Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng Hợp

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 9 - Tương Ưng Thí Dụ (1)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [20] Chương IX: Tương Ưng Thí Dụ I. Chóp Mái (S.ii,262) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Ở đây, Thế Tôn nói như sau: 3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngôi nhà có nóc nhọn cao, phàm có những cây kèo xa nào, tất cả chúng đều đi đến góc nhọn, đều quy tựa vào góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, tất cả chúng đều đâm đầu vào một gốc. 4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những bất thiện pháp nào, tất cả chúng đều lấy vô minh làm cội rễ, đều lấy vô minh làm điểm tựa, đều châu đầu vào vô minh, tất cả chúng đều đâm đầu vào một gốc. 5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta hãy sống không phóng dật".

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 8 - Tương Ưng Lakkhana

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [19] Chương VIII: Tương Ưng Lakkhana I. Phẩm Thứ Nhất I. Ðống Xương (Tạp, Ðại 2, 135a) (S.ii,254) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm) chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Lúc bấy giờ Tôn giả Lakkhana và Tôn giả Mahà Moggallàna trú ở núi Gijjhakùta (Linh Thứu). 3) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến Tôn giả Lakkhana. 4) Sau khi đến, nói với Tôn giả Lakkhana: -- Chúng ta hãy cùng đi, này Hiền giả Lakkhana. Chúng ta hãy đi vào Ràjagaha để khất thực. -- Thưa vâng, Hiền giả. Tôn giả Lakkhana vâng đáp Tôn giả Mahà Moggallàna. 5) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna khi đi từ núi Gijjhakùta bước xuống, đi qua một chỗ, liền mỉm cười. 6) Rồi Tôn giả Lakkhana nói với Tôn giả Mahà Moggallàna: -- Này Hiền giả Moggallàna, do nhân gì, do duyên gì, Hiền giả lại mỉm cười? -- Này Hiền giả Lakkhana, không phải thời là câu hỏi ấy. Trước mặt Thế Tôn, hãy hỏi tôi câu hỏi ấy. 7) Rồi Tôn giả Lakkhana và Tôn

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 7 - Tương Ưng Ràhula

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [18] Chương VII: Tương Ưng Ràhula I. Phẩm Thứ Nhất I. Mắt (S.ii,244) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràahula bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con để sau khi nghe, con có thể sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần! 4)-- Này Ràhula, Ông nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường? -- Là vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 5) -- Tai là thường hay vô thường? -- Là vô thường, bạch Thế Tôn... 6) -- Mũi là thường hay vô thường? -- Là vô thường, bạch Thế Tôn... 7) --

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 6 - Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [17] Chương VI: Tương Ưng Lợi Ðắc Cung Kính I. Phẩm Thứ Nhất I. Khổ Lụy (S.ii,225) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi... tại vườn ông Anàthapindika. 2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo... Thế Tôn nói như sau: 3) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách. 4) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta sẽ từ bỏ chúng. Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú". 5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 5 - Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) (4)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [16] Chương V: Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) XI. Y Áo (Tạp 41.26, Chúng Giảm Thiểu, Ðại 2, 302c Biệt Tạp 6,13, Ðại 2, 417c) (S.ii,217) 1) Một thời Tôn giả Mahà Kassapa trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm) tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. I 2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda đang đi du hành ở Dakhinàgiri (Nam Sơn), cùng với đại chúng Tỷ-kheo. 3) Lúc bấy giờ có khoảng ba mươi Tỷ-kheo đệ tử của Tôn giả Ananda, phần lớn còn trẻ tuổi, từ bỏ sự tu học và hoàn tục. II 4) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du hành ở Nam Sơn, tùy theo ý muốn, rồi đi đến Vương Xá, Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahà Kassapa rồi ngồi xuống một bên. 5) Tôn giả Mahà Kassapa nói với Tôn giả Ananda đang ngồi xuống một bên: -- Duyên bao nhiêu lợi ích, này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chế định điều luật "Chỉ ba người ăn" đối với các gia chủ? 6) -- Duyên ba lợi ích, thưa Tôn giả Kassapa, nên Thế Tôn chế định điều

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 5 - Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) (3)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [16] Chương V: Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) IX. Thiền Và Thắng Trí (Tạp 41.21, Lực Lão, Ðại 2, 302a) (Biệt Tạp 6.11, Ðại 2, 416c) (S.ii,210) 1) ... Trú ở Sàvatthi. 2) -- Tùy theo mong muốn, này các Tỷ-kheo, Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Tùy theo mong muốn, này các Tỷ-kheo, Kassapa cũng ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. 3) Tùy theo mong muốn, này các Tỷ-kheo, Ta diệt tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tùy theo mong muốn, này các Tỷ-kheo, Kassapa cũng diệt tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. 4) Tùy theo mong muốn, này các Tỷ-kheo, Ta ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là x

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 5 - Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) (2)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [16] Chương V: Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) V. Trở Về Già (Tạp 41.23, Lực Lão, Ðại 2, 301c Tăng 41.5, Ðại 2, 746a Biệt Tạp 6.10, Ðại 2, 416b) (S.ii,202) 1) Như vầy tôi nghe. Tại Ràjagaha, Veluvana... 2) Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa đang ngồi một bên: -- Này Kassapa, Ông đã già rồi. Ðã cũ nát là những vải gai thô phấn tảo này của Ông đáng được quăng bỏ. Vậy này Kassapa, hãy mang những y áo do các gia chủ cúng, thọ dụng các món ăn được mời và ở gần bên Ta. 4) -- Bạch Thế Tôn, con là người đã lâu ngày sống ở rừng, và tán thán hạnh ở rừng; con là người đi khất thực và tán thán hạnh khất thực; con là người mang y phấn tảo và tán thán hạnh mang y phấn tảo; con là người mang ba y và tán thán hạnh mang ba y; con là người thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục; con là người tri túc và tán thán hạnh tri túc; con là người sống viễn ly và tán thán hạnh viễn ly;

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 5 - Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) (1)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [16] Chương V: Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) I. Tri Túc (S.ii,194) 1) ... Trú ở Sàvatthi. 2) -- Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kassapa này, với bất cứ loại y nào, và tán thán hạnh tri túc với bất cứ loại y nào; không vì y làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được y, vị này không có dao động. Và nếu được y, vị này dùng y không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. 3) Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kasssapa này, với bất cứ đồ ăn khất thực nào, tán thán hạnh tri túc với bất cứ đồ ăn khất thực nào; không vì đồ ăn khất thực, làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được đồ ăn khất thực, vị này không có dao động. Và nếu được đồ ăn khất thực, vị này dùng đồ ăn khất thực ấy, không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. 4) Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kassapa này, với bất cứ loại sàng tọa nào, và tán thán hạnh tri túc với bất cứ loại sàng tọa nào; và không vì sàng tọa, làm điề

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 4 - Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [15] Chương IV: Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga) I. Phẩm Thứ Nhất I. Cỏ Và Củi (Tạp, Ðại 2, 24b) (Biệt Tạp, Ðại 2, 486c) (S.ii,178) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. 2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. 3) Thế Tôn nói như sau: -- Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc. 4) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người chặt các cành cỏ, khúc cây, nhành cây, nhành lá, trong cõi Diêm-phù-đề này, chất chúng thành một đống, làm chúng thành những que đặt theo hình các ô vuông, cầm từng que đặt xuống và nói: "Ðây là mẹ tôi, đây là mẹ của mẹ tôi". Và không thể cùng tận, này các Tỷ-kheo, là các bà mẹ, mẹ của người ấy. Nhưng nhành cỏ, khúc cây, nhành cây, nhành lá trong cõi Diêm-phù-đề này có thể

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 3 - Tương Ưng Giới (4)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [14] Chương III: Tương Ưng Giới IV. Phẩm Thứ Tư I. Bốn (S.ii,169) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. 2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn giới này. Thế nào là bốn? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn giới này. II. Trước (S.ii,169) 1) ... Trú ở Sàvatthi. 2) -- Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa thành Chánh Ðẳng Giác, khi Ta còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: 3) "Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của địa giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của thủy giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của hỏa giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của phong giới?" 4) Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: 5) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên địa giới, đó là vị ngọt của địa giới. Cái gì vô thường, khổ, biến hoại của địa giới, đó là nguy hiểm của địa giới. Sự nhiếp p

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 3 - Tương Ưng Giới (3)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [14] Chương III: Tương Ưng Giới IV. Liệt Ý Chí (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,154) 1) ... Trú ở Sàvatthi. 2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí. 3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí. 4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí. 5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh l

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 3 - Tương Ưng Giới (2)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [14] Chương III: Tương Ưng Giới II. Phẩm Thứ Hai I. Bảy (Pháp) Này (Tạp 17.1, Ðại 2, 116c) (S.ii,149) 1) ... Trú ở Sàvatthi. 2) -- Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này. Thế nào là bảy? Quang giới, Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, Diệt thọ tưởng giới. Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này. 3) Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, và Diệt thọ tưởng giới. Bạch Thế Tôn, những giới này do duyên cái gì được hiển lộ? 4) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này do duyên u ám, giới này được hiển lộ. 5) Này các Tỷ-kheo, Tịnh giới này do duyên bất tịnh, giới này được hiển lộ. 6) Này các Tỷ-kheo, Không vô biên xứ giới này, do duyên sắc, giới này được hiển lộ. 7) Này các Tỷ-kheo, Thức vô biên xứ giới này do duyên Không vô biên xứ giới này được hiển lộ. 8)

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 3 - Tương Ưng Giới (1)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [14] Chương III: Tương Ưng Giới I. Phẩm Sai Biệt Phần Một: Nội Giới Năm Kinh I. Giới (Tạp 16.51 Giới, Ðại 2, 115c) (S.ii,140) 1) ... Trú ở Sàvatthi. 2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông giới sai biệt. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. 3) Thế Tôn nói như sau: -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? 4) Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 2 - Tương Ưng Minh Kiến

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [13] Chương II: Tương Ưng Minh Kiến I. Ðầu Ngón Tay (S.ii,133) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. 2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít bụi trên đầu móng tay rồi gọi các Tỷ-kheo: -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì nhiều hơn, một ít bụi này Ta lấy lên trên đầu ngón tay, hay là quả đất lớn này? 3) -- Chính cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là quả đất lớn này. Ít hơn là một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay; không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần có thể sánh bằng, khi so sánh quả đất lớn với một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay. 4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị Thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến, cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận, đã được diệt tận; ít hơn là khổ còn lại, không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần, có thể

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 1 - Tương Ưng Nhân Duyên (20)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [12] Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên (c) VIII. Sa Môn, Bà La Môn: Phẩm Thứ Tám 71. I. Sa Môn, Bà La Môn (Tạp 14.12-3, Sa-môn, Bà-la-môn, Ðại 2,99b) (S.ii,129) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ở vườn ông Anàthapindika. 2) Ở đây Thế Tôn... 3) -- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không biết già chết, không biết già chết tập khởi, không biết già chết đoạn diệt, không biết con đường đưa đến già chết đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa các Sa-môn không được chấp nhận là Sa-môn, hay giữa các Bà-la-môn không được chấp nhận là Bà-la-môn; và những Tôn giả ấy không tự mình với thắng trí đạt được, chứng được và an trú trong hiện tại mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh. 4) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết già chết... (như trên)... biết con đường đưa đến già chết đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa các Sa-môn được chấp nhận là

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 1 - Tương Ưng Nhân Duyên (19)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [12] Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên (c) VII. Ðại Phẩm Thứ Bảy X. Susìma (Tạp 14.5 Ðại 2,96b) (S.ii,119) 1) Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng con sóc. I 2) Lúc bấy giờ Thế Tôn được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và Ngài nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh. 3) Chúng Tỷ-kheo cũng được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và cũng nhận được các vật cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh. 4) Nhưng các du sĩ ngoại đạo không được cung kính, không được tôn trọng, không được kính lễ, không được cúng dường, không được tôn sùng và cũng không nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh. II 5) Lúc bấy giờ du sĩ Susìma trú ở Ràjagaha cùng với đại chúng du sĩ. 6) Rồi hội chúng du sĩ của Susìma nói với du sĩ Susìma: -- T

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 1 - Tương Ưng Nhân Duyên (18)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [12] Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên (c) VII. Ðại Phẩm Thứ Bảy V. Thành Ấp (Tạp 12.5, Ðại 2,80b) (Tăng 384, Ðại 2) (S.ii,104) 1) ...Tại Sàvatthi. 2) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt, và bị tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly khỏi già và chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến xuất ly khỏi già và chết". 3) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: " Do cái gì có mặt, già chết hiện hữu? Do cái gì, già chết sanh khởi?" 4) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do sanh có mặt nên già chết hiện hữu. Do duyên sanh, nên già chết sanh khởi". 5) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, hữu hiện hữu? Thủ hiện hữu ? Ái hiện hữu ? Thọ hiện hữu? Xúc hiệ

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 2 - Chương 1 - Tương Ưng Nhân Duyên (17)

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 2 [12] Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên (c) VII. Ðại Phẩm Thứ Bảy III. Thịt Ðứa Con (Tạp 15.11 Tử Nhục, Ðại 2, 102b) (S.ii,97) 1) ...Ở Sàvatthi. 2) ...Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay chúng sanh. 3) Thế nào là bốn? Ðoàn thực hoặc thô, hoặc tế; thứ hai là xúc thực; thứ ba là tư niệm thực; thứ tư là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay các loài chúng sanh. 4) Và này các Tỷ-kheo, đoàn thực cần phải nhận xét như thế nào? 5) Ví như, này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng đem theo một ít lương thực đi qua một quãng đường hoang dã, với một đứa con khả ái, thương mến. 6) Rồi này các Tỷ-kheo, trong khi hai vợ chồng ấy đang đi trên con đường hoang vu, số lương thực ít ỏi ấy đi đến hao mòn, khánh tận. Và một vùng hoang vu còn lại chưa được họ vượt qua. 7) Rồi này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng người ấy suy nghĩ: "Ðồ l