Chuyển đến nội dung chính

Kinh Trường Bộ - 20. Kinh Ðại hội

20. Kinh Ðại hội
(Mahàsamaya sutta)
Kinh Trường Bộ - Kinh Ðại hội
1. Như vậy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích-ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Ðại Lâm (Mahàvana), cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.

2. Lúc bấy giờ, bốn vị Tịnh Cư thiên (Suddhàvàsa) suy nghĩ như sau: "Thế Tôn nay trú tại bộ lạc Sakka, thành Kapilavatthu, ở Ðại Lâm, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo. Vậy chúng ta hãy đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong mỗi chúng ta sẽ đọc một bài kệ dâng lên Thế Tôn".

3. Rồi chư Thiên ấy, nhanh như nhà lực sĩ duỗi cánh tay co lại, hay co cánh tay duỗi ra, biến mất từ Tịnh Cư thiên và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Chư Thiên ấy đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, một vị Thiên đọc bài kệ trước Thế Tôn:

Ðại hội tại Ðại Lâm
Chư Thiên đồng tụ tập.
Chúng con đến Pháp hội
Ðảnh lễ chúng Bất Thắng.

Rồi một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:

Tại đây chúng Tỷ-kheo
Thiền định, tâm chánh trực.
Như chủ xe nắm cương,
Bậc trí hộ các căn.

Lại một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:

Như khóa gãy, chốt tháo,
Cửa trụ bị đào lên.
Sống thanh tịnh, có mắt
Như voi khéo điều phục.

Lại một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:

Những ai quy y Phật,
Sẽ không đọa ác thú,
Sau khi bỏ thân người,
Sẽ sanh làm chư Thiên.

4. Rồi Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, phần lớn chư Thiên mười phương thế giới tụ họp để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, những vị nào trong thời quá khứ đã là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, những vị này được một Thiên chúng tối thắng tụ hội xung quanh, như Ta hiện nay vậy. Này các Tỷ-kheo, những vị nào trong thời vị lai sẽ là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, những vị này cũng sẽ được một Thiên chúng tối thắng tụ hội xung quanh, như Ta hiện nay vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ tuyên bố danh tánh của chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ cáo tri danh tánh của chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng danh tánh của chư Thiên. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn! - Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn.

5. Thế Tôn giảng như sau:

Bài kệ Ta sẽ giảng
Chư Thiên trú Thiên giới,
Những vị trú hang núi,
Tâm tịnh, an thiền định.

Như sư tử, tuy nằm
Làm hoảng sợ quần sanh,
Tâm tư thuần tịnh bạch,
Trong sáng, không cấu uế.

Biết hơn năm trăm vị,
Họp tại Ca-tỳ-la
Bậc Ðạo Sư thuyết giảng
Chúng đệ tử thích nghe:

"Các Tỷ-kheo, hãy xem
Chư Thiên chúng đến gần".
Nghe lời dạy đức Phật
Ðại chúng nhiệt tình xem.

6.
Và hiện ra trước chúng
Thấy rõ hàng phi nhân
Kẻ thấy trăm thiên thần,
Ngàn thần, và hơn nữa.

Kẻ thấy bảy mươi ngàn
Toàn các bậc phi nhân.
Kẻ thấy vô lượng vị,
Cùng khắp mọi phương hướng.

Với pháp nhãn thấy rõ
Và phân biệt tất cả
Bậc Ðạo Sư thuyết giảng,
Chúng đệ tử thích nghe:

"Các Tỷ-kheo hãy xem,
Chư Thiên chúng đến gần".
Ta sẽ theo thứ lớp
Thuyết kệ cho người nghe.

