CHƯƠNG IX
TẠNG THẮNG PHÁP
I. BỘ PHÁP TỤ (DHAMMASANGANĪ)
Bộ Pháp Tụ (Dhammasanganī), cuốn sách đầu tiên của Thắng Pháp, và
Paṭṭhāna, cuốn cuối cùng, là hai cuốn quan trọng nhất trong bảy cuốn của Thắng
Pháp, cung cấp như là cốt tử tinh hoa của Thắng Pháp.
Dự định Phân Loại trong Dhammasanganī:
(1) MātikāDự định Phân Loại trong Dhammasanganī:
Dhammasanganī liệt kê tất cả các pháp (hiện tượng) nghĩa là, Tâm
và Tâm sở, và Vật Chất (rūpa). Liệt kê những hiện tượng, chúng được sắp xếp
dưới những tiêu đề khác nhau để làm rõ bản chất chân thực chức năng và quan hệ
hổ tương cả nội giới (trong ta) và ngoại giới của chúng. Dhammasanganī bắt đầu
với danh sách hoàn tất những tiêu đề gọi là Mātika. Mātika phục vụ như bản phân
loại các tâm không những trong Dhammasanganī mà còn trong toàn bộ hệ thống
Thắng Pháp.
Mātika gồm tất cả là 122 nhóm, trong đó 22 nhóm đầu tiên được gọi
là Tika hay Triad (Tam Pháp), những pháp đó được chia thành dưới các mẫu đề; và
100 pháp còn lại gọi là Duka hay Dyad, những pháp đó được chia dưới tiêu đề là
Nhị Mẫu Đề.
Các ví dụ của Tam Mẫu Đề là:
(a) Tam Pháp Thiện
- Pháp thiện, kusala
- Pháp bất thiện, akusala
- Pháp duy tác, abyakata
- Pháp bất thiện, akusala
- Pháp duy tác, abyakata
(b) Tam Pháp Thọ có câu hữu
- với thọ lạc
- với thọ khổ
- với thọ trung tính
- với thọ khổ
- với thọ trung tính
Các ví dụ của Nhị Mẫu Đề là:
(a) Nhị Mẫu Đề Căn
- các pháp là các căn (hetu)
- các pháp không phải là các căn (na-hetu)
- các pháp không phải là các căn (na-hetu)
(b) Nhị Mẫu Đề có căn: Pháp
- câu hữu với căn
- không câu hữu với căn
- không câu hữu với căn
Kết thúc Mātika là danh sách các phạm trù pháp có tên là
Suttantika Mātika làm thành 42 nhóm pháp được tìm thấy trong các bài kinh.
(2) Bốn Phần
Căn cứ vào Matika nầy của Tam Mẫu Đề và Nhị Mẫu Đề, Dhammasanganī
được chia thành bốn phần:
- Cittupāda Kanda: Phần về sự sanh khởi của tâm và tâm sở.
- Rūpa Kanda: Phần liên quan đến vật chất.
- Nikkhepa Kanda: Phần tránh chi tiết hoá
- Atthakathā Kanda: Phần phụ chú tóm tắt.
Trong bốn phần, hai phần đầu, đó là Cittuppāda Kanda và Rūpa Kanda
tạo thành phần chính yếu của cuốn sách. Chúng đưa ra mẫu nghiên cứu kỹ lưỡng
vào bản chất, đặc điểm chức năng và mối tương quan của mỗi pháp được liệt kê
trong Mātika, bằng cách cung cấp việc phân tích mẫu ôn lại Tam Mẫu đề đầu tiên,
đó là, đó là Tam Mẫu Đề Thiện, Bất Thiện và Duy Tác Pháp. Cittuppāda Kanda liên
quan đến việc liệt kê hết thảy của tất cả những trạng thái tâm dưới các đề mục
Thiện và Bất Thiện; Rūpakanda liên quan đến tất cả các trạng thái của vật chất
đến dưới đề mục Duy Tác; Asankhata Dhātu (Niết Bàn) cũng được nói đến, không
thể dùng ngôn từ để bàn về nó.
