Chuyển đến nội dung chính

Kinh Trường Bộ - 32. Kinh A-sá-nang-chi

32. Kinh A-sá-nang-chi
(Atànàtiya sutta)
Kinh Trường Bộ - Kinh A-sá-nang-chi
Như vậy tôi nghe.

1. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Bốn Thiên vương sau khi sắp đặt trấn giữ bốn phương với đại quân Yakkha (Dạ-xoa), đại quân Gandhabba (Càn-thát-bà), đại quân Kumbhanda (Cưu-bàn-trà) và đại quân Nàga (Na-già), án ngữ bốn phương, bảo trì bốn phương, trong đêm tối thâm sâu, với hào quang tuyệt diệu chói sáng toàn thể núi Linh Thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Các vị Dạ-xoa, có vị đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có vị nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm, rồi ngồi xuống một bên; có vị nói lên tên họ rồi ngồi xuống một bên; có vị im lặng, rồi ngồi xuống một bên.

2. Sau khi ngồi xuống một bên, đại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn) bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn có những thượng phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn, Bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, có những hạ phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn, có những hạ phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, nhưng phần lớn các Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn. Thế Tôn thuyết pháp để từ bỏ sát sanh, thuyết pháp để từ bỏ trộm cắp, thuyết pháp để từ bỏ tà dâm, thuyết pháp để từ bỏ nói láo, thuyết pháp để từ bỏ không uống các loại rượu. Bạch Thế Tôn, tuy vậy phần lớn các Dạ-xoa đều không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ trộm cắp, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói láo, không từ bỏ uống các loại rượu. Ðối với họ, Pháp ấy không được ưa thích, không được đón mừng. Bạch Thế Tôn, có những đệ tử của Thế Tôn, sống trong chốn thâm sâu cùng cốc, ít tiếng, ít động, có gió mát từ ngoài đồng thổi, che dấu không cho người thấy, thích hợp tịnh tu. Tại chỗ ấy, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng lời dạy Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, hãy học chú Atànàtiyarakkha (A-sá-nang-chi Hộ Kinh) để học được lòng tin, để các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ có thể sống an lạc, được che chở, được hộ trì không bị tại họa.

Thế Tôn im lặng chấp thuận.

3. Rồi đại vương Vessavana, biết được Thế Tôn đã chấp thuận, trong giờ phút ấy, đọc lên bài Atànàtiya Hộ Kinh:

Ðảnh lễ Vipassi (Tỳ-bà-thi),
Sáng suốt và huy hoàng! 
Ðảnh lễ đấng Sikhi (Thi-khí) 
Có lòng thương muôn loài! 
Ðảnh lễ Vessabha (Tỳ-xá-bà), 
Thanh tịnh, tu khổ hạnh! 
Ðảnh lễ Kakusandha (Câu-lâu-tôn), 
Vị nhiếp phục ma quân! 
Ðảnh lễ Konàgamana, (Câu-na-hàm) 
Bà-la-môn viên mãn! 
Ðảnh lễ kassapa (Ca-diếp), 
Vị giải thoát muôn mặt! 
Ðảnh lễ Angirasa, 
Vị Thích tử huy hoàng, 
Ðã thuyết chơn diệu pháp, 
Diệt trừ mọi khổ đau! 
Ai yểm ly thế giới, 
Nhìn đời đúng như chơn, 
Vị ấy không hai lưỡi, 
Bậc vĩ đại thanh thoát. 
Cùng đảnh lễ Gotama, 
Lo an lạc Nhơn Thiên 
Trì giới đức viên mãn! 
Bậc vĩ đại thanh thoát! 

