Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mind Map 03 - KINH TRƯỜNG BỘ - 02. Kinh Sa-môn quả

... Này Ðại vương, ví như tại dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: "Ðây là hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Ðây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ". Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường

Mind Map 02 - KINH TRƯỜNG BỘ - 01.Kinh Phạm Võng (Lưới Trời)

Kết luận: 32. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú với bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

Mind Map 01 - SỰ THỰC THẾ GIAN

- Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? - Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Đối Trị Tâm Sân Hận

1. Sân hận là gì? Sân hận hay giận dữ là một trạng thái tình cảm rất thông thường của con người. Hầu như ai cũng từng nổi giận, trong một thời điểm nào đó, với một mức độ nào đó, khi đối diện với một người hay một điều kiện không vừa lòng. Dù vậy cũng nên xem các bậc hiền triết xưa nay định nghĩa sân hận như thế nào. Chí Tôn Ca định nghĩa như sau: "Tham ái sinh ra từ sự dính mắc, và sân hận sinh ra từ tham ái. Cả tham ái lẫn sân hận đều là sản phẩm của tâm. Sân hận là cánh cửa mở vào địa ngục vì nó dẫn đến sự huỷ diệt bản ngã."

Kinh Tăng Chi Bộ - Hai pháp Trắng che chở Thế Giới

7. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp đen. Thế nào là hai? Không tàm và không quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đen. 8. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp trắng. Thế nào là hai? Tàm và quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp trắng. 9. Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai? Tàm và quý. Nếu hai pháp trắng này, không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ hay là em, chị của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay đây là chị em của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.

Kinh Tăng Chi Bộ - Khóc Than và Điện Loạn

103.- Khóc Than - Này các Tỷ-kheo, đây được xem là khóc than trong giới luật bậc Thánh, tức là ca vịnh.  Này các Tỷ-kheo, đây được xem là điên loạn trong giới luật bậc Thánh, tức là múa nhảy.  Này các Tỷ-kheo, đây được xem là trẻ con trong giới luật bậc Thánh, tức là cười quá đáng để lộ cả răng.  Do luật này, này các Tỷ-kheo, hãy phá cây cầu đi đến hát. Hãy phá cây cầu đi đến múa nhảy. Thật là vừa đủ nếu các Thầy được hoan hỷ đúng pháp, mỉm cười để tỏ là các Thầy được hoan hỷ.

HÀNH THIỀN - Một nếp sống lành mạnh trong sáng, Một phương pháp giáo dục hướng thượng

Hành Thiền Một nếp sống lành mạnh trong sáng, Một phương pháp giáo dục hướng thượng Hòa thượng Thích Minh Châu Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên, 1993 _________________ Mục lục Phần I. Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật A. Sửa soạn hành Thiền B. Đoạn trừ các Triền cái C. Chứng Sơ thiền cho đến Đệ Tứ thiền Phần II. Phương pháp Hành trì A. Vài điều nên tránh B. Phương pháp Hành trì Phần III. Lợi ích của hành Thiền và trích dẫn kinh điển I. Niệm hơi thở ra, hơi thở vô, có quả lớn (Tương Ưng, V) II. Kinh Kappina (Tương Ưng, V) III. Kinh Ngọn đèn (Tương Ưng, V) IV. Kinh Vesali (Tương Ưng, V) V. Kinh Kimbila (Tương Ưng, V) VI. Kinh Ananda(Tương Ưng, V) VII. Kinh Nhập tức Xuất tức Niệm (Anapanasati sutta, Trung Bộ Kinh)

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 13 - Tương Ưng Thiền

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [34] Chương XIII: Tương Ưng Thiền I. Thiền Ðịnh Thiền Chứng (Tạp 31, Ðại 2,222c) (S,iii,263) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn? 4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định. 6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. 7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. 8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng t

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 12 - Tương Ưng Vacchagota

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [33] Chương XII: Tương Ưng Vacchagota I. Vô Tri (1) (S.iii,257) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagota đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagota bạch Thế Tôn: -- Do nhân gì, do duyên gì, này Tôn giả Gotama, một số tà kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là không thường còn"; hay "Thế giới hữu biên" hay "Thế giới vô biên"; hay "Sinh mạng và thân thể là một" hay "Sinh mạng và thân thể là khác"; hay "Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"? 4) -- Do vô tri đối với sắc, này Vaccha, do vô tri đối với sắc tập khởi, do vô tri đối với sắc đoạn diệt, do vô tr