Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi Tiên Vấn Đáp

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 136. Các vị A la hán còn sợ hãi?

136. Các vị A la hán còn sợ hãi? - Thưa đại đức! Trẫm có nghe đại đức nói nhiều lần rằng bậc A-la-hán không còn một sự sợ hãi nào trên thế gian này, kể cả sợ hãi sự chết! Vì các nguyên nhân của sợ hãi các ngài đã chấm dứt, đã tuyệt diệt, có phải thế không ạ? - Tâu, vâng! - Trẫm có đọc một đoạn kinh, đại ý rằng: khi Đức Thế Tôn, năm trăm vị A-la -hán cùng đại đức Ànanda đi vào thành Vương-xá để khất thực, Đề-bà-đạt-đa với ác tâm, bèn thả con voi dữ uống rượu say cố ý giết Phật. Năm trăm vị A-la-hán thấy con voi như điên cuồng lao tới, các ngài sợ hãi quá bỏ trốn hết; chỉ có đại đức Ànanda là không sợ hãi gì cả, bước đến, đứng chắn phía trước, cố ý thà chết để bảo vệ cho Đức Thế Tôn! Phải vậy không, thưa đại đức? - Tâu, vâng! - Sao kỳ lạ như thế! Năm trăm vị A-la-hán đều là bậc vô lậu, đã chấm dứt mọi nguyên nhân của sợ hãi; lại tham sống sợ chết, thấy voi dữ, bỏ trốn hết, để Đức Thế Tôn đứng đấy một mình! Còn đại đức Ànanda là bậc hữu học, phiền não còn nhiều, nguyên nhân của mọi sợ hãi

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 135. Sự tà hạnh của người nữ?

135. Sự tà hạnh của người nữ? - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết với đại ý rằng: "Những người nữ trên thế gian này dễ làm điều đê hèn, thấp thỏi, tà hạnh nếu như họ có đủ điều kiện là thời gian, nơi kín đáo, có người đàn ông dụ dỗ, chọc ghẹo họ. Đừng nói là người trai có sắc đẹp, khỏe mạnh mà người trai xấu xí, tầm thường, người nữ vẫn bị quyến dụ như thường!". Có phải có điều ấy không ạ? - Tâu, vâng! - Nhưng khi thuyết về bổn sanh, nói về người vợ của bồ-tát Mahosatha là bà Amaràdevi, lại không phải thế. Bà Amaràdevi dầu không có mặt chồng ở trong phòng kín với người đàn ông dụ dỗ mình - theo kế thử lòng của bồ-tát Mahosatha - bà vẫn không tà hạnh. Xem thế, lời tuyên bố ở trên của Đức Thế Tôn có quá đáng chăng? Có hạ giá phẩm hạnh của người nữ chăng? Có đưa tay ra mà nắm cả bó đũa hay chăng? Có nghiêng lệch về một phía bởi định kiến của mình hay chăng? Mong đại đức giải nghi cho trẫm điều này?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 134. Quả của thiện và ác nghiệp rất lạ lùng

134. Quả của thiện và ác nghiệp rất lạ lùng - Thưa đại đức! Một nhóm người tạo thiện nghiệp, một nhóm người tạo ác nghiệp, khi lâm chung, quả báo của họ như thế nào? Bằng nhau, khác nhau, nhiều ít ra sao, đi chung đường hay khác đường? Xin đại đức bi mẫn chỉ giáo cho trẫm! - Tâu! Người tạo thiện nghiệp, khi lâm chung thì hướng mặt đi đến cõi trời. Người tạo ác nghiệp, khi lâm chung thì rớt xuống bốn con đường đau khổ, nhất là địa ngục. Quả báo khác nhau rất rõ ràng, kẻ đi lên, người đi xuống, làm sao lại có thể chung đường được hở đại vương? - Có thật vậy không, đại đức? Đọc kinh truyện, trẫm thấy quả của thiện, ác nghiệp ấy rất lạ lùng, không giản đơn như đại đức nghĩ đâu!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 133. Tâm từ vô lượng không tiêu trừ được các sự họa hại?