Nikkhepa Kanda, phần thứ ba, mô tả không quá chi tiết cũng không
quá ngắn gọn, bản tóm tắt sự phân chia tất cả các Tam Mẫu Đề và Nhị Mẫu Đề, hầu
nội dung và ý nghĩa đầy đủ của chúng sẽ trở nên bao quát và toàn diện.
Atthakathā Kanda, phần cuối của cuốn sách có cùng bản chất với
phần ba, là một bản tóm tắt các pháp dưới những tiêu đề khác nhau của các nhóm
Tam Mẫu Đề và Nhị Mẫu đề. Nhưng trong đó cung cấp tính cách cô đọng hơn. Như
vậy bản phụ lục cuốn sách đầu tiên của Thắng Pháp để dễ ghi nhớ.
(3) Thứ tự và phân loại của các loại tâm được luận trong Cittuppāda Kanda
Trước hết, Cittuppāda Kanda giới thiệu các loại tâm được sắp xếp
dưới ba tiêu đề của Tam Mẫu Đề đầu tiên, đó là, (i) Thiện Pháp nghĩa là Tâm
Thiện và các tâm sở (iii) Duy Tác Pháp nghĩa là Tâm Không Xác định và các tâm
sở của nó. Danh sách các tâm sở của mỗi pháp là khá dài và lập lại.
Việc diễn tả các loại tâm được diện theo loại đặc biệt, ví dụ-
Thiện Pháp, trong hình dạng hỏi và đáp, liên quan đến cõi giới của tâm: Dục
Giói (kamāvacara); Sắc giới (Rūpavacara), Vô sắc giới (Arūpavacara); Tebhūmaka
liên quan đến Tam giới; hay Siêu Thế Giới (Lokuttara), không liên quan đến Tam
Giới nầy.
Loại tâm của mỗi cõi lại được chia thành nhiều loại khác nhau, ví
dụ; có tám loại tâm thiện dục giới: tâm thiện thứ nhất; tâm thiện thứ hai,
v.v..., mười hai loại tâm bất thiện; tám loại tâm thiện Dị Thục Vô Nhân và tám
loại tâm Dị Thục Hữu Nhân dưới tiêu đề Tâm Duy Tác.
Sau đó những loại khác nhau nầy được phân tích thêm tuỳ thuộc:
- Dhamma Vavatthana Vara nghĩa là tính chất đặc biệt, hoặc là câu
hữu với hỷ v.v... nghĩa là với hỷ (somanassa), ưu (domanassa), lạc (sukha), khổ
(dukkha), hay xả (upekkha)
- Kotthasa vara, nhóm pháp. Có 23 phạm trù của pháp, có kết quả từ
nhóm tổng hợp pháp thành phạm trù riêng như là Khandhas: Ngũ Uẩn, Āyatana :Lục
Căn, dhātu :Tứ Đại...
- Suññata Vāra, nhấn mạnh vào sự kiện rằng không có ta (atta) hay
Jīva) sự sống đằng sau tất cả các pháp nầy; chúng chỉ những hỗn hợp, hình thành
do nhân và duyên, không có vật chất nào tồn tại.
Phương pháp tương tự được phỏng theo các loại tâm bất thiện và duy
tác.
(4) Rūpa Kanda
Bởi Dhammasanganī xếp các pháp (danh) cũng như vật chất trong hệ thống
phân loại tương tự như nhau, Rūpa Kanda chỉ là sự tiếp nối sự phân chia của
Pháp dưới những tiêu đề của Tam Mẫu Đề đầu tiên, có phần đầu tiên là Cittuppāda
Kanda. Trong Cittuppāda Kanda, các pháp được liệt kê dưới tiêu đề 'Duy Tác' chỉ
được làm một phần bởi vì loại pháp 'Duy Tác' chỉ được làm một phần bởi vì loại
pháp Duy Tác gồm không những chỉ những trạng thái tâm, không thiện cũng không
bất thiện mà còn tất cả các trạng thái của vật chất và Asankhatā Dhātu hay Niết
Bàn. Pháp dưới tiêu đề Duy Tác đã bị bỏ ra khỏi Cittuppāda Kanda, được bàn kỹ
trong Kanda nầy.
