Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng Dẫn Đọc

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 9 - Tạng Thắng Pháp

CHƯƠNG IX TẠNG THẮNG PHÁP I. BỘ PHÁP TỤ   (DHAMMASANGANĪ) Bộ Pháp Tụ (Dhammasanganī), cuốn sách đầu tiên của Thắng Pháp, và Paṭṭhāna, cuốn cuối cùng, là hai cuốn quan trọng nhất trong bảy cuốn của Thắng Pháp, cung cấp như là cốt tử tinh hoa của Thắng Pháp.

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 8 - Tập Hợp Bộ Kinh

CHƯƠNG VIII TẬP HỢP BỘ KINH T rong số năm bộ kinh, Tập hợp bộ kinh (Tiểu bộ kinh) chứa một số lớn nhất những luận thuyết (như được liệt kê dưới đây) và nhiều phạm trù pháp nhất. Mặc dù từ ' khuddaka ' nghĩa đen là 'tiểu' hay 'nhỏ', nội dung thực sự của bộ sưu tập nầy không vì lý do gì có thể bị xem là tiểu,nó gồm tương đương hai tạng chính, đó là, tạng Luật và Tạng Kinh, theo hệ thống phân loại. Tính chất tập hợp của bộ sưu tập nầy, gồm không những chỉ những bài kinh do Đức Phật thuyết mà còn là bộ sưu tập những ghi chú lý thuyết ngắn gọn hầu hết bằng kệ thơ, những bản hùng ca của cuộc tự phấn đấu và thành đạt của chư vị Trưởng Lão Tăng cũng như Trưởng Lão Ni, sự tích tiền thân, lịch sử Đức Phật v.v...có thể giải thích cho tiêu đề của nó.

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 7 - TẠNG KINH - Tăng Chi Bộ Kinh

Chương VII TĂNG CHI BỘ KINH   (ANGUTTARA NIKĀYA) B ộ sưu tập những bài kinh nầy, Tăng Chi Bộ Kinh chứa 9557 bài kinh ngắn được chia thành mười một chương được gọi   (Nipāta).   Mỗi chương được chia lại thành nhiều nhóm được gọi là phẩm   (vagga)   thường có mười bài kinḥ Những bài kinh được sắp theo pháp số thứ tự lớn dần, mỗi chương gồm nhiều bài kinh có Pháp số, bắt đầu với pháp số một lên đến pháp số mười một trong mỗi kinh của chương cuối cùng. Từ đó tên là Tăng Chi nghĩa là 'tăng lên từng pháp số'. Chương đầu tiên cho trong mỗi bài kinh mỗi pháp gọi là pháp số một; chương thứ hai trong mỗi bài kinh chứa hai pháp gọi là pháp số hai và chương cuối được gom từ những bài kinh có mười một pháp trong mỗi bài kinh gọi là pháp số mười một. Tăng Chi Bộ Kinh thành cuốn sách có xuất xứ quan trọng về đạo đức và tâm lý Phật Giáo, cung cấp một bản tóm tắt có liệt kê của tất cả các đặc trưng tinh yếu liên quan đến lý thuyết và thực hành pháp.Một phẩm độc nhất vô nhị có tựa đề là P

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 6 - TẠNG KINH - Tương Ưng Bộ Kinh

CHƯƠNG VI TƯƠNG ƯNG BỘ KINH B ộ sưu tập nầy gồm những bài kinh trong Tạng Kinh được gọi Tương Ưng Bộ Kinh gồm 7762 bài có độ dài không đều, đa số là ngắn, được sắp xếp trong một thứ tự đặc biệt tuỳ theo chủ đề thành năm phần chính gọi là Năm Thiên: (a) Thiên có kệ   (Sagāthā Vagga) ,   (b) Thiên Nhân Duyên   (Nidāna Vagga),   (c) Thiên Uẩn   (Khandha Vagga) ,   (d) Thiên Sáu Xứ   (Saḷāyatana Vagga ) và   (e) Thiên Đại Phẩm   (Mahā Vagga). Mỗi thiên chính được chia thành năm năm sáu nhóm gọi là Tương Ưng - kết nhóm theo chủ đề liên quan. Sau khi thấy có những chủ đề liên quan tương ứng với nhau nên được gọi là Tương Ưng, ví dụ Tương Ưng Giác Chi về Bảy Yếu Tố Giác Ngộ, hay sau vài nhân vật chính như Đại Đức   Sāriputta , Vua   Pasenadi   xứ Kosala , hay   Sakka . Tương Ưng   Kosala   là một nhóm những bài kinh liên đến Vua   Pasenadi   xứ   Kosala , Tương ưng   Devatā   đề cập đến chư thiên như   Sakka, Indra, Brahma , v.v... Mỗi tương ưng được chia lại thành nhiều phần làm t

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 5 - TẠNG KINH - TRUNG BỘ KINH