133. Tâm từ vô lượng không tiêu trừ được các sự họa hại? - Thưa đại đức! Có phải từ vô lượng tâm có một oai lực rất to lớn? - Tâu, vâng! - Có phải Đức Thế Tôn có thuyết rằng: Thầy tỳ khưu thực hành tâm từ, làm cho sung mãn tâm từ... sẽ có được mười một quả báo sau đây: Thứ nhất, ngủ được an vui. Thứ hai, thức được an vui. Thứ ba, không nằm thấy ác mộng. Thứ tư, được mọi người thương yêu. Thứ năm, phi nhân quí mến. Thứ sáu, thường được chư thiên hộ trì. Thứ bảy, lửa, thuốc độc, khí giới không làm hại được. Thứ tám, tâm nhập thiền một cách mau lẹ. Thứ chín, sắc mặt trong sáng, tươi tỉnh. Thứ mười, được bình tĩnh lúc lâm chung. Và thứ mười một, nếu chưa đắc đạo quả, lúc chết được sanh về cõi trời Phạm thiên. Điều ấy có chắc thật không, thưa đại đức? - Tâu, đúng thật là vậy.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 132. Rơi đi bằng phi pháp? Rơi đi bằng pháp? Cắt đứt sự rơi?

132. Rơi đi bằng phi pháp? Rơi đi bằng pháp? Cắt đứt sự rơi? -Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Các thầy đừng nên để cho thân các thầy rơi đi bằng phi pháp, nếu có rơi thì cũng nên để cho rơi bằng pháp". Lời tuyên bố ấy có đúng chăng? Và nghĩa của nó là thế nào? - Tâu đại vương! Lời tuyên bố ấy chính là của Đức Tôn Sư. Và nghĩa của nó là như sau: rơi đi, té xuống, rơi xuống (pàtana) là câu nói thuộc về pháp ngữ; hàm chỉ cái thân của chúng sanh phải sanh lại, phải tái sanh! Nghĩa là nếu có sanh trở lại thì nên sanh bởi pháp chứ không nên sanh trở lại bằng phi pháp!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 131. Kiếp áp chót, tại cung trời Đẩu suất, Đức Bồ-tát quán xét thế gian để làm gì?

131. Kiếp áp chót, tại cung trời Đẩu suất, Đức Bồ-tát quán xét thế gian để làm gì? - Bạch Đại đức! Một bậc Toàn Giác sau khi công hạnh ba la mật sắp viên mãn, kiếp áp chót tại cung trời Đẩu-suất-đà sanh xuống thế gian, có lẽ ngài đã biết rõ: Phật phụ và Phật mẫu do nhân duyên nhiều đời đã chờ đợi sẵn? - Tâu, vâng! - Các bậc tối thượng Thinh Văn cũng y như thế? - Tâu, vâng! - Các vị đại thí chủ trong hàng vua chúa, triệu phú... cũng đã được nhân duyên sắp đặt? - Tâu, vâng! - Thế là các vị đại bồ-tát cái gì cũng biết trước do công hạnh ba la mật và nhân duyên nhiều đời. Nhưng sao trong kinh có nói rằng: Đức đại bồ-tát kiếp áp chót tại cung trời Đẩu-suất-đà trước khi giáng thế, ngài phải quán xét thế gian xem thử có hội đủ tám điều kiện như sau không: Một là, Kàlamviloketi: xem xét thời kỳ thích hợp. Hai là, Dìpam viloketi: xem xét trong bốn châu xem thử châu nào thích hợp (Nam Thiện bộ châu). Ba là, Desam viloketi: xem xét quốc độ thích hợp (Trung Ấn độ). Thứ tư, Kulam viloketi: xem xét

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 130. Thần thông của đức Mục-kiền-liên không đương cự nổi thần lực của kẻ giết ngài?

130. Thần thông của đức Mục-kiền-liên không đương cự nổi thần lực của kẻ giết ngài? - Bạch đại đức! Trẫm có nghe rằng, Đức Thế Tôn thường tán dương thần thông của đức Mục-kiền-liên là tối thượng, là vô thượng, là bất khả tư nghì, chẳng ai trong hàng Thinh văn đệ tử có thể so sánh được, điều ấy đúng chăng? - Tâu, rất đúng ạ! - Vậy thì thần lực của bọn cướp giết ngài chắc phải tối thượng hơn thế? Nếu không, sao ngài lại để cho bọn cướp giết, băm vằm xác thân ngài hằng trăm mảnh như thế? Lúc ấy, thần thông bất khả tư nghì của ngài đâu mà không mang ra để đương cự với bọn ấy? Trẫm hoài nghi là đức Mục-kiền-liên chẳng có thần thông gì ráo? Hoặc nếu có cũng thua gươm, đao, đùi, gậy của bọn cướp? Xin đại đức bi mẫn giảng cho trẫm thông điều ấy.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 129. Phước báu của Đức Thế Tôn không ưu thắng, tối thượng bằng đệ tử của mình?

129. Phước báu của Đức Thế Tôn không ưu thắng, tối thượng bằng đệ tử của mình? - Thưa đại đức! Rất nhiều lần Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Như Lai là bà-la-môn cao quý, xứng đáng cho chư thiên và nhân loại đảnh lễ, xứng đáng để cho kẻ khác xin rửa tay dâng phẩm vật cúng dường; là bậc tối thượng trong tam giới, là bậc chỉ còn kiếp sống cuối cùng, không còn quẩn quanh trở lại trong tam giới nữa; là bậc tôn quý, vô thượng... không ai sánh bằng.". Câu Phật ngôn ấy có chính xác không? - Tâu, khá chính xác! - Thế sao ở một chỗ khác, khi khen ngợi tỳ khưu Bàkula, Đức Thế Tôn có tuyên bố như sau: "Trong hàng thinh văn đệ tử của Như Lai, tỳ khưu Bàkula là người thiểu bệnh, có phước báu tuyệt đỉnh, là đệ nhất ưu hạng, là người cao quý không ai sánh bằng...". Câu thuyết ngôn này có chính xác không, thưa đại đức? - Tâu, cũng rất đúng. - Và chính xác nữa! Vì Đức Thế Tôn bị bệnh đến bốn lần, còn tỳ khưu Bàkula suốt cả cuộc đời dường như vô bệnh. Như thế có ng

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 128. Lý do nặng nhẹ của tội nói dối!

128. Lý do nặng nhẹ của tội nói dối! - Bạch đại đức! Trẫm có đọc sơ về tạng Luật, không thông suốt lắm, nếu Trẫm nhớ không lầm thì Đức Thế Tôn có thuyết rằng: Thầy tỳ khưu nói dối, nói dối do cố ý, có hiểu, có biết (sampajàna) thì phạm tội bất cọng trụ (pàràjika)! Ở một chỗ khác, ngài lại chế định rằng: Điều nói dối dầu cố ý, có hiểu, có biết (sampajàna) chỉ phạm tội nhẹ, không phạm tội nặng; là tội có thể trị được, tha thứ được, có thể cứu chữa được (satekicchà), có thể sám hối được (desanapatti)! Tại sao hai điều chế định ấy lại mâu thuẫn nhau, nghịch nghĩa nhau hở đại đức?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 127. Đức Phật muốn che dấu Pháp?

127. Đức Phật muốn che dấu Pháp? - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Pháp và Luật nếu được công khai thuyết dạy đến đâu thì sẽ làm cho Chánh Pháp được hưng thịnh và rực rỡ đến đấy. Nếu Pháp và Luật bị che dấu, không được thuyết ra thì đến lúc nào đó, Chánh Pháp sẽ lu mờ, bị tiêu hoại...". Điều ấy có đúng chăng, đại đức? - Tâu, rất đúng ạ! - Thế sao trong tạng Luật, Đức Thế Tôn lại giáo giới rằng: "Các thầy tỳ khưu khi tụng giới bổn Pàtimokkha trong ngày phát lồ (uposatha), phải tụng nơi kín đáo, có Sìma ngăn, không được cho các hàng sa di và cận sự nam nữ hai hàng bước vào trong địa giới hoặc trong phạm vi nghe được"? Tại sao lại cố ý che dấu, không mở rộng việc truyền tụng giới luật cho tất thảy cùng nghe để được tăng trưởng kiến thức, phát khởi và củng cố đức tin? Như thế, rõ ràng Đức Thế Tôn đã cố ý khuyên Chư Tăng che dấu Pháp và Luật, không cố ý mở mang giáo pháp để lợi lạc cho những người học Phật được nếm ý vị, pháp vị, giải thóat vị của Đạo Giác Ngộ. V

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 126. Tại sao Đức Thế Tôn không thu thúc cái bụng?

126. Tại sao Đức Thế Tôn không thu thúc cái bụng? Đức vua Mi-lan-đà hỏi tiếp: - Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Các thầy nên siêng năng trì bình khất thực nuôi mạng, chẳng nên giải đãi quên mình; phải nên thu thúc cái bụng, chẳng nên thọ thực quá độ." Vậy thì việc thu thúc cái bụng quả là rất quan trọng phải không đại đức? - Tâu, đúng vậy. Câu Phật ngôn ấy là lời dạy phổ thông không những cho các hàng tỳ khưu hữu học mà còn cho các bậc Thinh văn, Độc giác và cả đấng Tòan Giác nữa, tâu đại vương!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 125. Đời sống Sa-môn vô trú, như nai trong rừng, sao lại xây chùa, tạo thất liêu?

125. Đời sống Sa-môn vô trú, như nai trong rừng, sao lại xây chùa, tạo thất liêu? - Đại đức vừa nói là các bậc xuất gia sống đời vô trú, không nên có chỗ ở nhất định, không nên lưu luyến chỗ ở, nên sống nơi thanh vắng, v.v... Đấy cũng là điều Đức Phật thường khuyên răn, giáo giới đến các bậc xuất gia, phải vậy chăng? - Thưa vâng! - Thế tại sao, ở chỗ khác, Đức Tôn Sư lại thuyết: "Các hàng thí chủ nên tạo chùa, thất liêu để cho Chư Tăng có chỗ ngụ cư an vui, dễ dàng, vì họ là những bậc đa văn, những bậc nâng đỡ Tam Tạng, những bậc làm cho giáo pháp được hưng thịnh, trường tồn..."? Đức Đạo Sư đã thuyết lưỡng nghĩa, hai lời, nếu chỗ trên đúng thì chỗ dưới sai hoặc trái lại! Vậy biết đâu là lời giáo giới đúng đắn, chân chính của Đức Đạo Sư?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 124. Phẩm mạo xuất gia cao siêu đến cỡ nào?

124. Phẩm mạo xuất gia cao siêu đến cỡ nào? Đức vua Mi-lan-đà lại hỏi: - Thưa đại đức! Trước đây trẫm có cơ duyên hầu chuyện với trưởng lão Àyupala, được biết rằng, bậc xuất gia hay người tại gia đều có thể đắc quả cao thượng giống nhau. Mà chính Đức Tôn Sư cũng có thuyết như thế. Điều này trẫm còn có chỗ hoài nghi. - Xin đại vương cứ nói. - Thưa, người tại gia thọ dụng ái dục, ăn mặc bằng những y phục màu trắng có thêu hoa, nằm ngủ với vợ, mưu sinh bằng đủ mọi cách để nuôi vợ con; họ nhồi phấn, thoa vật thơm, trang sức, trang điểm mỹ lệ, chải chuốt mái tóc cho láng lẩy, gom góp tài vật đủ loại... Nghĩa là họ hưởng thụ dục lạc một cách đầy đủ, thỏa mãn... Còn các bậc xuất gia phải cạo bỏ râu tóc, mặc những thứ vải thô, xấu, lại còn phải nhuộm nước chát cho ố màu đi. Họ còn phải thọ trì nghiêm khắc hai trăm hai mươi bảy giáo điều, mười ba pháp đầu đà khổ hạnh... Nghĩa là họ phải có một đời sống cơ cực, thiếu thốn đủ mọi bề... Đại đức Na-tiên nói: - Đúng như thế. Nhưng đại vương nghi ở c

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 123. Phải chăng Đức Thế Tôn không có tâm bi mẫn?

123. Phải chăng Đức Thế Tôn không có tâm bi mẫn? Đức vua Mi-lan-đà lại hỏi tiếp: - Đồng ý là Đức Thế Tôn không có tâm sân hận, bất bình rồi; nhưng người ta có thể nghĩ rằng Ngài không có tâm bi mẫn, thưa đại đức. - Tại sao đại vương lại nói thế? - Có chứng cớ hẳn hòi, thưa đại đức. Trẫm còn nhớ, khi Đức Thế Tôn đuổi hai vị thượng thủ cùng năm trăm vị tỷ kheo, thì đại phạm thiên Sahampati và các Thích tử ở Càtuma đã lần lượt đến quỳ bên chân Đức Đạo Sư để năn nỉ, xin xỏ cho họ được ở lại. Họ đã nói rằng, năm trăm tỳ kheo ấy còn non dại, chưa biết gì, thật là tội nghiệp. Họ đã ví von rằng, như hạt mầm non trẻ, nếu thiếu nước, thiếu ánh sáng, thiếu đất tốt thì nó sẽ dần dần bị tiêu hoại; như những con nghé con, nếu thiếu bú mớm, thiếu chăm sóc, nuôi dưỡng thì những nghé con kia sẽ chết; và cũng vậy, năm trăm tỳ kheo kia mới sơ tu, họ cần phải được yết kiến Đức Thế Tôn, cần được nghe Pháp, dạy dỗ..., may ra họ mới được trưởng thành, lớn khôn trong Giáo Pháp của bậc Thánh! Sau đó, họ xin Đứ

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 122. Đức Thế Tôn còn bất bình, sân hận!

122. Đức Thế Tôn còn bất bình, sân hận! - Đức Thế Tôn chắc hẳn không còn sân hận, bất bình, phải không đại đức? - Tâu, vâng! - Thế sao có lần khi Đức Xá-lợi-phất và Đức Mục-kiền-liên dẫn năm trăm đệ tử đến hầu thăm Đức Thế Tôn; vì nhóm đệ tử ấy vừa mới xuất gia, thân khẩu ý chưa được kiểm soát, còn rất thô tháo nên đã tạo nên sự ồn ào, huyên náo... Đang độc cư thiền định, nghe thế, Đức Thế Tôn đã không chịu nổi, bảo Ngài Ànanda đuổi họ đi! Hành động ấy không phải do bất bình, sân hận là gì? Đuổi mà đuổi cả hai vị đại đệ tử, hai bậc thượng thủ của giáo hội thì đâu phải là chuyện bình thường? Đâu phải chuyện nói mà chơi? Đâu phải đuổi thế mà bảo là không bất bình, nổi sân một chút nào? Hay là Đức Thế Tôn đã đuổi bằng tâm từ ái, hoan hỷ? Có lẽ vậy mới phải lý, phải lẽ, phải nhân, phải quả chăng?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 121. Sao Đức Thế Tôn lại dùng lời ác khẩu, ác ngữ?

121. Sao Đức Thế Tôn lại dùng lời ác khẩu, ác ngữ? Đức vua Mi-lan-đà hỏi: - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn thường thuyết rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Các thầy phải có tâm bi mẫn đối với chúng sanh, nên nói lời từ hòa, mát mẻ, phải thương xót chúng sanh mới xứng giữ phẩm hạnh cao thượng trong giáo pháp của Như Lai." Một chỗ khác, Đức Thế Tôn lại thuyết: "Này các thầy tỳ khưu! Trong thế gian này cái gì đáng bị ngược đãi thì Như Lai ngược đãi, cái gì đáng được cất nhắc thì Như Lai cất nhắc! Cái gì đáng bị cắt tay, cắt chân thì Như Lai cắt tay, cắt chân! Cái gì đáng bị trói buộc thì Như Lai cho trói buộc! Cái gì đáng giết thì Như Lai bảo giết!" Sao Đức Tôn Sư lại có thứ ngôn ngữ lạ lùng như thế? Ngôn ngữ ấy có xứng với phẩm hạnh của bậc Thánh? Đấy chính là ác khẩu, ác ngữ mà một hiền nhân trong thế gian này cũng không bao giờ sử dụng, huống nữa là Đức Đại Giác! Xin đại đức hoan hỷ phá nghi điều ấy cho trẫm!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 120. Có nên hoan hỷ không khi người ta tán dương Tam Bảo?

120. Có nên hoan hỷ không khi người ta tán dương Tam Bảo? Đức vua Mi-lan-đà hỏi tiếp: - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết ở trong nhiều kinh, nhất là kinh Brahmajàla (Phạm võng), lúc Ngài ngự giữa thành Vương Xá và xứ Na-lan-đà, cố ý dạy cho Chư tỳ khưu Tăng, rằng: "Này các thầy, nếu có ai đó tán dương, khen ngợi Như Lai hoặc khen ngợi và tán dương Pháp và Tăng, các thầy đừng có hoan hỷ, thỏa thích, đừng để tâm rung động, xao động, bởi những lời khen ngợi ấy. Vì sao vậy? Bởi vì nếu các thầy hoan hỷ, thỏa thích, đắm trước vào những sự tán dương, khen ngợi, tâng bốc của người đời - thì tâm các thầy sẽ lao xao, rối loạn; và như thế các thầy khó an trú tâm, khó đắc định, khó chứng ngộ những pháp cao siêu là các đạo và các quả." Điều ấy có đúng không, đại đức? - Tâu, đúng là lời của Đức Tôn Sư!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 119. Thế nào gọi là Sa-môn?

119. Thế nào gọi là Sa-môn? - Thưa đại đức! Có phải Đức Tôn Sư có thuyết rằng: "Bậc Thánh nhơn là người đã diệt tận phiền não, người diệt tận phiền não được gọi là sa-môn"? - Thưa, đúng vậy! - Ở nơi khác, Đức Thế Tôn lại thuyết rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Người nào có đầy đủ bốn pháp: - có sự nhẫn nhục, - biết tri túc về vật thực, - dứt bỏ sự đam mê, - không vướng bận, thì Như Lai gọi là sa-môn!" Thưa đại đức! Ở trên thì diệt tận phiền não gọi là sa-môn; còn ở dưới, chỉ đầy đủ bốn pháp nêu trên cũng được gọi là sa-môn? Đầy đủ bốn pháp ấy thì một phàm tăng có tâm tu học, chưa chứng Thánh quả cũng có thể thành tựu được! Vậy thì biết tin định nghĩa nào là đúng, thưa đại đức?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 118. Ai là thầy của Đức Thế Tôn?

118. Ai là thầy của Đức Thế Tôn? Đức vua Mi-lan-đà lại hỏi: - Thưa đại đức! Trẫm nhớ không lầm là sau khi thành đạo, trên đường về vườn Lộc giả, Đức Phật có tuyên bố với một đạo sĩ thuộc phái Ni-kiền-tử rằng: "Như Lai không có ai là thầy tổ. Khắp trên thế gian này, Như Lai không thấy ai, dầu trong hàng chư thiên, ma vương hay phạm thiên, hay giữa loài người như sa môn, bà-la-môn... lại có thể sánh với Như Lai, hoặc là có ai đó có thể ngang bằng với Như Lai...!" Rồi sau này, lúc thuyết pháp đến Chư Tăng ở đâu đó, Đức Thế Tôn lại nói rằng: "Này các thầy tỳ khưu, đạo sĩ Àlàrà thuộc dòng Kàlàma là người có học vấn, thông minh, là bậc thiện trí thức, là thầy của Như Lai"! Thưa đại đức! Tại sao Đức Tôn Sư lại thuyết hai lưỡi? Nếu không thuyết hai lưỡi thì là thuyết hai lời đối chọi nhau? Nếu câu này đúng thì câu kia sai, và nếu thế thì làm sao biết được lời nào là đúng sự thật?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 117. Tại sao Đức Thế Tôn không muốn thuyết pháp sau khi đắc đạo?

117. Tại sao Đức Thế Tôn không muốn thuyết pháp sau khi đắc đạo? Đức vua Mi-lan-đà hỏi tiếp rằng: - Đức Thế Tôn đã trải qua bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp tu tập công hạnh Ba-la-mật - là do động cơ nào thúc đẩy, thưa đại đức? - Vì thấy chúng sanh chịu mọi đau khổ trong ba cõi, sáu đường - nên Đức Thế Tôn phát tâm bi mẫn tìm phương thuốc để cứu độ chúng sanh, tâu đại vương! - Nếu vì tâm đại bi muốn cứu độ chúng sanh là chính đáng, là nguyên động lực thúc đẩy - thì tại sao sau khi chứng ngộ đạo quả vô thượng dưới cội bồ đề, Đức Thế Tôn lại ngần ngừ không muốn Chuyển Pháp Luân? Có phải tâm Đức Thế Tôn đã chùn lại, chẳng còn hăng hái như thuở mới phát nguyện? Hay ngài đã quên hẳn nguyện lớn từ xưa? Hoặc Đức Thế Tôn đã trở nên tiêu cực, muốn an hưởng quả vị giải thoát Niết bàn cho khỏe? Đại đức Na-tiên mỉm cười: - Cái gọi là ngần ngừ, chùn lại, không còn hăng hái, quên nguyện lớn từ xưa hoặc tiêu cực, thụ động v.v... làm sao lại có thể có mặt trong tâm và tuệ của một đấng Đại Giác được