Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 5. Kinh Tiểu Bộ

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sujàtà

(LIII) Sujàtà (Therì. 137) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Sàketa trong gia đình thủ khố nhà vua. Ðược gả chồng với con vị thủ khố tương xứng với gia đình, nàng sống hạnh phúc với chồng. Một hôm, trong khi đi dự lễ các Sao (Nakkhatakìlam), nàng đi về với những người hầu hạ, và nàng thấy bậc Ðạo Sư ở vườn Anjana. Nàng cảm thấy bị hấp dẫn, đến gần đảnh lễ ngài và nghe ngài thuyết pháp. Bậc Ðạo Sư biết căn cơ nàng đã chín muồi, nên đặc biệt thuyết pháp cho nàng, và thuyết pháp xong, nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, với nghĩa tín thọ. Ðảnh lễ bậc Ðạo Sư, về nhà được chồng và cha mẹ chấp thuận và với sự đồng ý của bậc Ðạo Sư, nàng được xuất gia làm Tỷ-kheo-ni. 

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Khemà

(LII) Khemà (Therì. 137) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh nước Magadha (Ma-kiệt-đà) ở Sàgala, thuộc gia đình hoàng tộc, tên là Khemà. Nhan sắc đẹp đẽ, với da như vàng, nàng trở thành hoàng hậu Vua Bimbisàra. Khi Thế Tôn ở tại Veluvana (Trúc Lâm), nàng không đi đến yết kiến đức Phật vì sợ Thế Tôn chỉ trích lỗi của mình. Vua muốn nàng đi thăm Trúc Lâm, nên nhờ người tán thán ngôi vườn này, và cuối cùng nàng bằng lòng cùng vua đi đến tinh xá, không thấy Thế Tôn, nhưng muốn nàng thấy cho được Thế Tôn, dầu phải bắt nàng ở lại. Khi nàng sắp sửa từ giã tinh xá nhưng không gặp được Thế Tôn, các người hầu cận giữ nàng ở lại và đưa nàng đến gặp đức Thế Tôn một cách miễn cưỡng. Ðức Thế Tôn dùng thần lực hóa hiện một tiên nữ rất đẹp đang đứng quạt cho Ngài, sắc đẹp thắng xa sắc đẹp của nàng rất nhiều. Rồi trước mắt nàng, như nhân được hóa hiện ấy lớn lên trở thành già yếu răng rụng, tóc bạc, da nhăn và ngồi ngã xuống đất với chiếc quạt. Khemà thấy vậy, tự hỏi không biết thân mình

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Vàsitthi

(LI) Vàsitthi (Therì. 136) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh làm con một nhà quyền quý ở Vesàli. Khi nàng lớn, nàng được gả cho một người chồng tương xứng và nàng sống vui vẻ với người chồng. Khi có được đứa con, mới tập chạy, nó chết đi và nàng quá đau khổ vì đứa con chết. Khi các người bà con chữa bệnh cho chồng, nàng bỏ trốn và lang thang khắp đó đây cho đến khi nàng đến Mithìlà. Tại đây, nàng thấy đức Phật đang đi trên đường, tự tại, tự chế, làm chủ các căn. Khi thấy bậc Ðạo Sư và nhờ Phật lực nàng lấy lại được sự bình tĩnh. Rồi bậc Ðạo Sư thuyết pháp vắn tắt cho nàng, và nàng xin được xuất gia và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Làm tất cả các bổn phận của mình, nàng an trú vào thiền quán, và với sự cố gắng vượt bực, với trí tuệ chín muồi, nàng chứng quả A-la-hán, vói pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. 

Kinh Tiểu Bộ - Năm Trăm trưởng lão ni

(L) Năm Trăm Patàcàrà (Therì. 136) Trong thời đức Phật hiện tại, chúng sanh trong những gia đình khá giả, tại nhiều chỗ khác nhau, lấy chồng, có con, sống lo việc bếp nước trong gia đình. Họ đều chịu sự đau khổ khi con của họ bị chết. Rồi họ đi tìm đến Patàcàrà, đảnh lễ nàng, ngồi xuống một bên nàng và nói cho nàng biết nỗi đau khổ của họ. 