Phương pháp ở đây tương tự như, có sự khác nhau đối với tâm sở,
những vật cấu thành vật chất, đó là bốn yếu tố chính (tứ đại) và những đặc tính
vật chất chiết ra từ chúng cùng với những đặc điểm và những mối quan hệ của
chúng được phân tích và xếp loại.
II. PHÂN TÍCH BỘ (VIBHANGA
PĀḶI)
Cuốn thứ hai của Tạng Thắng Pháp -Phân Tích Bộ (Vibhanga) cùng với
cuốn thứ nhất bộ pháp tụ (Dhammasanganī) và cuốn thứ ba Dhātukathā, hình thành
một nền tảng có liên quan hệ chặt chẽ cho sự hiểu biết sâu sắc và thích hợp
Giáo Lý của Đức Phật. Trong lúc Dhammasanganī có đôi mắt chim nhìn thấy toàn
cảnh của các nhóm Tam Mẫu đề, Nhị Mẫu Đề với sự sắp đặt có hệ thống hơn dưới
những tiêu đề được phân loại, Vibhanga và Dhātukathā giới thiệu cận cảnh của
phần được chọn lọc trong những nhóm đó giới thiệu chi tiết tỉ mỉ hơn.
Như vậy, Koṭṭhāsa Vāra trong Dhammasanganī giải thích cái gì và
bao nhiêu āyatana, dhātu, āhāra, indriya, jhānanga,v.v.. được kể trong Nhóm Tam
Mẫu Đề và Nhị Mẫu Đề. Nhưng nó không cung cấp tin tức hoàn tất về pháp nầy.
Chính Phân Tích Bộ cung cấp kiến thức đầy đủ về chúng, kể ra bản chất đích thực
của mỗi pháp, những thành phần và mối quan hệ của nó đối với những pháp khác.
Phân Tích Bộ được chia thành 18 chương, mỗi chương đề cập đến
phương diện đặc biệt của Pháp, phân tích và điều tra đầy đủ vào mỗi thành phần.
Sự sắp đặt và liệt kê thành nhóm và tiêu đề theo hệ thống tương tự
như trong Bộ Pháp Tụ.. Do đó, Phân Tích Bộ (Vibhanga) được xem như Chú Giải của
Bộ Pháp Tụ (Dhammasanganī).
Phân Tích Bộ (Vibhanga) giải thích toàn diện những phạm trù sau
đây của Pháp.
(i) Uẩn
(ii) Xứ
(iii) Lợi
(iv) Sự Thật
(v) Căn
(vi) Duyên Khởi
(vii) Niệm Xứ
(viii) Sammappadhana
(ix) Thần Thông
(x) Giác Chi
(xi) Đạo
(xii) Thiền
(xiii) Vô Lượng Tâm
(xiv) Học G iới
(xv) Tuệ Phân Tích
(xvi) Trí
(xvii) Hỗn Hợp Nhóm
(xviii) Tâm Pháp
(ii) Xứ
(iii) Lợi
(iv) Sự Thật
(v) Căn
(vi) Duyên Khởi
(vii) Niệm Xứ
(viii) Sammappadhana
(ix) Thần Thông
(x) Giác Chi
(xi) Đạo
(xii) Thiền
(xiii) Vô Lượng Tâm
(xiv) Học G iới
(xv) Tuệ Phân Tích
(xvi) Trí
(xvii) Hỗn Hợp Nhóm
(xviii) Tâm Pháp
Mỗi phạm trù được phân tích và thảo luận trong hay tất cả ba của
phương pháp phân tích sau đây: Suttanta bhājanīya - ý nghĩa của các từ và sự
phân loại các pháp được quyết định theo phương pháp Kinh (Suttanta); Abhidhamma
bhājanīya - ý nghĩa của từ và sự phân tích các pháp được quyết định theo phương
pháp Abhidhamma (Thắng Pháp); Pañcha pucchaka, thảo luận trong hình thức hỏi
đáp.
