật - Giới luật

Giới luật được đặt ra để giúp hành giả tu tâm sửa tánh, tránh những điều lầm lỗi đưa đến đau khổ cho mình và kẻ khác. Thọ giới nhiều là điều rất tốt nhưng nhiều khi không nhớ hết để mà giữ. Giới luật tuy nhiều nhưng ta có thể tóm tắt lại trong một giới căn bản sau đây: "Không nghĩ xấu và nói xấu kẻ khác". Không nghĩ xấu và nói xấu kẻ khác tức là tu tâm và tu miệng. Ở đời ai cũng muốn hạnh phúc sung sướng, nhưng sao cứ gặp khổ đau? Đó chỉ vì chúng ta không chịu tu sửa tận gốc (tức là sửa tâm ý), mà chỉ chú trọng những hình thức nghi lễ bề ngoài. Trong Kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu có nói: "Tâm dẫn đầu các pháp và làm chủ mọi hành động. Nếu nói hay làm với tâm ô nhiễm, khổ đau sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo".

Chuyện Kể Đạo Phật - Buông xả gánh nặng

Trong buổi thuyết trình về "Điều hòa sự căng thẳng", một giáo sư cầm ly nước đưa lên và hỏi thính chúng: "Ly nước này nặng khoảng bao nhiêu?" Nhiều người trả lời khoảng từ 20g đến 50g. Giáo sư nói tiếp: "Nó nặng chính xác là bao nhiêu không quan trọng. Vấn đề ở chỗ quý vị có thể cầm nó trong bao lâu?" "Nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một giờ thì tay tôi sẽ bị đau. Và nếu tôi cầm nó suốt một ngày thì chắc quý vị phải gọi xe cứu thương tới!" "Trong ba trường hợp trên, sức nặng của nó vẫn y nguyên, nhưng nếu tôi cầm càng lâu thì nó càng nặng". Giáo sư tiếp: "Đó chính là lý do vì sao cần phải biết điều hòa sự căng thẳng. Nếu chúng ta cứ vác trên vai suốt ngày những gánh nặng thì không sớm thì muộn, những gánh nặng đó sẽ trở thành nặng hơn cho tới lúc vai chúng ta bị gãy". "Trở lại với ly nước, tôi cần phải để nó xuống một lúc cho đỡ mỏi rồi mới cầm lên lại. Khi

Chuyện Kể Đạo Phật - Giây phút hiện tại đẹp tuyệt vời?

Giây phút hiện tại đẹp tuyệt vời ? Đa số những người sống ở Âu Mỹ, có đầy đủ tiện nghi vật chất nhưng vẫn cảm thấy đau khổ, bất mãn, bởi họ thường sống với quá khứ hoặc tương lai mà quên đi hiện tại. Khi có dịp đến với đạo Phật, nhất là pháp môn thiền quán, tu tập chánh niệm một thời gian thì họ cảm thấy yêu đời, biết thưởng thức những niềm vui giản dị và tìm lại được hạnh phúc trong đời thường. Rồi từ đó họ cho rằng tu thiền "chánh niệm" thì giây phút hiện tại sẽ trở nên đẹp tuyệt vời. Câu hỏi được đặt ra là phải chăng tất cả những người tu thiền "chánh niệm" đều thấy giây phút hiện tại đẹp tuyệt vời? Tất cả pháp thiền của Phật giáo, dù Nam tông hay Bắc tông cũng đều dạy "chánh niệm". Nhưng nếu thực hành "chánh niệm" theo truyền thống Thiền Minh Sát hay Tứ Niệm Xứ thì hành giả sẽ nhận ra rằng giây phút hiện tại không có gì gọi là đẹp. Vì càng chánh niệm theo dõi hơi thở, hoặc sự phồng xẹp của bụng, hoặc sự sinh diệt của cảm thọ thì