Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 3 - Tương Ưng Kiến

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [24] Chương III: Tương Ưng Kiến I. Phẩm Dự Lưu I. Gió (Tạp 7, Ðại 2,45a) (S.iii,202) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi, sông không chảy, đàn bà mang thai không sanh, mặt trăng, mặt trời không mọc hay không lặn. Tất cả đều đứng vững như cột trụ"? 3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy nói cho chúng con ý nghĩa của lời dạy ấy. Sau khi nghe lời dạy của Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì. -- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 4) -- Do có sắc, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi, sông không chảy, đàn bà có thai không

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 2 - Tương Ưng Ràdha (04)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [23] Chương II: Tương Ưng Ràdha I. Phẩm Thứ Nhất IV. Sở Biến Tri (Tạp 6, Ðại 2,37c) (Parinneyya) (S.iii,191) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Thế Tôn nói với Tôn giả Ràdha đang ngồi một bên: -- Này Ràdha, Ta sẽ thuyết về các pháp cần phải biến tri, sự biến tri. Và Ông đã được biến tri. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng. 4) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Ràdha vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này Ràdha, thế nào là pháp cần phải biến tri? Sắc, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Thọ, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Tưởng, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Các hành, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Thức, này Ràdha, là pháp cần phải biến tri. Những pháp này, này Ràdha, là những pháp cần phải biến tri. 5) Và này Ràdha, thế nào là sự biến tri? Này Ràdha, sự đoạn diệt tham, sự đoạn diệt sân, sự đoạn diệt si. Như vậy, này Ràdha, gọi là chánh biến tri. 6) Và này Ràdha, thế nào là người đã chánh biến tri? Bậc A-la-há

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 2 - Tương Ưng Ràdha (03)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [23] Chương II: Tương Ưng Ràdha I. Phẩm Thứ Nhất III. Sợi Dây Tái Sanh (Tạp 6, Ðại 2,37c) (S.iii,190) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràdha bạch Thế Tôn: -- "Ðoạn diệt sợi dây tái sanh. Ðoạn diệt sợi dây tái sanh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Thế nào là sợi dây tái sanh, bạch Thế Tôn? Thế nào là sự đoạn diệt sợi dây tái sanh? 4) -- Này Ràdha, phàm dục gì, tham gì, hỷ gì, khát ái gì, phàm những chấp thủ phương tiện, tâm kiên trú, thiên chấp tùy miên gì đối với sắc, như vậy gọi là sợi dây tái sanh. Sự đoạn diệt chúng là sự đoạn diệt sợi dây tái sanh. 5-7)... đối với thọ... với tưởng... với các hành... 8) Phàm dục gì, tham gì, hỷ gì, khát ái gì, phàm những chấp thủ phương tiện, tâm kiên trú, thiên chấp tùy miên gì đối với thức, đó gọi là sợi dây tái sanh. Sự đoạn diệt chúng là sự đoạn diệt sợi dây tái sanh.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 2 - Tương Ưng Ràdha (02)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [23] Chương II: Tương Ưng Ràdha I. Phẩm Thứ Nhất II. Chúng Sanh (Tạp 6, Ðại 2,40a) (S.iii,189) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràdha bạch Thế Tôn: -- "Chúng sanh, chúng sanh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là chúng sanh? 4) -- Này Ràdha, dục nào (chanda), tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với sắc, triền phược ở đấy, triền miên ở đấy, do vậy gọi là chúng sanh (sattà). 5-7) ... thọ... tưởng... các hành... 8) Dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với thức, triền phược ở đấy, triền miên ở đấy, do vậy gọi là chúng sanh. 9) Ví như, này Ràdha, các đứa con trai hay các đứa con gái chơi với cái nhà bằng đất. Cho đến khi đối với những nhà bằng đất ấy, lòng tham chưa thoát ly, lòng dục chưa thoát ly, lòng ái chưa thoát ly, lòng khát chưa thoát ly, lòng nhiệt tình chưa thoát ly, lòng khát ái chưa thoát ly, thời chúng còn tham dính vào, thích chơi, chất chứa, và đắm trư

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 2 - Tương Ưng Ràdha (01)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [23] Chương II: Tương Ưng Ràdha I. Phẩm Thứ Nhất I. Màra (Tạp 6, Ðại 2,39b) (S.iii,188) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) Rồi Tôn giả Ràdha đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràdha bạch Thế Tôn: -- "Màra, Màra", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là Màra? 4) -- Nếu có sắc, này Ràdha, thời có chết (Màra) hay có sát giả (Màretà), hay có sự chết (Miiyati). Do vậy, này Ràdha, Ông hãy thấy sắc là sự chết, hãy thấy là sát giả, hãy thấy là bị chết, hãy thấy là bệnh, hãy thấy là ung nhọt, hãy thấy là mũi tên, hãy thấy là bất hạnh, hãy thấy tự tánh là bất hạnh. Những ai thấy sắc như vậy là thấy chơn chánh. 5-7) ... Thọ... tưởng... các hành... 8) Nếu có thức, này Ràdha, thời có chết, hay có sát giả, hay có bị chết. Do vậy, này Ràdha, Ông hãy thấy thức là sự chết, hãy thấy là sát giả, hãy thấy là bị chết, hãy thấy là bệnh hoạn, hãy thấy là ung nhọ

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (42)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau V. Phẩm Kiến IV. Và Nếu Không Phải Của Tôi (S.iii,183) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2) -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì tà kiến như sau sanh khởi: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"? 3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 4) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta". 5-7) ... thọ... tưởng... các hành... 8) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta". 9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường? -- Vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tô

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (41)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau V. Phẩm Kiến III. Ngã (Tạp 7, Ðại 2,43c) (S.iii,182) 1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi... -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, tà kiến này khởi lên: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"? 4) -- Ðối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 5) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". 6-9) ... thọ... tưởng... các hành... 10) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (40)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau V. Phẩm Kiến II. Cái Này Là Của Tôi (Tạp 7, Ðại 2,43a) (S.iii,181) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì mà quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? 4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 5-9) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc... do có thức, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". 10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường? -- Vô thường, bạch Thế Tôn... -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 11-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành... 14) -- Thức là thường hay vô thườn

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 1 - Tương Ưng Uẩn (39)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [22] Chương I: Tương Ưng Uẩn (g) C. Năm Mươi Kinh Sau V. Phẩm Kiến I. Nội (Tạp 7, Ðại 2,43b) (S.iii,180) 1-2) Ở Sàvatthi... 3) -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, nội lạc, khổ khởi lên? 4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...,... 5) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, nội lạc, khổ khởi lên. 6-8)... thọ... tưởng... các hành... 9) Do có thức, do chấp thủ thức, nội lạc, khổ khởi lên. 10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường? -- Vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, nội lạc, khổ có thể khởi lên không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 11-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành... 14) -- Thức là thường hay vô thường? -- Vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu kh