Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 163. Về chuyện Bồ tát Vessantara bố thí vợ con.

163. Về chuyện Bồ tát Vessantara bố thí vợ con. - Thưa đại đức tất cả bồ tát thuở trước đều phải trải qua hoàn cảnh bố thí vợ con, hay chỉ riêng bồ tát Vessantara của chúng ta thôi? - Tâu, tất cả. Vị bồ tát nào hành ba-la-mật cũng đều bố thí vợ con như nhau cả thảy. - Thế vợ con có hoan hỷ làm vật thí cho bồ tát Vessantara bố thí chăng? - Tâu đại vương! Vợ thì hoan hỷ nhưng con thì không. Nếu trường hợp người con ấy lớn, hiểu biết về nhân quả, phước báu, hiểu rõ tâm nguyện của cha thì nó sẽ hoan hỷ; còn nếu nó nhỏ quá, chưa biết gì thường thì khóc than rất bi lụy. Vua Mi-lan-đà trầm ngâm giây lâu rồi nói: - Câu chuyện Bồ tát Vessantara bố thí vợ con, trẫm nghĩ ngợi rất nhiều. Nếu nói đấy là việc khó thì đúng là việc khó làm, thế gian không ai làm nổi, ngoại trừ bồ tát Vessantara! Nếu bảo đấy là sự nhẫn tâm, trái tim đã biến thành gỗ đá - thì chẳng ai có thể biện hộ dùm cho bồ tát Vessantara được, thưa đại đức! - Đại vương xin cứ thẳng thắn cho. Lý do nào mà đại vương ghép tội bồ tát Ve

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 161-162. Mặt trời có bệnh chăng?

161. Mặt trời có bệnh chăng? - Thưa đại đức! Mặt trời có bị bệnh chăng? - Tại sao đại vương lại hỏi thế? - Bởi vì trẫm thấy rằng, mặt trời đôi khi chiếu sáng chói chang, tỏ ra sức lực rất mạnh mẽ; nhưng cũng có những khi tia sáng của nó rất yếu ớt, dường như không có hơi sức. Vậy không phải khi ấy mặt trời bị bệnh sao? - À, nếu đại vương gọi đấy là bệnh thì mặt trời có bệnh thật. Bệnh của mặt trời làm cho có những khi nó chiếu sáng yếu ớt - là do mây, khói, mưa và nguyệt thực đấy, đại vương!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 160. Tại sao Đức Thế Tôn không cấm chế giới luật một lần?

160. Tại sao Đức Thế Tôn không cấm chế giới luật một lần? - Thưa đại đức! Theo lịch sử y học thì từ xưa đến nay, có bảy vị đại lương y, làm nghề thầy thuốc giỏi. Đó là các vị Nàrada, Dhamma Tarika, Angì Rasa, Kapilà, Kanda Ratti Kàma, Atula, Pubbà Kacchayana. Cả bảy vị ấy, nghe đồn rằng, họ hiểu rõ nguyên nhân phát sanh của bệnh, biết sự biến chuyển đổi khác hay tăng trưởng của bệnh; biết thể trạng của bệnh qua các thời kỳ, biết rõ nhiều phương pháp chữa trị, biết bệnh này bao lâu thì lành, bệnh kia sẽ không lành v..v.. Ngoài ra, các vị ấy đoán bệnh, xem bệnh chỉ một lần, không đợi phải xem lần thứ hai. Các vị đại lương y ấy, tài giỏi cho đến nổi, chẩn bệnh mà như nhìn cuốn chỉ quay quanh cái trục, chỉ cần nắm cái đầu mối, là có thể phanh ra cả cuộn chỉ! Thưa đại đức! Cả bảy vị thầy thuốc kia không phải là Đức Phật Toàn Giác, chỉ nhìn xem bệnh nhân một lần là có thể biết nguyên nhân bệnh, sự biến chuyển bệnh qua các thời kỳ, biết chữa lành hay không chữa lành! Còn Đức Thế Tôn thì sao n

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 159. Sao không thấy tử thi của dạ xoa?

159. Sao không thấy tử thi của dạ xoa? - Thưa đại đức! Dạ xoa cũng là một loại chúng sanh hiện sống trong thế gian này chứ? - Tâu, vâng! - Dạ xoa cũng sanh, cũng già, cũng chết như chúng ta chứ? - Tâu, vâng! - Dạ xoa cũng sanh, cũng chết, sao sau khi chúng chết, không ai thấy tử thi của chúng, hở đại đức! Tất cả chúng sanh như người, trâu, bò, gà, vịt, chim, rắn, khi chết thì tử thi sình thối, hôi hám...; còn xác tử thi của dạ xoa đâu mà không ai nhận biết, hay xác tử thi của dạ xoa không bốc mùi xú uế?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 157. Cái gì không do nhân, nghiệp, thời tiết sanh?