4.
Mặt trời sáng mọc lên,
Vầng thái dương tròn lớn, 
Khi mặt trời mọc lên, 
Ðêm tối liền biến mất. 
Khi mặt trời mọc lên 
Liền được gọi là ngày. 
Biển cả hải triều động, 
Như hồ nước thâm sâu. 
Ở đấy mọi người biết, 
Chính biển cả hải triều, 
Dân chúng gọi phương ấy 
Là phương Purimà, (phương Đông). 
Vị trị vì phương ấy, 
Bậc đại vương danh xưng, 
Chư loài Càn-thát-bà, 
Danh gọi Dhatarattha (Trì Quốc Thiên vương). 
Càn-thát-bà hầu quanh, 
Hưởng múa hát của họ. 
Vua này có nhiều con, 
Ta nghe chỉ một tên, 
Tám mươi và mười một, 
Ðại lực, danh Inda. 
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn, 
Thuộc giòng họ mặt trời. 
Từ xa, họ lễ Phật, 
Bậc vĩ đại thanh thoát. 
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân! 
Ðảnh lễ bậc Thượng nhân! 
Thiện tâm nhìn chúng con, 
Phi nhơn cũng lễ Ngài". 
Ðã nhiều lần, nghe hỏi, 
Nên đảnh lễ như vậy, 
"Quý vị xin đảnh lễ, 
Gotama chiến thắng! 
Chúng con xin đảnh lễ, 
Gotama chiến thắng! 
Ðảnh lễ Gotama, 
Bậc trí đức viên mãn". 

5.
Họ được gọi Peta,
Nói hai lưỡi, sau lưng, 
Sát sanh và tham đắm, 
Ðạo tặc và man trá, 
Dân chúng gọi phương ấy, 
Là phương Dakkhinà (phương Nam). 
Vị trị vì phương ấy, 
Bậc đại vương, danh xưng, 
Chủ loài Kumbhanda (Cưu-bàn-trà) 
Danh gọi Virùlhaka (Tỳ-lâu-lặc). 
Kumbhanda hầu quanh, 
Hưởng múa hát của họ. 
Vua này có nhiều con, 
Ta nghe chỉ một tên, 
Tám mươi và mười một, 
Ðại lực, danh Inda. 
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn, 
Thuộc giòng họ mặt trời. 
Từ xa, họ lễ Phật, 
Bậc vĩ đại thanh thoát. 
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân! 
Ðảnh lễ bậc Thượng nhân! 
Thiện tâm nhìn chúng con, 
Phi nhơn cũng lễ Ngài". 
Ðã nhiều lần, nghe hỏi, 
Nên đảnh lễ như vậy, 
"Quý vị xin đảnh lễ, 
Gotama chiến thắng! 
Chúng con xin đảnh lễ, 
Gotama chiến thắng! 
Ðảnh lễ Gotama, 
Bậc trí đức viên mãn". 

6.
Mặt trời sáng lặn xuống,
Vầng thái dương trong lớn. 
Khi mặt trời lặn xuống. 
Ban ngày liền biến mất. 
Khi mặt trời lặn xuống, 
Liền được gọi là đêm. 
Biển cả hải triều động, 
Như hồ nước thâm sâu, 
Ở đây mọi người hết, 
Chính biển cả hải triều, 
Dân chúng gọi phương ấy, 
Là phương Pacchimà (phương Tây). 
Vị trị vì phương ấy, 
Bậc đại vương, danh xưng. 
Chủ các loài Nàgà, 
Danh Virùpakkha (Tỳ-lâu-bác-xoa). 
Loài Nàgà hầu quanh, 
Hưởng múa hát của họ. 
Vua này có nhiều con, 
Ta nghe chỉ một tên, 
Tám mươi và mười một, 
Ðại lực, danh Inda. 
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn, 
Thuộc giòng họ mặt trời. 
Từ xa, họ lễ Phật, 
Bậc vĩ đại thanh thoát. 
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân! 
Ðảnh lễ bậc Thượng nhân! 
Thiện tâm nhìn chúng con, 
Phi nhơn cũng lễ Ngài". 
Ðã nhiều lần, nghe hỏi, 
Nên đảnh lễ như vậy, 
"Quý vị xin đảnh lễ, 
Gotama chiến thắng! 
Chúng con xin đảnh lễ, 
Gotama chiến thắng! 
Ðảnh lễ Gotama, 
Bậc trí đức viên mãn". 

7.
Bắc Lô Châu (Uttarakurù) an lạc
Ðại Neru (Tu-di) đẹp đẽ. 
Tại đấy, mọi người sống 
Không sở hữu, chấp trước. 
Họ không gieo hột giống, 
Không cần phải kéo cày. 
Loài người được thọ hưởng 
Lúa chín khỏi nhọc công. 
Loại gạo không cám trấu, 
Thanh tịnh có hương thơm, 
Ðược nấu chín trên đá, 
Và họ ăn gạo ấy. 
Chỉ cỡi loài bò cái, 
Ði phương này phương khác. 
Chỉ dùng các loài thú 
Ði phương này phương khác. 
Dùng xe đàn bà kéo, 
Ði phương này phương khác. 
Dùng xe đàn ông kéo, 
Ði phương này phương khác. 
Dùng xe con gái kéo, 
Ði phương này phương khác. 
Dùng xe con trai kéo, 
Ði phương này phương khác. 
Họ lên trên các xe, 
Ði khắp mọi phương hướng, 
Ðể phục vụ vua mình. 
Họ cỡi xe voi kéo, 
Xe ngựa, xe chư Thiên, 
Ðối với vua danh xưng, 
Có lâu đài, có kiệu, 
Nhiều thành phố của vua, 
Ðược xây giữa hư không. 
Các thành Atànàtà, 
Kusinàtà, Parakusinàtà, Nàttapuriyà, Parakusitannàtà 
Kapìvanta thuộc phía Bắc, 
Và các thành phố khác, 
Như Janogha, Navanavatiya, 
Ambara, Ambaravatiya, 
Alakamandà, 
Là kinh đô của vua, 
Chỗ Kuvera ở. 
Vị vua đáng kính này, 
Kinh đô tên Visànà. 
Do vậy Kuvera, 
Ðược danh Vessavana. 
Các sứ quán được tên: 
Tatolà, Tattalà, Tatotalà, 
Ojasi, Tejasi, Tatojasi, 
Vua Sùra, Arittha, Nemi. 
Ðây có vùng nước lớn, 
Từ đây mưa đổ xuống, 
Ðược tên Dharanì. 
Tại đây mưa đổ xuống, 
Ðược tên Dharanì. 
Tại đây có giảng đường, 
Tên Bhagalavati, 
Chỗ Dạ-xoa tập hội. 
Tại đây nhiều cây trái, 
Trên cây chim tụ họp, 
Các loại công, loại cò, 
Diệu âm chim Kokilà, 
Ở đây, chim Jiva, 
Kêu tiếng "Hãy sống đi", 
Và tiếng chim kêu lên, 
"Hãy khởi tâm thích thú". 
Nhiều loại chim sai khác, 
Ở rừng và ở hồ, 
Với con vẹt ồn ào, 
Và con chim Mynah, 
Các loại chim thần thoại, 
Gọi là Dandamànavakà. 
Hồ sen Kuvera, 
Chiếu sáng tất cả trời, 
Dân chúng gọi phương ấy, 
Là phương Uttarà (phương Bắc). 
Vị trị vì phương ấy, 
Bậc đại vương danh xưng, 
Chủ các loài Dạ-xoa, 
Ðược gọi Kuvera. 
Các Dạ-xoa hầu quanh, 
Hưởng múa hát của chúng. 
Vua này có nhiều con, 
Ta nghe chỉ một tên, 
Tám mươi và mười một, 
Ðại lực, danh Inda. 
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn, 
Thuộc giòng họ mặt trời. 
Từ xa, họ lễ Phật, 
Bậc vĩ đại thanh thoát. 
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân! 
Ðảnh lễ bậc Thượng nhân! 
Thiện tâm nhìn chúng con, 
Phi nhơn cũng lễ Ngài". 
Ðã nhiều lần, nghe hỏi, 
Nên đảnh lễ như vậy, 
"Quý vị xin đảnh lễ, 
Gotama chiến thắng! 
Chúng con xin đảnh lễ, 
Gotama chiến thắng! 
Ðảnh lễ Gotama, 
Bậc trí đức viên mãn". 


8. Tôn giả, Hộ Kinh Atànàtiya này che chở, hộ trì, ngăn không cho ai làm hại các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ và khiến các vị này sống an lạc.

Khi một vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ nào sẽ học Hộ Kinh Atanatiya này một cách chín chắn, rõ ràng, nếu có loài phi nhân nào, Dạ-xoa, Dạ-xoa-ni, con trai Dạ-xoa, con gái Dạ-xoa, đại thần Dạ-xoa-ni, tùy tùng của Dạ-xoa, hay lao công của Dạ-xoa; hoặc Càn-thát-bà... hoặc Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)... hoặc Nàga... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ khi vị này đi; đứng gần, khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, thời này Tôn giả, vị phi nhân ấy trong làng hay trong đô thị sẽ không được ai đón mừng hay kính trọng. Này Tôn giả, phi nhân ấy, trong kinh đô Alakamada của Ta sẽ không tìm được đất đai hay chỗ ở. Vị phi nhân ấy sẽ không được đi dự hội giữa các Dạ-xoa. Này Tôn giả, vị phi nhân ấy sẽ không được cưới hỏi. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dùng những lời nói hỗn láo xấc xược đối với vị ấy. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dìm đầu vị ấy xuống. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ chẻ đầu vị ấy ra làm bảy mảnh.

9. Này Tôn giả, có hàng phi nhân hung bạo, dữ tợn, khủng khiếp. Chúng không nghe lời các đại vương, không nghe lời đình thần của các vị đại vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần của các vị đại vương. Này Tôn giả, các phi nhân này được xem là thù nghịch của các bậc đại vương. Này Tôn giả, như các đại tướng cướp vua xứ Magadha bị chinh phục. Cũng vậy, các vị này không nghe lời các vị đại vương, không nghe lời đình thần của các vị đại vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần của các vị đại vương. Này Tôn giả, các vị đại tướng cướp này được xem là kẻ thù nghịch của vua xứ Magadha - cũng vậy, này Tôn giả, có những vị phi nhân hung bạo, dữ tợn, khủng khiếp. Các vị này không nghe lời các đại vương, không nghe lời đình thần của các vị đại vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần các vị đại vương. Này Tôn giả, các vị phi nhân này được xem là kẻ thù nghịch của các bậc đại vương. Này Tôn giả, nếu có vị phi nhân nào, Dạ-xoa hay Dạ-xoa-ni nào... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ hay Nữ cư sĩ khi vị này đi, đứng gần khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, vị này hãy nói lên, kêu lên, van lên với các những vị Dạ-xoa ấy, đại Dạ-xoa ấy, quân sư, đại quân sư ấy: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".

10. Những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sự, đại quân sư nào được kêu gọi ở đây:

Inda, Soma, và Varuna,
Bhàradvaja, Pajàpati, 
Candana, Kàmasettha, 
Kinnughandu, Nighandu, 
Panàda và Opamanna, 
Devanita và Màtali, 
Cittasena và Gandhabba. 
Vua Nala, Janesabha, 
Sàtàgira Hemavata, 
Punnuaka, Karatiya, Gula, 
Sivakat và Mucalinda 
Vessàmitta, Yugandhara, 
Gopàla và Suppagedha, 
Hirì, Settì và Mandiya, 
Pancàla Canda, Alavaka, 
Pajjunna, Sumana, Sumukha, 
Dadhimukha Mani Mànicara, Dìgha, 
Atha và Serissaka. 

Những vị này là những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sư, đại quân sư cần phải được nói lên, kêu lên, van lên: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".

11. Này Tôn giả, đây là Hộ Kinh Atànàtiyà che chở, hộ trì, ngăn không cho ai làm hại các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ và khiến các vị này sống an lạc.

Thưa Tôn giả, nay chúng tôi cần phải đi, chúng tôi có nhiều việc, có nhiều bổn phận.

- Ðại vương, Ðại vương hãy làm điều gì Ðại vương nghĩ là phải thời.

Rồi bốn vị đại vương, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về phía Ngài rồi biến mất tại đấy.

Các vị Dạ-xoa ấy, từ chỗ ngồi đứng dậy, có vị đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ; có vị nói lên những lời hỏi thăm xã giao với Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ; có vị chấp tay hướng đến Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ; có vị nói lên tên họ của mình rồi biến mất tại chỗ; có vị im lặng biến mất tại chỗ.

12. Rồi Thế Tôn sau khi đêm đã mãn, liền gọi các vị Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, khi hôm, bốn vị đại vương cùng với đại quân sư Dạ-xoa:

"Ðảnh lễ Vipassi (Tỳ-bà-thi) 
Sáng suốt và huy hoàng; 
Ðảnh lễ đấng Sikhi, (Thi-khí) 
Có lòng thương muôn loài... 

Này Tôn giả, đó là hộ kinh Atànàtiyà che chở, hộ trì, ... (như trên) ... rồi biến mất tại chỗ".

13. Này các Tỷ-kheo, hãy học Hộ Kinh Atànàtiyà này, hãy thuộc lòng Kinh Atànàtiyà này. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ được che chở, được hộ trì, được ngăn khỏi ai làm hại, được sống thoải mái hạnh phúc.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ thọ trì lời dạy Thế Tôn.

Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy trích từ Kinh Trường Bộ
Do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali

Nghe kinh trên Youtbe:





BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.