CHƯƠNG V TRUNG BỘ KINH Bộ sưu tập nầy gồm những bài Kinh có độ dài tương đối được làm thành từ một trăm năm mươi hai bài Kinh trong ba tập được là  Paṇṇāsa  (năm mươi). Cuốn đầu tiên được gọi là   Mūlapaṇṇasā , đề cập đến năm mươi bài Kinh đầu tiên trong năm chương, Cuốn thứ hai,  Majhimapaṇṇāsa , gồm năm mươi bài kinh thứ hai cũng trong năm chương; và năm mươi hai bài Kinh cuối cùng được đề cập trong năm chương của cuốn thứ ba  Uparipaṇṇāsa,  nghĩa là hơn năm mươi. Những bài Kinh trong Bộ nầy chiếu nhiều ánh sáng vào những ý tưởng và thể chế xã hội vào những ngày thời đó, và cung cấp những tin tức tổng quát về đời sống kinh tế và chính trị. *

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 4 - TẠNG KINH - TRƯỜNG BỘ KINH

CHƯƠNG IV TẠNG KINH TRƯỜNG BỘ KINH Bộ Sưu Tập Những Bài Kinh Dài Do Đức Phật Thuyết Bộ sưu tập nầy trong Tạng Kinh, tên là Trường Bộ Kinh được gộp thành từ ba mươi bốn bài Kinh dài do Đức Phật thuyết, được chia thành ba phần: (a) Sīlakkhandha Vagga, Giới Phẩm; (b) Mahā Vagga, Đại Phẩm; và (c) Pāthika Vagga, Phẩm bắt đầu bằng những bài Kinh về Pāthika, ẩn sĩ ngoại đạo loã thể. * (a) Giới Phẩm   (Sīlakkhandha Vagga Pāli) Phẩm nầy có mười ba bài Kinh liên rộng đến các loại giới, đó là. Tiểu Giới, giới cơ bản có thể áp dụng cho tất cả; Trung Giới và Đại Giới do đa số Sa Môn và Bà la môn thực hành. Nó cũng thảo luận những tà kiến thịnh hành thời đó cũng như những quan điểm hiến tế và đẳng cấp của bà la môn, và những cách hành đạo khác nhau như pháp khổ hạnh thái quá.

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 3 - Thế nào là Tạng Kinh

CHƯƠNG III THẾ NÀO LÀ TẠNG KINH? Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau. (Một ít bài Kinh được thuyết bởi vài đệ tử xuất sắc của Đức Phật, như Đại Đức Sāriputta, Mahā Moggallāna, Ānanda, v.v.. cũng như những bài tường thuật cũng được bao gồm trong những cuốn sách của Tạng Kinh.) Những bài thuyết pháp của Đức Phật biên soạn lại với nhau trong Tạng Kinh được thuyết giảng cho thích hợp với những tình huống khác nhau, cho những người có căn cơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dầu bài pháp hầu như có ý cho lợi ích của chư tỳ khưu, và liên quan đến việc thực hành đời sống trong sạch và với những lời giải thích về Giáo Pháp, cũng có nhiều bài pháp khác liên quan đến sự tiến bộ vật chất và tinh thần của cư sĩ. Tạng Kinh đem lại ý nghĩa của Giáo Pháp của Đức Phật, diễn tả chúng một cách rõ ràng, che chở và hộ trì chúng chống lại sự xuyên tạc và hiểu lầm. Chỉ như sợi dây phục vụ như sợi chỉ đỏ hướng dẫn người thợ nề trong công việc c

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 2 - Tạng Luật

Chương II TẠNG LUẬT Tạng Luật được kết tập từ năm cuốn sách - Bất Cọng Trụ (Pārājika Pāḷi) - Ưng Đối Trị (Pācittiya Pāḷi) - Đại Phẩm (Mahāvagga Pāḷi) - Tiểu Phẩm (Cūlavagga Pāḷi) - Luật Tạng Tập Yếu (Parivāra Pāḷi) 1. Bất Cọng Trụ   (Pārājika Pāḷi) Pārājika Pāḷi là cuốn sách thứ nhất của Tạng Luật giải thích chi tiết về những điều luật quan trọng liên quan đến Bất Cọng Trụ và Tăng Tàn, cũng như Bất Định và Ưng Xả Đối Trị là những luật nhỏ

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Chương 1 - Thế nào là Tạng Luật?

Chương I THẾ NÀO LÀ TẠNG LUẬT? Tạng Luật - Giới Luật và những Qui tắc tiến hành dành cho Tăng Đoàn Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn. Những luật nầy gồm cả những pháp lệnh có căn cứ của Đức Phật về những phương thúc tác phomg và thu thúc những hành động về cả thân và khẩu. Chúng đề cập đến việc vi phạm giới luật, và có nhũng trườnợp hợp khác nhau của thu thúc và sự khiển trách tuỳ theo tính chất của tội.

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển - Mở đầu

Gs. U KO LAY Yangon, Miến Điện Phật Lịch: 2546 - Dương Lịch: 2003 - Miến Lịch: 1365 Nguyên tác:   " Guide to Tipitaka " Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch