Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi Tiên Vấn Đáp

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 157. Cái gì không do nhân, nghiệp, thời tiết sanh?

157. Cái gì không do nhân, nghiệp, thời tiết sanh? - Thưa Đại đức! Tất cả những gì được sanh ra trong thế gian này đều do nhân, nghiệp hay thời tiết. Đấy là điều mà trẫm được học hỏi. Vậy thì có cái gì được sanh ra mà không do nghiệp, nhân hay thời tiết không? - Có chứ, tâu đại vương! Hư không và Niết bàn không sanh ra bởi nhân, nghiệp hay thời tiết. - Cái gì biết thì đại đức nói biết, cái gì không biết thì đại đức nên nói là không biết, chứ đừng nói những điều phản lại lời dạy của Đức Tôn sư! - Tại sao đại vương nói nặng lời với bần tăng như thế? - Thưa, vì Đức Toàn Giác dạy rằng: "Đạo này là nhân sẽ làm cho thấu rõ Niết bàn". Như thế, Niết bàn là có nhân sanh hẳn hòi, còn ngài lại bảo Niết bàn không do nhân sanh!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 156. Bậc A-la-hán còn phạm giới?

156. Bậc A-la-hán còn phạm giới? - Bậc A-la- hán còn si mê không đại đức? - Tâu, đã xa lìa hẳn si mê rồi. - Thế các ngài còn phạm giới không? - Có đôi khi còn giới phạm, tâu đại vương! - Giới phạm do trường hợp nào, lý do nào?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 155. Trên thế gian này cái gì không sanh?

155. Trên thế gian này cái gì không sanh? - Thưa đại đức! Trên thế gian này, từ những bậc thượng đẳng như Đức Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác, Phật Thinh Văn Giác... tuy được gọi là Vô sanh, nhưng quả thật những vị ấy đã có mặt giữa thế gian, đã sanh ra từ thế gian! - Vâng, bần tăng đồng ý. - Các đức Chuyển luân Thánh vương, vua chúa, chư thiên, loài người... đều được sanh ra như thế? - Tâu, vâng. - Nói rộng ra, người có của hoặc người không có của, là khổ hoặc vui, là nữ hay nam, có phước, có tội... tất thảy... đều y như thế? - Tâu, vâng. - Chúng sanh các loại, từ noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh... cũng vậy nữa? - Quả vậy. - Loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Các loại dạ xoa, ma da, cưu bàn trà (kumbhanda), a tu la, càn thát bà, cẩn na la, rồng, đại bàng, voi, ngưa, trâu, bò, lạc đà, lừa, dê, cừu, nai, heo, sư tử, cọp beo, gấu, chó sói, chó nhà, chó rừng... hẳn cũng đều được sanh ra giống nhau. - Dĩ nhiên rồi! - Rồi, cả kim, ngân, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 153. Nước có sanh mạng chăng?

153. Nước có sanh mạng chăng? - Thưa đại đức! Nước có sanh mạng chăng? - Tâu đại vương! Nước vốn không có tâm, không có thức, không có sự sống, làm sao lại có sanh mạng được! - Thưa, theo trẫm được hiểu, những người ngoại đạo quan niệm rằng, nước lạnh là nước sống, nước nóng là nước chết, nên họ chỉ uống nước nóng thôi. Họ chê trách các sa môn Thích tử uống nước lọc, nước lạnh là giết hại chúng sanh. Điều ấy phải nên giải thích như thế nào? - Đấy là tà kiến, thấy sai, hiểu lầm, tâu đại vương! Nước không có sanh mạng nên chẳng phải là chúng sanh. - Vâng, trẫm cũng biết thế, nhưng họ bảo rằng, nước có sanh mạng, là chúng sanh; vì khi đun nước, nước đau quá nên nước sôi lên, nước kêu lên, nước sủi bọt; chứng tỏ nước có tâm, có thức biết cảm giác như tất cả giống hữu tình khác.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 152. Cư sĩ phá giới và sa môn phá giới, hậu quả tội lỗi nặng nhẹ ra sao?

152. Cư sĩ phá giới và sa môn phá giới, hậu quả tội lỗi nặng nhẹ ra sao? - Tu hành mà phá giới tất là tội nặng rồi, phải không đại đức? - Hẳn vậy. - Một người cư sĩ phá giới và một sa môn phá giới, ai tội nặng hơn ai? Đại đức Na tiên mỉm cười: - Đại vương thử phát biểu ý mình xem sao! - Vâng, theo trẫm, cả hai cùng phá giới, ắt sa môn sẽ tội nặng hơn! - Tại sao? - Vì sa môn ăn cơm của thí chủ, sàng tọa, y áo, thuốc men đều là nợ của thập phương. Sa môn còn giữ gìn phẩm hạnh để làm gương, để dạy dỗ thiện tín, môn đồ... Chỉ chừng ấy thôi, trẫm đã xác định là sa môn phải mang tội nặng, tối thiểu là gấp đôi so với cư sĩ.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 151. Người đã phạm "bất cộng trụ", xin tu lại, có đắc được đạo quả không?

151. Người đã phạm "bất cộng trụ", xin tu lại, có đắc được đạo quả không? - Thưa đại đức! Người đã phạm "Bất cộng trụ", xin tu lại, nhưng y không biết gì về tội bất cộng trụ, không hay mình phạm tội bất cộng trụ, không có ai nhắc nhở, chỉ bảo đấy là bất cộng trụ. Và chính người xin tu lại ấy không nghĩ rằng mình phạm bất cộng trụ, cứ nghĩ mình tốt, trong sạch; vẫn tinh tấn, kiên trì để hy vọng giác ngộ đạo quả cao siêu. Nhưng người ấy có thể nào chứng đắc đạo quả cao siêu không thưa đại đức? - Tâu đại vương! Đã phạm và đang phạm bất cộng trụ dẫu vì lý do nào, cũng không thể chứng đắc đạo quả cao siêu! Họ nỗ lực, tinh tấn mấy cũng vô ích mà thôi! - Đại đức phải giải thích chứ?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 150. Giải thêm về "tâm không động"

150. Giải thêm về "tâm không động" - Xin đại đức giảng thêm ở chỗ "tâm không động"? Thân động mà tâm không động quả là phi thường! Thế ngài có ví dụ nào cụ thể, dễ hiểu chăng?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 149. Thân thọ khổ, tâm có thọ khổ chăng?

149. Thân thọ khổ, tâm có thọ khổ chăng? - Thưa đại đức! Khi thọ khổ phát sanh, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ấy, còn phàm phu thì thọ luôn cả hai thọ khổ, có phải vậy chăng? - Xin đại vương nói rõ hơn một tí nữa. - Thưa, có nghĩa rằng, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ở nơi thân, còn phàm phu thì thọ khổ cả thân lẫn tâm? - Đúng thế. - Vậy khi thân A-la-hán đau, tâm vị ấy không đau sao? - Tâu, vâng! - Có nghĩa là thân và tâm vị A-la-hán không liên hệ gì với nhau cả! - Không phải thế, nó tương quan liên hệ với nhau. Đức vua Mi-lan-đà mỉm cười: - Đại đức không cảm nghe là kiến giải ấy mâu thuẫn nhau ư? Thân và tâm liên quan, nhưng khi thân thọ khổ mà tâm không thọ khổ? Lý lẽ ấy chẳng thuyết phục chút nào?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 148. Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của Đức Bổn Sư!

148. Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của Đức Bổn Sư! - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng? - Tâu, không hẳn thế. Có rất nhiều vị đắc quả Tứ thánh. Có nhiều vị đang trên đường. Có nhiều vị còn ít phàm tính. Có nhiều vị còn nhiều phàm tục, lắm tham, sân, si v.v... - Các bậc thanh tịnh, cao quý đã chứng đắc quả Thánh thì sẽ làm cho giáo hội trang nghiêm, đẹp đẽ, tôn quý hơn lên, chúng ta không đề cập ở đây. Những vị đang trên đường kiên trì, tinh tấn thực hành giáo pháp thì trước sau cũng đạt được mục đích tối thượng, chúng ta cũng không đem ra bàn. Trẫm chỉ hỏi đến hai hạng người cuối: những vị nhiều phàm tính và ít phàm tính - những vị ấy có khả năng chứng ngộ đạo quả chăng? Hoặc trong tương lai, họ sẽ ra sao? - Tâu, có thể có người đạt quả vị nhỏ hoặc không đắc đạo quả nào

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 147. Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần?

147. Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần? - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng, các Đức Phật giác ngộ những điều giống nhau, thuyết những pháp giống nhau, giới luật ban hành cũng giống nhau..., có phải thế không ạ? - Tâu, vâng! - Một vị Phật xuất hiện ở thế gian như thế, cuộc đời sẽ rất đẹp, hoàn thiện và tươi sáng thêm lên, có phải thế không ạ? - Tâu, vâng! - Thế tại sao hai bậc Toàn Giác không xuất hiện một lúc để cùng hỗ trợ cho nhau, tương trợ nhau để xiển dương chánh pháp? Nếu vậy thì cuộc đời này sẽ tốt đẹp gấp đôi, hoàn thiện gấp đôi, và xán lạn tươi đẹp cũng gấp đôi! Và như thế thì đạo Phật sẽ huy hoàng, lan tràn trong hoàn vũ, tế độ được gấp bội chúng sanh trời, người hơn nữa. Xin đại đức chỉ giáo cho điều này?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 146. Tại sao có lúc Đức Phật xưng mình là bà-la-môn, có khi xưng mình là vua?

146. Tại sao có lúc Đức Phật xưng mình là bà-la-môn, có khi xưng mình là vua? - Thưa đại đức! Bà-la-môn là giai cấp tu sĩ ngoại đạo, tôn thờ thần linh, có gia đình hoặc xuất gia, thuộc về giáo phái tà kiến... có phải thế không ạ? - Tâu, vâng! - Thế sao Đức Đạo Sư tối thượng của chúng ta, đôi chỗ lại tự xưng mình là bà-la-môn, ví dụ như ngài nói: "Như Lai là một bà-la-môn, cũng đi trì bình khất thực, xin cơm của thí chủ để nuôi mạng...", điều ấy có đúng chăng? Có cần thiết phải hạ mình như thế chăng? Ngài không ngại thế gian hiểu lầm chăng?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 145. Về cái nhà không mái của người thợ gốm?

145. Về cái nhà không mái của người thợ gốm? - Thưa đại đức! Chuyện của người thợ gốm, Thánh đệ tử cư sĩ của Đức Phật Kassapa vẫn chưa xong ạ! - Đại vương cứ hỏi! Chẳng lẽ đại vương có những hoài nghi nào đó liên quan đến vị Thánh cư sĩ này chăng? - Thưa, vâng! - Chuyện ấy ra sao, đại vương cứ kể ra và cứ đặt câu hỏi, hy vọng rằng bần tăng sẽ góp được một vài ý kiến chăng!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 144. Tượng vương Chaddanta thì cung kính y cà sa - mà bồ-tát Jotipàla lại nhiếc mắng "sa môn trọc đầu"?

144. Tượng vương Chaddanta thì cung kính y cà sa - mà bồ-tát Jotipàla lại nhiếc mắng "sa môn trọc đầu"? - Đại đức chắc nhớ chuyện voi chúa Chaddanta, là tiền thân của Đức Phật Thích Ca chứ? - Đấy là chủ đề "cung kính y cà sa" mà đại vương sẽ nói chuyện hôm nay? - Vâng. - Vậy thì xin đại vương hoan hỷ kể chi tiết câu chuyện cho nghe, bần tăng chỉ nhớ đại lược.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 143. Tại sao bồ tát Loma Kassapa giết hại chúng sanh để tế lễ?

143. Tại sao bồ tát Loma Kassapa giết hại chúng sanh để tế lễ? - Thưa đại đức Na-tiên! Có lần Đức Thế Tôn thuyết rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Vào thời quá khứ, Như Lai hành trì ba-la-mật không mệt mỏi, luôn luôn tinh cần, nỗ lực để bổ khuyết ba-la-mật cho chính mình. Một kiếp nọ, dù năng lực ba-la-mật của Như Lai còn non yếu, còn khiếm khuyết, đấy là kiếp làm người có tên là Avihe Dhaka - nhưng Như Lai cũng đã không lấn hiếp, đe dọa hoặc cướp đoạt mạng sống của bất cứ chúng sanh nào." Lời tuyên bố ấy của Đức Đạo Sư có đúng chăng, đại đức? - Đại vương có trí nhớ rất tốt. - Không dám. Bồ tát kiếp làm người có tên là Avihe Dhaka, tuy ba-la-mật còn non yếu, lại không hề giết một sanh mạng nào; nhưng sau đó, nhiều kiếp về sau, dĩ nhiên là ba-la-mật sung mãn hơn, lại đang tâm giết rất nhiều sanh mạng để cúng dường đại tế, là nghĩa làm sao, thưa đại đức? - Xin đại vương nói cho rõ hơn. - Vâng, đấy là kiếp bồ tát làm vị đạo sĩ tên là Loma Kassapa. Đạo sĩ vì nghe lời nàng Cinda Vatì đ

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 142. Về cư sĩ A-la-hán

142. Về cư sĩ A-la-hán - Thưa đại đức! Dường như đại đức có nói với trẫm rằng, một vị cư sĩ đắc quả A-la-hán trong ngày nào thì phải xuất gia ngay trong ngày ấy; nếu trong ngày ấy [*], vì một lý do nào đó mà không xuất gia được, thì vị ấy bắt buộc phải nhập Niết bàn. Điều ấy có đúng thế không ạ?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 141. Tại sao có sự đắc quả nhanh, chậm khác nhau?

141. Tại sao có sự đắc quả nhanh, chậm khác nhau? - Thưa đại đức! Đức Toàn-thắng-ma có dạy rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Các thầy phải biết sợ hãi luân hồi, phải thoát ra khỏi sự ràng buộc của cấu uế, dơ bẩn, phiền não. Phải thỏa thích trong pháp xa lánh cấu uế, tìm an lạc trong pháp xa lánh cấu uế!". Pháp ấy được gọi là Nippapanca. Trẫm không hiểu Nippapanca là gì? - Tâu đại vương! Nippapanca dhamma là pháp nhằm thoát ly ra khỏi mọi nhơ bẩn, cấu uế của tâm; hàm chỉ bốn quả vị của bốn bậc thánh: Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na- hàm và A-la-hán quả. -Thế Đức Đạo Sư muốn dạy bảo đệ tử phải tu tập để chứng đắc tứ quả thánh? - Tâu, vâng. - Nhưng rải rác chỗ này, chỗ kia, Đức Thế Tôn không dạy chứng quả ngay như thế; mà ngài dạy phải bố thí, cúng dường..., dạy phải học kinh, học kệ thi, học văn phạm, học túc sanh truyện, học phi thường pháp v.v..., thế là sao nhỉ?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 140. Đức Phật từ bỏ sự tinh tấn, lại khuyên đệ tử nên tinh tấn?

140. Đức Phật từ bỏ sự tinh tấn, lại khuyên đệ tử nên tinh tấn? - Thưa đại đức! Có phải Đức Thế Tôn đã tinh tấn thực hành khổ hạnh để diệt trừ phiền não, hủy diệt ma quân? Và sự tinh tấn thực hành khổ hạnh ấy trên thế gian không ai bằng được? - Tâu, vâng! - Cũng do sự tinh tấn thực hành khổ hạnh ấy mà thân thể ngài trở nên suy nhược, gầy yếu...; nếu tiếp tục, có thể đưa đến tử vong, nên ngài đã cương quyết từ bỏ, trở lại ăn uống bình thường. Nhờ vậy mà ngài đã đắc vô thượng Bồ đề tuệ! Có đúng thế chăng? - Tâu, vâng! - Thế sao ở một chỗ khác, khi thuyết giáo cho chư đệ tử, Đức Thế Tôn lại khuyên nên thực hành hạnh tinh tấn, tức là con đường sai lầm mà trước đây ngài đã chán nản, từ bỏ?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 139. Đức Thế Tôn là người khai sáng Đạo hay Đạo có sẵn từ ngàn xưa?

139. Đức Thế Tôn là người khai sáng Đạo hay Đạo có sẵn từ ngàn xưa? - Thưa đại đức! Đạo vốn có sẵn tự ngàn xưa phải chăng? - Vâng, có tự ngàn xưa, do chư Phật quá khứ đã khai sáng, đã tìm ra. - Thế sao Đức Thế Tôn của chúng ta lại nói rằng "Như Lai là người làm cho Đạo chưa phát sanh được phát sanh"? Vậy ra lời nói sau lại nghịch ngôn, mâu thuẫn với lời nói trước. - Chẳng có hai lời sái nghĩa đâu, tâu đại vương! Đạo xưa ấy là nói về Bát chánh đạo, con đường có tám chi; đấy là con đường đi đến giải thoát, chấm dứt sinh tử luân hồi. Chính chư Phật quá khứ sau khi giác ngộ con đường, đã tán dương, tuyên thuyết con đường ấy cho chúng sanh thực hành, noi theo. Nhưng khi các ngài nhập diệt, Bát chánh đạo ấy cũng theo thời gian mà khuất lấp đi, chẳng còn ai biết đến để tu tập nữa. Đến thời Phật Thích Ca, do công hạnh ba-la-mật sâu dày, ngài đã vén mở con đường xưa cũ; đã phát hiện lại con đường, đã phát quang lại con đường, tu tập theo con đường, giác ngộ con đường... c

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 138. Cái gì nơi Đức Thế Tôn là cao quý không ai sánh bằng?

138. Cái gì nơi Đức Thế Tôn là cao quý không ai sánh bằng? - Thưa đại đức! Trẫm còn thắc mắc về một câu hỏi trước đây, khi Đức Thế Tôn khen ngợi rằng tỳ khưu Bàkula cao quý không ai sánh bằng... Đại đức có thể trả lời cho trẫm những câu hỏi liên quan đến vấn đề ấy chăng? - Tâu, vâng, đại vương cứ hỏi. - Đức Thế Tôn là vị lương y, chữa trị tất cả mọi căn bệnh cho chúng sanh; nhưng chính ngài là người lại đau ốm luôn, ít ra là bốn lần. Trị bệnh cho chúng sanh mà chính mình lại bị bệnh, đấy không là điều đáng ngạc nhiên sao?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 137. Đức Phật dạy cắt đứt sợ hãi?

137. Đức Phật dạy cắt đứt sợ hãi? (Tương tự câu hỏi 125) - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn dạy chư tỳ kheo chấm dứt nguyên nhân của sợ hãi, rồi sau đó, dạy cho hai hàng cận sự nam nữ đem nguyên nhân sợ hãi đến cho chư tỳ kheo là nghĩa làm sao? - Đại vương nói gì bần tăng không hiểu? - Thưa, đây là câu hỏi đã hỏi rồi, nhưng trẫm đã lý giải để hỏi theo cách khác. - Đại vương cứ dẫn chứng cho đầy đủ. - Vâng. Có lần Đức Bổn Sư thuyết rằng: "Này các thầy tỳ kheo! Sự sợ hãi chỉ xảy đến cho các thầy khi các thầy còn tham luyến chỗ ở, quyến niệm trú xứ của mình. Vậy muốn chấm dứt sợ hãi, các thầy phải sống đời không dính mắc, như hươu nai được tự do đi lại trong rừng sâu!" - Quả đúng thế! - Nhưng khi dạy cho cận sự nam nữ, Đức Tôn Sư lại thuyết rằng: "Người nào cúng dường, tôn tạo chùa, thất, liêu, chỗ ngự cho tỳ khưu Tăng sẽ có phước báu lớn, lợi ích lớn.Tại sao vậy? Vì rằng các ngài là con mắt sáng của thế gian, là bậc đa văn, quảng kiến; là người thông suốt tam