Danh sách ở trên cho thấy 18 phạm trù và chúng được chia thành ba
nhóm. Nhóm thứ nhất gồm từ số (i) - (vi) liên hệ đến những cấu thành của tâm và
vật chất và hai định luật có bản chất mà chúng thường xuyên phải chịu đó là
Luật Vô Thường và Luật Nhân Duyên. Nhóm thứ hai gồm từ số (vii) - (x) liên quan
đến thực hành đời sống phạm hạnh đưa chúng sanh thoát khổ và vòng sanh tử luân
hồi. Sáu phạm trù còn lại phục vụ như phần phụ lục cho hai nhóm trước, cung cấp
tin tức đầy đủ và những chi tiết cần thiết.
III. DHĀTUKATHĀ
PĀḶI
Dù cuốn thứ ba của Tạng Thắng Pháp là một luận thuyết nhỏ, nó được
xếp cùng hai cuốn đầu tiên hình thành tam thuyết quan trọng, phải được tiêu hoá
kỹ để hiểu đầy đủ Thắng Pháp. Vibhanga, cuốn thứ hai, có một chương hoàn toàn
dành để phân tích các dhātu, nhưng chủ đề của dhātu quá quan trọng đến nỗi luận
thuyết riêng biệt nầy dành cho nó sự quan tâm thấu đáo hơn. Phương pháp phân
tích ở đây khác hẳn với phương pháp được dùng trong Vibhanga.
Dhātukathā nghiên cứu cách các pháp được liệt kê trong Tam Mẫu Đề
và Nhị Mẫu Đề của Mātika liên quan đến ba phạm trù Khandha, āyatana và dhātu.
Những phạm trù nầy được thảo luận trong 14 cách nghiên cứu phân tích bao gồm 14
chương của Dhātukathā..
IV. NHÂN CHẾ ĐỊNH (PUGGALAPAÑÑATTI
PĀḶI)
Thắng pháp quan tâm chính đến việc nghiên cứu các sự thật trừu
tượng bằng những thuật ngữ tuyệt đối. Nhưng khi diễn tả các pháp trong những
phương diện khác, nó không thể chỉ sử dụng thuật ngữ tuyệt đối. Rõ ràng thuật
ngữ quy ước của ngôn ngữ hằng ngày phải được sử dụng có quy ước; loại thứ nhất
liên quan đến những thuật ngữ diễn tả các pháp thực sự tồn tại trên thực tế và
loại thứ hai mô tả những pháp không tồn tại trên thực tế.
Ba cuốn sách đầu tiên của Thắng Pháp điều tra sự thật tuyệt đối
của trong một hệ thống có kế hoạch của việc phân tích chi tiết dụng những thuật
ngữ như Khandha, Āyatana, Dhātu, Sacca, Indriya. Những thuật ngữ nầy chỉ những
biểu thị để diễn đạt những vật có tồn tại và do đó được xếp vào loại như là sử
dụng quy ước của loại thứ nhất. Đối với loại sử dụng quy ước thứ hai thuộc về
việc diễn đạt như đàn ông, đàn bà, cá nhân,v.v.. chúng không tồn tại trên thực
tế, nhưng dĩ nhiên là thiết yếu để truyền thông tư tưởng.
Do đó, nó trở nên cần thiết để phân biệt hai loại sự thật rõ ràng
nầy. Nhưng như những thuật ngữ Khandha, Āyatana, Dhātu, Sacca và Indriya có
liên hệ tỉ mỉ trong ba cuốn đầu, chúng chỉ đề cập ngắn gọn ở đây. Những thuật
ngữ được dùng trong loại thứ hai liên hệ đến những cá nhân được đề cập nhiều
hơn và kỹ hơn trong luận thuyết nầy; do vậy tựa của nó là Puggala paññatti, sự
chế định của mỗi cá nhân. Những loại cá nhân khác nhau, cách liệt kê chúng được
dùng trong Tăng Chi Bộ Kinh.
V. KATHĀVATTHU
PĀḶI
Kathāvatthu, như Puggalapaññatti, ngoài hệ thống thông thường của
Thắng Pháp. Nó không đề cập đến bản chất khó hiểu của pháp. Nó liên quan chủ
yếu đến những tà kiến như "Người tồn tại, Ngã tồn tại, Linh Hồn tồn
tại" - nổi bật ngay trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế hay những tà kiến
như "Ala Hán rớt khỏi quả vị Ala hán" nổi lên sau khi Đức Phật Niết
Bàn.