157. Cái gì không do nhân, nghiệp, thời tiết sanh? - Thưa Đại đức! Tất cả những gì được sanh ra trong thế gian này đều do nhân, nghiệp hay thời tiết. Đấy là điều mà trẫm được học hỏi. Vậy thì có cái gì được sanh ra mà không do nghiệp, nhân hay thời tiết không? - Có chứ, tâu đại vương! Hư không và Niết bàn không sanh ra bởi nhân, nghiệp hay thời tiết. - Cái gì biết thì đại đức nói biết, cái gì không biết thì đại đức nên nói là không biết, chứ đừng nói những điều phản lại lời dạy của Đức Tôn sư! - Tại sao đại vương nói nặng lời với bần tăng như thế? - Thưa, vì Đức Toàn Giác dạy rằng: "Đạo này là nhân sẽ làm cho thấu rõ Niết bàn". Như thế, Niết bàn là có nhân sanh hẳn hòi, còn ngài lại bảo Niết bàn không do nhân sanh!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 156. Bậc A-la-hán còn phạm giới?

156. Bậc A-la-hán còn phạm giới? - Bậc A-la- hán còn si mê không đại đức? - Tâu, đã xa lìa hẳn si mê rồi. - Thế các ngài còn phạm giới không? - Có đôi khi còn giới phạm, tâu đại vương! - Giới phạm do trường hợp nào, lý do nào?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 155. Trên thế gian này cái gì không sanh?

155. Trên thế gian này cái gì không sanh? - Thưa đại đức! Trên thế gian này, từ những bậc thượng đẳng như Đức Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác, Phật Thinh Văn Giác... tuy được gọi là Vô sanh, nhưng quả thật những vị ấy đã có mặt giữa thế gian, đã sanh ra từ thế gian! - Vâng, bần tăng đồng ý. - Các đức Chuyển luân Thánh vương, vua chúa, chư thiên, loài người... đều được sanh ra như thế? - Tâu, vâng. - Nói rộng ra, người có của hoặc người không có của, là khổ hoặc vui, là nữ hay nam, có phước, có tội... tất thảy... đều y như thế? - Tâu, vâng. - Chúng sanh các loại, từ noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh... cũng vậy nữa? - Quả vậy. - Loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Các loại dạ xoa, ma da, cưu bàn trà (kumbhanda), a tu la, càn thát bà, cẩn na la, rồng, đại bàng, voi, ngưa, trâu, bò, lạc đà, lừa, dê, cừu, nai, heo, sư tử, cọp beo, gấu, chó sói, chó nhà, chó rừng... hẳn cũng đều được sanh ra giống nhau. - Dĩ nhiên rồi! - Rồi, cả kim, ngân, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 153. Nước có sanh mạng chăng?

153. Nước có sanh mạng chăng? - Thưa đại đức! Nước có sanh mạng chăng? - Tâu đại vương! Nước vốn không có tâm, không có thức, không có sự sống, làm sao lại có sanh mạng được! - Thưa, theo trẫm được hiểu, những người ngoại đạo quan niệm rằng, nước lạnh là nước sống, nước nóng là nước chết, nên họ chỉ uống nước nóng thôi. Họ chê trách các sa môn Thích tử uống nước lọc, nước lạnh là giết hại chúng sanh. Điều ấy phải nên giải thích như thế nào? - Đấy là tà kiến, thấy sai, hiểu lầm, tâu đại vương! Nước không có sanh mạng nên chẳng phải là chúng sanh. - Vâng, trẫm cũng biết thế, nhưng họ bảo rằng, nước có sanh mạng, là chúng sanh; vì khi đun nước, nước đau quá nên nước sôi lên, nước kêu lên, nước sủi bọt; chứng tỏ nước có tâm, có thức biết cảm giác như tất cả giống hữu tình khác.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 152. Cư sĩ phá giới và sa môn phá giới, hậu quả tội lỗi nặng nhẹ ra sao?

152. Cư sĩ phá giới và sa môn phá giới, hậu quả tội lỗi nặng nhẹ ra sao? - Tu hành mà phá giới tất là tội nặng rồi, phải không đại đức? - Hẳn vậy. - Một người cư sĩ phá giới và một sa môn phá giới, ai tội nặng hơn ai? Đại đức Na tiên mỉm cười: - Đại vương thử phát biểu ý mình xem sao! - Vâng, theo trẫm, cả hai cùng phá giới, ắt sa môn sẽ tội nặng hơn! - Tại sao? - Vì sa môn ăn cơm của thí chủ, sàng tọa, y áo, thuốc men đều là nợ của thập phương. Sa môn còn giữ gìn phẩm hạnh để làm gương, để dạy dỗ thiện tín, môn đồ... Chỉ chừng ấy thôi, trẫm đã xác định là sa môn phải mang tội nặng, tối thiểu là gấp đôi so với cư sĩ.