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Candà

(XLIX) Candà (Therì. 135) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng làm con một vị Bà-la-môn, ít được người biết đến, tại một làng Bà-la-môn. Từ lúc nhỏ, gia đình bị mất hết tài sản, và nàng lớn lên trong điều kiện rất thiếu thốn. Trong gia đình, một bệnh thời khí phát ra giết hại cả nhà, và nàng phải đi xin nhà này qua nhà khác với một cái bát vỡ. Một ngày kia, nàng đến chỗ Tỷ-kheo-ni Patàcàrà khi vị này vừa ăn xong. Các Tỷ-kheo-ni thấy nàng trong tình cảnh đáng thương hại, tiếp nàng với lòng từ mẫn và cho nàng ăn. Sung sướng được thấy hạnh phúc tốt đẹp của các Tỷ-kheo-ni, nàng đến gần Patàcàrà, đảnh lễ, nàng ngồi xuống một bên để nghe pháp. Nàng nghe với tâm hồn phấn khởi, và lo lắng vì kiếp sống luân hồi, nàng xuất gia. Nàng theo lời giáo giới của vị Tỷ-kheo-ni, nàng an trú thiền quán, nhiệt tâm tinh cần. Rồi với nghị lực và lời phát nguyện và sự chín muồi của trí tuệ, không bao lâu nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. 

Kinh Tiểu Bộ - 30 Tỷ Kheo Ni

(XLVIII) 30 Tỷ Kheo Ni Tuyên Bố Về Chánh Trí Dưới Sự Lãnh Ðạo Của Patàcàrà(Therì. 135) Trong thời đức Phật hiện tại, chúng sanh trong nhiều gia đình sai khác, được nghe Patàcàrà thuyết pháp, trở thành tín nữ và cuối cùng xuất gia. Trong khi họ làm trọn những phận sự của mình, và sống đầy đủ giới hạnh, nàng thuyết cho họ lời giáo huấn như sau: 117. Loài Người trong tuổi trẻ, Cầm chày giã lúa gạo, Loài Người được tài sản, Nuôi dưỡng vợ và con. 118. Hãy hành lời Phật dạy, Không làm gì nhiệt não, Rửa chân thật mau lẹ, Hãy ngồi xuống một bên, Chú tâm tu tâm chỉ, Làm theo lời Phật dạy. Rồi các Tỷ-kheo-ni ấy, nghe theo lời dạy của Patàcàrà, an trú trên thiền quán, tu tập trí tuệ cho đến khi căn cơ thuần thục, chứng được quả A-la-hán, với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. 

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Patàcàrà

(XLVII) Patàcàrà (Therì. 134) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh trong gia đình vị thủ ngân khố nhà vua ở Sàvatthi. Khi đến tuổi trưởng thành nàng giao du với một người đầy tớ trong nhà. Khi cha mẹ nàng định ngày gả nàng cho một chàng trai xứng đôi, nàng trốn đi với người tình nhân và sống tại một ngôi làng nhỏ. Khi nàng sắp sanh, nàng bảo chồng đưa nàng về nhà cha mẹ, vì ở đây không có ai săn sóc nàng, nhưng chồng nàng cứ hẹn lần hẹn hồi cho đến khi nàng biết chồng nàng không muốn đi về.  Nàng liền chờ chồng đi vắng, sắp đặt công việc, tin cho người láng giềng biết rồi nàng bỏ về nhà cha mẹ. Khi người chồng về, người chồng liền đuổi theo, sợ nàng không có người săn sóc. Chồng nàng bắt gặp nàng và giữa đường nàng sinh được người con, rồi hai vợ chồng lại đi trở về làng.  Ðến kỳ sinh nở thứ hai, sự việc xảy ra như lần trước, nhưng có điểm khác biệt như sau: giữa đường mưa to gió lớn nổi lên, người chồng tìm lá và cây làm cái chòi cho nàng tránh mưa, nhưng bị con rắn

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Bhadda Kundalakess

(XLVI) Bhadda Kundalakess (Therì. 134) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ra ở Rajagaha (Vương Xá), trong gia đình vị thủ khố của nhà vua, và được tên là Bhaddà. Lớn lên và luôn luôn có người hầu hạ, nàng thấy ngang qua khe cửa, Satthuka, con vị giáo sĩ của vua, một kẻ cướp bị dẫn đi hành hình, theo lệnh của vua. Nàng bỗng yêu Satthuka và nằm trên giường nàng nói: 'Nếu ta không được chàng, ta sẽ chết'. Người cha vì thương nàng, nên hối lộ cho những người lính và đưa Satthuka đến gặp nàng. Satthuka khởi lòng tham đồ trang sức của nàng nên nói với nàng là khi bị dẫn đến 'hòn núi của kẻ trộm', chàng có phát nguyện: Nếu chàng được tha, chàng sẽ làm lễ cúng tạ ơn và nhờ nàng sửa soạn lễ tạ. Muốn được chàng bằng lòng, nàng vâng theo ý muốn của Satthuka, tự trang điểm với các đồ trang sức, lên xe đi với chàng và cùng đi đến 'hòn núi của kẻ trộm' Satthuka không cho người hầu hạ đi theo, lấy đồ trang sức cúng dường, và leo lên núi một mình với nàng, nhưng không

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sonà

(XLV) Sonà (Therì. 133) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh trong một gia đình quý tộc ở Sàvatthi. Sau khi lập gia đình, nàng sanh được mười người con trai, con gái và được biệt danh là 'người nhiều con'. Khi người chồng xuất gia nàng giao lại cho các con trai, con gái cai quản gia đình và giao cả gia sản cho các con trai, không giữ gì cho thân mình. Các con trai và con dâu nuôi dưỡng nàng, không bao lâu trở mặt khinh rẻ nàng. Nàng buồn cho thái độ các dâu con, xuất gia trở thành Tỷ-kheo-ni. Nàng suy nghĩ, nàng đã lớn tuổi mới xuất gia, nên hết sức tinh cần,tinh tấn. Trong khi hầu hạ các Trưởng lão Ni, nàng thức đêm tu học, nàng kiên trì học tập, không biếng nhác, không xao nhãng, như người chụp nắm các cột trong mái hiên, hay chụp nắm cành cây trong đêm tối để tránh đầu khỏi va chạm. Hạnh tinh tấn của nàng được mọi người biết, và bậc Ðạo Sư biết được trí tuệ của nàng đã chín muồi, nên phóng hào quang, hóa hiện trước mặt nàng và nói lên bài kệ: Ai sống một tră

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sakulà

(XLIV) Sakulà (Therì. 133)   Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh làm Bà-la-môn, ở Sàvatthi, tên là Sakulà. Khi đức Phật nhận tinh xá Jetavana, nàng trở thành người tín nữ, và về sau được nghe một vị A-la-hán thuyết pháp, nàng phát nguyện xuất gia, tinh cần triển khai thiền quán và cuối cùng chứng quả A-la-hán. Về sau tùy theo lời phát nguyện, nàng được Thế Tôn tán thán là Thiên nhãn đệ nhất. 

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Mittakali

(XLIII) Mittakali (Therì. 132) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh trong một gia đình Bà-la-môn, ở xứ dân chúng Kuru, tại thành Kammàsadamma. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng được nghe giảng về Bốn niệm xứ và xuất gia làm Tỷ-kheo-ni. Trong bảy năm nàng ưa thích được cúng dường, được trọng vọng và thường hay gây lộn cãi vã về sau nàng biết như lý tác ý, triển khai thiền quán và chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. 

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Manduttara

(XLII) Manduttara (Therì. 132) Trong đời đức Phật hiện tại, nàng sanh trong một gia đình Bà-la-môn, nước Kuru thànhKammàsadamma. Sau khi học hỏi ngoại đạo, nàng xuất gia theo phái Ni-kiền-tử và vì nàng thuyết pháp giỏi, nàng cầm cành cây diêm phù và đi khắp xứ Ấn Ðộ như nàng Bhaddà (XLVI). Nàng gặp Tôn giả Mahà Moggallàna và bị ngài chiến thắng trong cuộc tranh luận. Nàng nghe theo lời dạy của Tôn giả Moggallàna, xuất gia trong giáo pháp đức Bổn Sư và không bao lâu chứng quả A-la-hán với nghĩa tín thọ, pháp tín thọ. 

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sundarì Nandà

(XLI) Sundarì Nandà (Therì. 132) Trong đời đức Phật hiện tại, nàng được sanh trong một gia đình quý tộc thuộc dòng họ Thích-ca. Ðược tên là Nandà. Nàng có danh là Nandà hoa khôi. Khi bậc Thế Tôn giác ngộ, đi đến Kapilavatthu và độ cho Nandà và Rahula xuất gia. Khi vua Suddhodana (Tịnh Phạn) mệnh chung và bà Mahàpajàpati xuất gia, nàng Nandà tự nghĩ: 'Anh trưởng của ta đã chối từ không thừa tự quốc độ, xuất gia và trở thành đấng Thế Tôn, một bậc siêu nhân. Con của Ngài là Rahula cũng xuất gia, anh của ta vua Nandà cũng xuất gia. Mẹ của ta Mahàpajàpati, chị của ta, mẹ Rahula cũng xuất gia. Vậy ta ở nhà làm gì? Ta hãy xuất gia'. Như vậy nàng xuất gia không phải vì lòng tin, mà chính vì lòng thương yêu bà con trong gia đình. Nàng xuất gia như vậy sau khi từ bỏ gia đình, nàng vẫn tự kiêu với sắc đẹp của mình và không chịu đến yết kiến đức Phật, sợ đức Phật quở trách nàng. Nhưng trường hợp của nàng cũng giống như trường hợp với Tỷ-kheo-ni Abhirùpa Nandà (xem kệ XIX) với sự sai k

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sìha

(VL) Sìha (Therì. 131) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Vesàli, con gái của một người chị võ tướng Sìha. Do vậy, nàng được đặt tên là Sìha, như tên của người cậu của nàng. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho người cậu, Sìha trở thành một tín nữ và được phép cha mẹ cho xuất gia. Khi nàng tu tập thiền quán, nàng không thể chận đứng tâm tư nàng chạy theo những ngoại vật khả ý. Bảy năm bị dày vò, nàng kết luận: 'Làm sao ta thoát khỏi nếp sống uế nhiễm này. Ta hãy chết, tốt hơn'. Rồi nàng cột sợi dây trên cây, đút cổ vào thòng lọng để thắt cổ chết. Trong giây phút cuối cùng với sự cố gắng tinh thần chất chứa từ trước cho đến nay, nàng cố gắng triển khai thiền quán. Ðối với nàng đời sống hiện tại thật sự là đời sống cuối cùng, trong giờ phút cuối cùng, trí tuệ nàng được viên mãn, và với nội tâm thiền quán nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. 

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Vimala

(XXXIX) Vimala, Xưa Làm Một Kỹ Nữ (Therì. 131) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Vesàli làm con gái một người bán sắc đẹp sinh sống. Nàng được đặt tên là Vimalà. Khi nàng lớn lên, và suy tư với những tư tưởng uế nhiễm, nàng thấy Tôn giả Mahà Moggallàna đang đi khất thực ở Vesàli, nàng cảm thấy thương yêu Tôn giả và đi theo về tinh xá để cám dỗ. Có người nói nàng được các ngoại đạo xúi dục nên làm như vậy. Tôn giả chỉ trích hành động không tốt đẹp của nàng và thuyết pháp cho nàng, như đã được ghi trong Trưởng lão Tăng Kệ. (Therà. 1150-57), nàng cảm thấy xấu hổ và trở thành một tín nữ. Về sau cùng nàng xuất gia, tinh tấn tu tập, và không bao lâu chứng quả A-la-hán.

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Vàddhesi

(XXXVIII) Một Tỷ Kheo Ni Vô Danh (Therì. 130) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Devadaha và trở thành người nữ điều dưỡng cho Mahàpajàpati. Nàng tên là Vàddhesi nhưng tên gia tộc nàng không được biết đến khi chủ nàng xuất gia, nàng cũng xin xuất gia theo. Nhưng trong hai mươi lăm năm nàng bị các dục chi phối ám ảnh, không được thiền định dầu cho đến một sát-na. Nàng than van tình trạng của nàng cho đến khi nàng được nghe Dhammadinnà thuyết pháp. Rồi tâm nàng xa lánh các dục, nàng tu tập thiền định và cuối cùng nàng chứng được sáu thắng trí.