7.
Bảy ngàn loại Dạ-xoa
Trú tại Ca-tỳ-la,
Có thần lực hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Sáu ngàn từ Tuyết Sơn
Dạ-xoa đủ sắc mặt
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo

Ba ngàn từ Sàtà,
Dạ-xoa đủ sắc mặt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Như vậy mười sáu ngàn
Dạ-xoa đủ sắc mặt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

8.
Năm trăm từ Vessà
Dạ-xoa đủ sắc mặt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Kumbhira, Vương Xá,
Trú tại Vepulla,
Hơn trăm ngàn Dạ-xoa,
Hầu hạ vây xung quanh.
Kumbhira, Vương Xá
Cũng đến họp rừng này.

9.
Vua Dhatarattha (Trì Quốc Thiên vương)
Trị vì tại phương Ðông,
Chúa tể Càn-thát-bà
Bậc đại vương danh tiếng.

Vị này có nhiều con,
Ðại lực, tên Indra
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Quốc vương Virùlha (Tăng Trưởng Thiên vương).
Trị vì tại phương Nam,
Chúa tể Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)
Bậc đại vương danh tiếng,
Vị này có nhiều con,
Ðại lực, tên Indra
Có thần lực, hào quang.
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Vua Virùpakkha, (Quảng Mục Thiên vương)
Trị vì tại phương Tây,
Chúa tể loài Nàgà
Bậc đại vương danh tiếng.
Vị này có nhiều con
Ðại lực, tên Indra,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Quốc vương Kuvera, (Ða Văn Thiên vương)
Trị vì tại phương Bắc,
Chúa tể, loài Dạ-xoa,
Bậc đại vương, danh tiếng.
Vị này có nhiều con,
Ðại lực, tên Indra,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Trì Quốc vương, phương Ðông
Tăng Trưởng vương, phương Nam
Quảng Mục vương, phương Tây,
Ða Văn vương, phương Bắc,
Bốn bậc đại vương này,
Khắp cả bốn phương trời,
Cùng đứng, chói hào quang,
Khắp rừng Ca-tỳ-la.

10.
Cũng đến các bộ hạ,
Giả dối và xảo quyệt,
Màyà, Kutendu, Vetandu, Vitu,
Vituca, Candana, Kàmasettha,
Kinnughandu,
Nighandu chín vị đến.

Panàda, Opamanna, Màtdi,
(người đánh xe chư Thiên).
Càn-thát-bà Cittasena;
Vua Nala, Janesabha
Pancasikha, Timbarù,
Suriyavaccasà cũng đến.

Như vậy cả vua chúa,
Cùng với Càn-thát-bà,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo!

11.
Từ Nàbhasa, Vesàli, Tacchakà,
Các Nàgà cũng đến.
Kambala, Assatara, Pàyàgà,
Cũng đến với quyến thuộc.

Các Nàgà có danh tiếng,
Dhatarattha và Yàmunà cũng đến.
Eravana, Long vương,
Cũng đến tại ngôi rừng.

Những thiên điểu nhị sanh,
Với cặp mắt thanh tịnh,
Mãnh liệt chống Long vương,
Nay bay đến ngôi rừng.

Tên chúng là Citrà,
Và tên Supannà.
Long vương không sợ hãi,
Nhờ ơn Phật an toàn
Với những lời nhẹ nhàng,
Chúng tự khuyên bảo nhau,
Nàgà, Supannà (Kim Sí điểu)
Ðều đến quy y Phật.

12.
Asura ở biển,
Bị sét Kim Cang thủ,
Anh của Vàsava,
Có thần lực danh xưng.

Kàlakanjà, dị hình, (Tu-la)
Dànaveghasà, Vepacitti
Cùng với Sucitti,
Với Pahàràda, ác quỷ Namucì.
Cùng con của Bali,
Ðặt tên Veroca.
Huy động toàn quân lực,
Dâng cho vị thủ lãnh.

Ràhu nói: "Mong thay
Pháp hội được an toàn.
Phó hội chúng Tỷ-kheo
Ðều đến tại rừng này".

13.
Thần nước, đất, lửa, gió,
Cũng đến Varunà,
Với thủy tộc, Soma,
Cả Yasa cũng đến.

Chư Thiên Từ Bi sanh
Có danh xưng cũng đến
Mười vị thiên tộc này
Dung mạo thật dị biệt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

14.
Venhù, Sahali,
Asamà, Yamà,
Chư Thiên thuộc Nguyệt tộc,
Vị thủ lãnh cũng đến.

Chư Thiên thuộc Nhật tộc
Vân thần tên Manda,
Quần tinh vị thủ lãnh
Vàsava, Vasù
Thần Sakka cũng đến.

Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng.
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

15.
Sahavhù cũng đến,
Với đầu lửa đỏ rực,
Aritthakà, Rojà,
Như bông hoa Ummà
Varunà, Sahadhammà,
Accutà, Anejakà
Sùleyya-rucirà,
Vàsavanesi cũng đến.

Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

16.
Samànà, Mahàsamànà,
Mànusà, Mànusuttamà,
Khiddà-padùsikà, Mano-padùsikà
Harayo, Lohita-vàsino,
Pàragà, Mahà-Pàragà
Có danh xưng cũng đến.

Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng,
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

17.
Sukkà, Karumhà,
Arunà, Veghanasà
Odàta-gayhà,
Vicakkhanà cũng đến,
Sadàmattà, Hàragaja,
Missakà có danh xưng cũng đến.

Pajjunna thần sét,
Làm mưa khắp mọi phương.
Mười vị Thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt,
Có thần lực hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

18.
Khemiyà, Tusità, Yamà,
Danh xưng Katthakà, Lambitakà,
Thủ lãnh các Làmà,
Jotinàmà, Asava,
Tha Hóa Tự Tại thiên,
Hóa Lạc thiên cũng đến.

Mười vị thiên tộc này,
Dung mạo thật dị biệt,
Có thần lực, hào quang,
Có sắc tướng, danh xưng
Hoan hỷ đến rừng này,
Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

19.
Sáu mươi Thiên chúng này,
Với diện mạo dị biệt,
Theo danh tộc chúng đến,
Cũng nhiều vị khác nữa.
Nói rằng: "Sanh đã tận,
Then cài không còn nữa.

Bộc lưu đã vượt qua,
Ðã thành bậc Vô Lậu.
Chúng con thấy vị ấy,
Như voi vượt bộc lưu,
Như trăng thoát mây tối".

20.
Subrahmà, Paramatta,
Con các vị thần lực,
Sanamkumàra Tissa,
Ðến hội tại ngôi rừng.

Ðại Phạm thiên, chúa tể,
Ngự trị ngàn Phạm giới,
Thác sanh có hào quang,
Dị hình có danh xưng,

Mười đấng Tự Tại đến,
Ngự trị mỗi mỗi cõi,
Giữa vị này Hàrita,
Cũng đến với đồ chúng.

21.
Tất cả đều cùng đến,
Với Indra, Phạm thiên,
Ma quân cũng tiến đến,
Xem Hắc quỷ ngu si.

"Hãy đến và bắt trói,
Những ai bị tham triền,
Hãy bao vây bốn phía,
Chớ để ai thoát ly!"

Như vậy Ðại Tướng quân,
Truyền lệnh đoàn Hắc quỷ,
Với bàn tay vỗ đất,
Tiếng dội vang khiếp đảm.

Như trong cơn giông tố,
Sấm chớp và mưa rào,
Nó liền thối quân lui,
Phẫn nộ nhưng bất lực.

22.
Với pháp nhãn thấy rõ,
Và phân biệt tất cả,
Bậc Ðạo Sư thuyết giảng,
Chúng đệ tử thích nghe:

"Ma quân đã tiến đến;
Tỷ-kheo hãy biết chúng".
Nghe lời dạy đức Phật,
Ðại chúng tâm nhiệt tình.

Kẻ thù đã bỏ đi,
Xa vô tham, vô úy.
Tất cả đều chiến thắng,
Vô úy và vô xưng!
Ðệ tử những vị này,
Danh xưng, tâm hoan hỷ.

Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy trích từ Kinh Trường Bộ
Do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali




Nghe kinh trên Youtube:



Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.