Khoảng 218 năm sau khi Phật Niết Bàn có tất cả là 18 phái, tất cả
đều tuyên bố là những giáo lý của Đức Phật. Trong số nầy chỉ có Thượng Toạ bộ
thực sự là chính thống, trong lúc đó những phái còn lại đều phạm tội ly giáo.
Hoàng đế Asoka bắt đầu thanh lọc và sa thải những phần tử không trong sạch ra
khỏi Tăng Đoàn với sự hướng dẫn và trợ giúp củaTrưởng Lão Moggaliputta Tisa- đã
đắc A la hán. Dưới sự chỉ đạo của ngài, Tăng đoàn tổ chức hoà hợp Lễ Bát Quan
Trai mà nó không được tổ chức trong bảy năm qua vì sự bất hoà chia rẽ và sự hiện
diện của những Tỳ khưu giả mạo trong Tăng đoàn.
Ở hội nghị đó, Đại Đức Moggaliputta Tissa giải thích những quan
điểm và viết ra năm trăm lời tuyên bố chính thống và năm trăm lời tuyên bố của
những quan điểm nầy được một ngàn vị trưởng lão được chọn và tham gia Hội Nghị
Kết Tập Tam Tạng lần thứ ba, để hình thành Thắng Pháp Tạng.
VI. YAMAKA
PĀḶI
Dhammasanganī, Vibhanga và Dhātukathā khảo sát Pháp và phân loại
chúng như chúng tồn tại trong thế giới thực tại, gọi là Sankharaloka (Hành
Giới), puggala paññatti và Kathāvatthu liên hệ đến chúng sanh và những nhân
cách cũng tồn tại trong thế giới riêng của thực tại rõ ràng gọi là Sattaloka
(Chúng Sanh Giới). Nơi pháp của Hành Giới và chúng sanh của Chúng Sanh Giới
cùng tồn tại có tên là Okāsa Loka (Hiện Giới). Yamaka bắt đầu định nghĩa và
phân tích sự tương quan của các pháp và những nhân cách khi chúng tồn tại trong
tam giới nầy.
Cuốn nầy được hoàn thành trong dạng câu hỏi đôi vì vậy có tên là
Song Đối (Yamaka). Tiến trình thuận của chuyển đổi (anuloma) và tiến trình
nghịch (patiloma) được áp dụng để quyết định việc hoàn tất quy nhập và giới hạn
của một từ trong mối tương quan của nó với những pháp khác. Bản chất lập lờ của
một từ (samsaya) được tránh nhờ chỉ rõ, bằng sự sắp đặt những câu hỏi được cân
nhắc đặc biệt như thế, những nghĩa khác của từ không thích hợp như thế nào.
Những cặp song đối sau đây có thể được lấy làm ví dụ.
Đối với câu hỏi 'Có phải tất cả các vật chất có thể được gọi là
Vật Chất Uẩn (Rūpakkhandha) không?' Câu trả lời là 'vật chất cũng được dùng
trong những diễn đạt như 'bản chất đáng yêu' (piya rūpa), của bản chất như thế
(eva rūpa), nhưng ở đó không có nghĩa là Vật Chất Uẩn (Rūpakkhandha).
Nhưng đối với câu hỏi 'Có phải tất cả Vật Chất Uẩn (Rūpakkhandha)
được gọi là vật chất không? Câu trả lời là 'phải', bởi vật chất uẩn là thuật
ngữ rất rộng và gồm cả những thuật ngữ như Piya rūpa, eva rūpa, etc.
VII. PAṬṬHĀNA
PĀḶI
Patthāna là cuốn thứ bảy và cuốn cuối của Thắng Pháp, được gọi là
Mahā Pakārana, ' Đại Bổn' tuyên bố địa vị chiếm giữ tối cao và đỉnh cao tuyệt
vời nó đạt được trong việc điều tra truy cứu của và bản chất tuyệt đối của tất
cả các pháp trong Vũ Trụ.
