Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 1. Kinh Trường Bộ

Kinh Trường Bộ - 14. Kinh Ðại bổn

14. Kinh Ðại bổn (Mahàpadàna sutta) Tụng phẩm I 1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở tại nước Sàvatthi (Xá-vệ) rừng Jeta (Kỳ-đà), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc), trong am thất cây Kareri (Hoa Lâm). Lúc bấy giờ, số đông các Tỷ-kheo đi khất thực về, sau khi dùng bữa xong, cùng ngồi và tụ họp lại Hoa Lâm viên đường, pháp thoại thuộc về tiền thân được khởi lên: "Ðây là tiền thân, đây là tiền thân". 2. Thế Tôn, với thiên nhĩ thanh tịnh vượt quá loài người nghe được câu chuyện này giữa các Tỷ-kheo. Rồi Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Hoa Lâm viên đường. Khi đến xong, Ngài ngồi trên ghế đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì, các người đang ngồi bàn? Câu chuyện gì đã bị gián đoạn giữa các người? Khi được nói vậy, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực về, sau khi dùng bữa xong, cùng ngồi và tụ họp tại Hoa Lâm viên đường, pháp thoại về tiền thân được khởi lên: &quo

Kinh Trường Bộ - 13. Kinh Tevijja (Tam minh)

13. Kinh Tevijja (Tam minh) (Tevijja sutta) 1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang du hành ở Kosala (Câu-tát-la) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị và đi đến một làng Bà-la-môn ở Kosala tên là Manasàkata. Tại đây, ở Manasakata, Thế Tôn trú tại một vườn xoài trên bờ sông Aciravati (A-trí-la-phạt-để), phía Bắc làng Manasàkata. 2. Lúc bấy giờ, nhiều Bà-la-môn trứ danh, đại phú hào ở tại Manasàkata như Bà-la-môn Canki (Thường-già), Bà-la-môn Tàrukkha (Ða-lê-xa) Bà-la-môn Pokkharasàti (Phí-già-la-bà-la), Bà-la-môn Jànussoni (Sanh Lậu), Bà-la-môn Todeyya (Ðạo-đề-da) và nhiều Bà-la-môn trứ danh, đại phú hào khác. 3. Lúc bấy giờ, một cuộc nghị luận về chánh đạo và tà đạo khởi lên giữa Vàsettha (Bà-tất-sá) và Bhàradvàja (Bạt-la-đà-phạn-xà) trong khi đi bách bộ để tĩnh dưỡng, vừa đi vừa suy nghĩ tư duy. 4. Thanh niên Bà-la-môn Vàsettha nói: - Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Ðó là con

Kinh Trường Bộ - 12. Kinh Lohicca (Lô-hi-gia)

12. Kinh Lohicca (Lô-hi-gia) (Lohicca sutta) 1. Như vậy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn đang đi du hành tại nước Kosala (Câu-tát-la) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, và đến tại Sàlavatikà (một làng có dãy cây tala bao bọc). Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Lohicca ở tại Sàlavatikà, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, ngũ cốc phong phú, vốn là đất đai của vua, sau vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) cấp cho để hưởng một phần lợi tức. 2. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Lohicca khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chúng được thiện pháp không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được? Ví như một người sau khi cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu là ác pháp, tham pháp vì có ai lại làm giúp cho ai được?".

Kinh Trường Bộ - 11. Kinh Kevaddha (Kiên Cố)

11. Kinh Kevaddha (Kiên Cố) (Kevaddha sutta) 1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Nalandà trong vườn Pavàrikampa. Lúc bấy giờ cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, Nalandà này có uy tín và phồn thịnh, nhân dân đông đúc và tín kính Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một Tỷ-kheo thị hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa. Nhờ vậy Nalandà này sẽ được nhiều người tín kính Thế Tôn hơn nữa. Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha: - Kevaddha, Ta không dạy cho các Tỷ-kheo pháp này: "Này các Tỷ-kheo các Ngươi hãy thị hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa cho các cư sĩ áo trắng".

Kinh Trường Bộ - 10. Kinh Subha

10. Kinh Subha (Tu-bà) (Subha sutta) Tụng phẩm I 1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Ðại đức Ananda ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), tại rừng Jetavana (Kỳ-đà), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc), sau khi đức Thế Tôn nhập diệt không bao lâu. Lúc bây giờ thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta ở tại Sàvatthi vì một vài công việc. 2. Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta gọi một thanh niên Bà-la-môn khác: - Này thanh niên Bà-la-môn, hãy đi đến chỗ Sa-môn Ananda ở, thay mặt ta hỏi thăm Sa-môn Ananda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn: "Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hỏi thăm Tôn giả Ananda có ít bệnh ít não, khinh an, khí lực an ổn", và nói thêm: "Hân hạnh thay, nếu Tôn giả Ananda có lòng từ mẫn đến tại trú xứ của thanh niên Subha Todeyyaputta".

Kinh Trường Bộ - 9. Kinh Potthapàda

9. Kinh Potthapàda (Bố-sá-bà-lâu) (Potthapàda sutta) 1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), rừng Jetavana (Kỳ viên), vườn Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Potthapada (Bố-sá-bà-lâu) cùng với đại chúng du sĩ ngoại đạo khoảng ba trăm vị, ở tại vườn của hoàng hậu Mallika (Mạt-lê-viên) tên là Ekasàlaka có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn về chánh kiến, tà kiến. 2. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y cầm bát vào Sàvatthi khất thực. Rồi Thế Tôn tự nghĩ: "Nay còn quá sớm để đi khất thực tại Sàvatthi, Ta hãy đi đến vườn của hoàng hậu Mallika tên là Ekasàlaka, có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn chánh kiến, tà kiến, để gặp du sĩ ngoại đạo Potthapàda". Và Thế Tôn đi đến vườn của hoàng hậu Mallika, tên là Ekasàlaka, có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận về chánh kiến, tà kiến. 3. Lúc bấy giờ du sĩ ngoại đạo Potthapàda ngồi với đại chúng du sĩ ngoại đạo, đang ồn ào, la lối,

Kinh Trường Bộ - 8. Kinh Ca-diếp Sư tử hống

8. Kinh Ca-diếp Sư tử hống (Kassapa-Sìhanàda sutta) (Kinh nầy còn có tên là Kinh "Ðại sư tử hống" - Mahàsìhanàda Sutta) 1. Như vầy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn ở tại Ujunnà (Uy-nhã-quốc), tại vườn nai Kannakatthala. Lúc bấy giờ, lõa thể Kassapa (Ca-diếp) đến chỗ đức Phật, nói những lời chào đón hỏi thăm xã giao với đức Thế Tôn và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, lõa thể Kassapa thưa với Thế Tôn: 2. - Tôn giả Gotama, tôi nghe như vầy: "Sa-môn Gotama chỉ trích mọi khổ hạnh, tuyệt đối phỉ báng, mạt sát mọi khổ hạnh, mọi lối sống khắc khổ", có phải những vị ấy nói đúng lời của Tôn giả Gotama? Có phải những vị ấy đã vu oan không xác thật cho Tôn giả Gotama? Có phải những vị ấy đã tuyên bố như pháp, thuận pháp không? Có những chủ trương nào chính và phụ gặp phải cật nạn không? Thật sự chúng tôi không muốn chỉ trích sai lạc Tôn giả Gotama.

Kinh Trường Bộ - 7. Kinh Jàliya

7. Kinh Jàliya (Jàliya sutta) 1. Như vầy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn ở Kosambi, vườn Ghositàràma.  Lúc bấy giờ có hai du sĩ, Mandissa và Jàliya, đệ tử của Dàrupattika, đến tại chỗ đức Thế Tôn ở, nói lên những lời chúc tụng thân hữu và xã giao với Ngài rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, hai vị xuất gia nói với Ngài như sau: - Này Hiền giả, mạng căn và thân thể là một hay là khác ? - Này Hiền giả, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói. - Vâng, Hiền giả!

Kinh Trường Bộ - 6. Kinh Mahàli

6. Kinh Mahàli (Mahàli sutta) 1. Như vậy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn trú tại Vesali (Tỳ-xá-ly) ở giảng đường Trùng Các, rừng Ðại Lâm. Lúc bấy giờ, một số đông sứ giả Bà-la-môn nước Kosala (Câu-tất-la) và nước Magadha (Ma-kiệt-đà), đang ở tại Vesali vì một vài công việc. Những vị sứ giả ấy được nghe như sau: "Này các Tôn giả, Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca hiện nay đang trú tại Vesali, ở giảng đường Trùng Các, rừng Ðại Lâm. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài đã tự chứng ngộ thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, tự chứng ngộ rồi hiển thị cho mọi loài được biết. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh". Nếu đượ

Kinh Trường Bộ - 5. Kinh Kùtadanta (Cứu-la-đàn-đầu)

5. Kinh Kùtadanta (Cứu-la-đàn-đầu) (Kùtadanta sutta) 1. Như vầy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn đang du hành trong xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị và đến tại một làng Bà-la-môn ở Magadha tên là Khànumata (Khứ--nậu-bà-đế). Và tại đây, đức Thế Tôn trú tại vườn Ambalatthikà ở Khànumata. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kùtadanta ở tại Khànumata, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Bimbisàra (Tần-bà-ta-la) vua nước Magadha cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp. Lúc bấy giờ, một đàn tế lớn đang được thiết lập cho Bà-la-môn Kùtadanta, bảy trăm con trâu đực, bảy trăm con nghé đực lớn, và bảy trăm con nghé cái lớn, bảy trăm con dê và bảy trăm con cừu đã được dắt đến trụ tế lễ, cho đàn tế.

Kinh Trường Bộ - 4. Kinh Sonadanda (Chủng Ðức)

4. Kinh Sonadanda (Chủng Ðức) (Sonadanda sutta) 1. Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn du hành trong xứ Anga (Ương-già) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại thành Campà (Chiêm-bà) và tại Campà, Thế Tôn ở trên bờ hồ Gaggara (Già-già liên-trì). Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sonadanda (Chủng Ðức) trú tại Campà, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Bimbisara (Tần-bà-ta-la), vua nước Magadha (Ma-kiệt-đà) cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp. 2. Các Bà-la-môn và gia chủ ở Campà được nghe tiếng đồn như sau: "Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang du hành trong nước Anga với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị đã đến tại thành Campà, và tại Campà. Sa-môn Gotama ở trên bờ hồ Gaggara. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Th

Kinh Trường Bộ - 3. Kinh Ambattha (A-ma-trú)

3. Kinh Ambattha (A-ma-trú) (Ambattha sutta) Tụng phẩm thứ nhất 1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang du hành tại nước Kosala (Câu-tát-la), cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị và đến tại một làng Bà-la-môn ở Kosala tên là Icchànankala. Tại đây, Thế Tôn ở tại Icchànankala trong khu rừng tên là Icchànankala. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasàdi ở tại Ukkattha, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, ngũ cốc phong phú, vốn là đất đai của vua, sau vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) cấp cho để hưởng một phần lợi tức. 2. Bà-la-môn Pokkharasàdi nghe đồn: Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích ca, nay đang du hành tại nước Kosala, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đã đến Icchànankala, ở tại Icchànankala trong khu rừng tên là Icchànankala. Những tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân

Kinh Trường Bộ - 2. Kinh Sa-môn quả

2. Kinh Sa-môn quả (Sàmannaphala sutta) 1. Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) nơi vườn xoài của Jìvaka (Kỳ-bà) Komàrabhacca, cùng với đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị. Lúc bấy giờ Ajàtasattu (A-xà-thế) con bà Vihehi (Vi-đề-hi) vua xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) nhân lễ Bố Tát vào ngày rằm tháng tư Komudi (cây súng) đang ngồi trên lầu cao trang nghiêm, chung quanh có nhiều đại thần hầu hạ. Lúc bấy giờ Ajàtasattu con bà Videhi, vua xứ Magadha, nhân ngày Bố Tát cảm hứng nói rằng: "Thật khả ái thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật diễm lệ thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật mỹ miều thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật êm dịu thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật điềm lành thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Nay chúng ta nên đến chiêm bái vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, nhờ sự chiêm bái này tâm chúng ta được tịnh tín?". Khi nghe nói vậy, một đại thần tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi vua nước Magadha: &

Kinh Trường Bộ - 1. Kinh Phạm võng (Lưới Trời)

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta) Tụng phẩm thứ nhất 1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Ràjagaha (Vương Xá) và Nalandà, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Lúc bấy giờ có Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đi trên con đường giữa Ràjagaha và Nalandà cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta. Suppiya, du sĩ ngoại đạo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Phật và chúng Tỷ-kheo.

Trường Bộ Kinh - Tóm tắt

Vài lời xin thưa trước 1) Kinh Phật vừa cao-siêu vừa phong-phú, có lẽ để cả đời cũng chưa đọc hết, hiểu thấu, vàthực-hành theo cho thật đầy-đủ. Muốn có được một cách nhìn tổng-quát, chính-xác và rõ-ràng, cần phải có một bản tóm-lược vừa gọn, vừa trung-thực. Những trang sau đây là một cố-gắng nhỏ trong việc đi tìm một lối đi nhẹ-nhàng mà chắc-chắn theo con đường giác-ngộ và giải-thoát mà đấng Từ-phụ đã khai-quang. 2) Kinh Phật ghi lời vàng của Thế-Tôn, chẳng nên vì bất cứ lý-do gì sửa-đổi lời văn, thêm-bớt ý-tưởng khác vào, cho ngắn-gọn hơn; làm như thế là tỏ ra sự bất-kính đối với bậc Đại-Giác. Vì thế, đừng bao giờ tạm vừa-ý với các trang sau đây mà chẳng tìm dịp thuận-tiện đọc kỹ lạicác bản Kinh trong Đại-Tạng. 3) Nếu các trang sau đây được xem như những bản nháp tạm dùng trong việc tìm hiểu và học tập Kinh Phật, thì đó thật là một hân-hạnh rất lớn-lao cho người viết.

Kinh Trường Bộ - Lời giới thiệu

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya Lời giới thiệu Các thập kỷ qua đã hình thành nhiều bản dịch Việt văn về Kinh, Luật, Luận thuộc Nam tạng và Bắc tạng. Ðây là các công trình cá nhân và là công trình của vài trường Cao đẳng Phật học. Mãi đến năm 1990, ngót mười năm sau ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất các hệ phái Phật giáo trên ba miền đất nước, Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Ðại Tạng Kinh Việt Nam mới chính thức được thành lập. Năm 1991, được sự ủng hộ của Ban Tôn giáo Chính phủ và sự chấp thuận của Cục Xuất bản, Hà Nội, Giáo hội khởi đầu ấn hành bộ Trường A Hàm và bộ Trường Bộ Kinh mở đầu Ðại Tạng Kinh Việt văn đầu tiên. Phật sự phiên dịch và ấn hành này là Phật sự quan trọng bậc nhất hiện nay của Giáo hội đáp ứng được lòng mong mỏi thiết tha của nhiều thế hệ Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam. Bộ Kinh Trường Bộ do Hòa thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ Phật học tại Viện Phật học Nalandà, Ấn Ðộ, hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giá