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Bhaddà Thuộc Dòng Họ Kapllà

(XXXVII) Bhaddà Thuộc Dòng Họ Kapllà. (Therì. 130) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh vào một gia đình Bà-la-môn dòng họ Kosiya ở Sàgala. Ðược sống trong giàu sang, nàng được gả làm vợ một nhà quý tộc tên là Pippali ở làng Mahàtittha. Khi người chồng xuất gia, nàng giao lại tài sản cho các người bà con để nàng được xuất gia. Nàng sống năm năm tại Titthiyàràma, sau đó nàng được Mahàpajàpati cho thọ đại giới, nhờ triển khai thiền quán, nàng chứng được quả A-la-hán. Sau nàng trở thành một vị có biệt tài về các đời quá khứ nhờ hạnh nguyện trong đời quá khứ. Nàng được đức Phật xem là người biệt tài đệ nhất về đời sống quá khứ, khi bậc Ðạo Sư ở Jetavana (Kỳ Viên) ngồi phân loại các Tỷ-kheo-ni. 

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Somà

(XXXVI) Somà (Therì. 129) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sinh ra là con gái vị giáo sĩ của vua Bimbisàra. (Bình Sa Vương) và được đặt tên là Somà. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng trở thành một tín nữ, và về sau nàng xuất gia và nhờ triển khai thiền quán, nàng chứng được quả A-la-hán với nghĩa tín thọ, pháp tín thọ. Ở tại Sàvatthi, một ngày kia nàng đi vào rừng Andhavana để nghỉ ban ngày và ngồi dưới một gốc cây. Ác ma đến và muốn phá sự an tịnh cô độc của nàng tàng hình không cho nàng thấy và nói lên như sau: 60. Ðịa vị khó chứng đạt, Chỉ thánh nhân chứng đạt, Trí nữ nhân hai ngón, Sao hy vọng chứng đạt. Rồi nàng cự lại Ác ma: 61-62. Nữ tánh chướng ngại gì, Khi tâm khéo thiền định, Khi trí tuệ triển khai, Chánh quán pháp vi diệu, Ở tất cả mọi nơi, Hỷ lạc được đoạn tận, Khối tối tăm mù mịt, Ðã bị làm tan nát. Hỡi này kẻ Ác ma, Ngươi hãy biết như vậy, Ngươi chính là Ác ma, Ngươi đã bị bại trận. Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy t

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sielà

(XXXV) Sielà Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh làm công chúa con vua nước Alavì, tên là Sielà. Nàng cũng được biết với tên là Alavika (người nước Alavì). Khi đến tuổi trưởng thành, bậc Ðạo Sư cảm hóa được vua cha, làm lễ xuất gia cho vua và cùng đi đến Alavì. Sielà chưa lập gia đình, cùng đi với phụ vương nghe thuyết pháp và trở thành một tín nữ. Về sau nàng xuất gia, chuyên tu thiền quán và cuối cùng nhờ thiện duyên tốt đẹp, nhờ trí tuệ được triển khai, nàng nhiếp phục được thân hành, khẩu hành, ý hành và chứng được quả A-la-hán.

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sukkà

(XXXIV) Sukkà (Therì. 129) Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh vào một gia đình quyền quí ở Ràjagaha (Vương Xá) và được đặt tên là Sukkà (Sáng Suốt). Khi đến tuổi trưởng thành, nàng phát tâm tin Phật ở trong gia đình của nàng và trở thành một tín nữ. Về sau nàng được nghe Dhammadinnà thuyết pháp và quá cảm xúc bởi bài thuyết pháp, nàng xuất gia với Dhammadinnà. Sau khi tu thiền quán, nàng chứng được quả A-la-hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Ðược năm trăm Tỷ-kheo-ni đoanh vây, nàng trở thành một vị thuyết pháp giỏi. Một ngày kia, sau khi đi vào Vương Xá khất thực, ăn xong, toàn thể Ni chúng trở về tinh xá của Tỷ-kheo-ni. Tại đấy Sukkà thuyết pháp cho toàn thể Ni chúng, thuyết hay cho đến nỗi các Tỷ-kheo-ni như cảm thấy được nhận từ nàng, những đường mật ngọt ngào, thấm nhuần với nước bất tử. Tất cả đều ngồi nghe, hoàn toàn im lặng nhiệt tâm tín thành.