Dhammasanganī liệt kê tất cả các pháp nầy và tuyên bố chúng dưới
những nhóm Tam Mẫu Đề và Nhị Mẫu Đề. Vibhanga phân tích chúng để chỉ những pháp
chứa trong những phạm trù chính của Khandha, āyatana, dhātu, v.v... Dhātukathā
nghiên cứu mối tương quan của các pháp được liệt kê trong Mātikā với mỗi bộ
phận cấu thành của những phạm trù chính nầy của Khandha, āyatana và dhātu. Song
Đối (Yamaka) quyết định tính mơ hồ, lưỡng nghĩa của mối quan hệ trong và ngoài
(nội ngoại) của mỗi pháp. Patthāna hình thành cuốn cuói Thắng Pháp đêm lại tất
cả những mối quan hệ như thế trong hình thức cùng hợp tác để chỉ rằng tất cả
các pháp không tồn tại như những tại biệt nhưng chúng tạo thành một hệ thống có
sắp xếp tốt trong đó đơn vị nhỏ nhất duyên những đơn vị còn lại của nó và cũng
duyên trở lại. Việc sắp xếp hệ thống nầy là quá ư rắc rối, phức tạp, sâu sắc,
thâm thuý và không thể thăm dò được.
ĐỀ CƯƠNG PAṬṬHĀNA - HỆ THỐNG CÁC MỐI QUAN HỆ
Patthāna, là chữ kép của từ 'pa' và 'thāna' nghĩa là hệ thống các
mối quan hệ. Luận thuyết vĩ của Patthāna sắp xếp tất cả các pháp hữu vi. (22
Tam Mẫu Đề và 100 Nhị Mẫu Đề của Matika), dưới 24 loại quan hệ, mô tả và phân
loại chúng thành một hệ thống vận hành của các pháp trong vũ trụ. Cả thế được
chia thành bốn phần lớn, đó là:
(i) Anuloma Paṭṭhāna: nghiên cứu trường hợp các duyên (paccaya)
tồn tại giữa các pháp.
(ii) Paccaniya Paṭṭhāna: nghiên cứu những trường hợp trong đó các
quan hệ không tồn tại giữa các pháp.
(iii) Anuloma Paccaniya Paṭṭhāna: nghiên cứu trường hợp trong đó
vài mối liên hệ (paccaya) trong đó chúng không tồn tại giữa các pháp, nhưng các
trường hợp khác tồn tại.
(iv) Paccaniya Anuloma Paṭṭhāna: nghiên cứu những trường hợp trong
đó vài mối quan hệ không tại giữa các pháp, nhưng những trường hợp khác có tồn
tại.
Hai mươi bốn mối quan hệ (paccaya) được áp dụng vào bốn phần lớn
nầy trong sáu cách sau đây:
(i) Tika Paṭṭhāna: Hai mươi bốn paccaya được áp dụng vào các pháp
trong hai mươi bốn nhóm Tam Mẫu Đề của chúng.
(ii) Duka Paṭṭhāna: Hai mươi bốn paccaya được áp dụng vào các pháp
trong 100 Nhị Mẫu Đề với hai mươi hai nhóm Tam Mẫu Đề.
(iii) Duka-Tika Paṭṭhāna
(iv) Tika-Duka Paṭṭhāna
Hai mươi bốn paccaya được áp dụng vào các pháp trong hai mươi hai
nhóm Tam Mẫu Đề của chúng có 100 nhóm Nhị Mẫu Đề.
(v) Tika-Tika: Hai mươi bốn paccaya được áp dụng vào các pháp
trong hai mươi hai nhóm Tam Mẫu Đề với nhau.
(vi) Duka-Duka Paṭṭhāna: Hai mươi hai paccaya được áp dụng với các
pháp trong các nhóm Nhị Mẫu Đề của chúng với nhau.
Bốn Paṭṭhāna của bốn phần lớn khi hoán vị với sáu paṭṭhāna của sáu
cách kết quả trong hai mươi bốn tiểu luận tạo thành một bản sưu tập khổng lồ
Thắng Pháp trừu tượng được biết là Mahāpakarana hay như chú giải gọi nó là "Ānantanaya Samanta Paṭṭhāna' để chỉ sự phong phú và độ sâu không
thể dò của nó.
Kết Thúc
-ooOoo-
Trích nguồn: budsas.org
Nhận xét
Đăng nhận xét