Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 3. Kinh Tương Ưng Bộ

Kinh Tương Ưng Bộ - Hữu học trú, Như Lai trú

12. II. Nghi Ngờ (S.v,327) 1) Một thời Tôn giả Lomasavangìsa trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, trong khu vườn Nigrodha. 2) Lúc bấy giờ Thích tử Mahànàma đi đến Tôn giả Lomasavangiisa; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Lomasavangiisa rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Thích tử Mahànàma thưa với Tôn giả Lomasavangìsa: 3) -- Thưa Tôn giả, hữu học trú với Như Lai trú là một, hay hữu học trú là khác, Như Lai trú là khác? -- Này Hiền giả Mahànàma, hữu học trú không phải là một với Như Lai trú. Này Hiền giả Mahànàma, hữu học trú là khác, Như Lai trú là khác.

Kinh Tương Ưng Bộ - Như Lai trú

11. I. Icchànangala (S.v,325) 1) Một thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala. 2) Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: -- Ta muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Như vậy, không một ai đến viếng Thế Tôn, trừ một người đem đồ ăn lại. 3) Rồi Thế Tôn, sau khi ba tháng ấy đã mãn, từ chỗ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, gọi các Tỷ-kheo: -- Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi các Ông: "Với sự an trú nào, này chư Hiền, Sa-môn Gotama an trú nhiều trong mùa mưa?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy trả lời cho cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này chư Hiền, Thế Tôn an trú nhiều trong các mùa mưa".

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ đống rác

10. X. Kimbila (S.v,322) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Kimbila, tại Veluvana. 2) Ở đấy, Thế Tôn gọi Tôn giả Kimbila: -- Tu tập như thế nào, này Kimbila, làm cho sung mãn như thế nào, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra được quả lớn, được lợi ích lớn? Khi được nói vậy, Tôn giả Kimbila im lặng. 3) Lần thứ hai, Thế Tôn... 4) Lần thứ ba, Thế Tôn bảo Tôn giả Kimbila: -- Tu tập như thế nào, này Kimbila, làm cho sung mãn như thế nào, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời được quả lớn, được lợi ích lớn? Lần thứ ba, Tôn giả Kimbila im lặng. 5) Ðược nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: -- Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn. Nay đã đến thời, bạch Thiện Thệ. Mong Thế Tôn giảng dạy pháp tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra! Sau khi nghe Thế Tôn dạy, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì. -- Vậy này Ananda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ngọn đèn

8. VIII. Ngọn Ðèn (S.v,316) 1-2) Sàvatthi... nói như sau: 3) -- Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Và này các Tỷ-kheo, tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn? 4-10) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống... "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 11) Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thời có quả lớn, có lợi ích lớn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tu tập niệm hơi thở vô, thở ra

1.I. Một Pháp (S.v,311) 1) Tại Sàvatthi... 2) Ở đây... nói như sau: 3) -- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Thế nào là một pháp? Niệm hơi thở vô, hơi thở ra. Và này các Tỷ-kheo, niệm hơi thở vô, hơi thở ra, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn? 4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm thở vô, chánh niệm thở ra. 5) Thở vô dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vô dài". Thở ra dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra dài". Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết : "Tôi thở vô ngắn". Thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn". 6) "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ t

Kinh Tương Ưng Bộ - Bốn thiền

1.I. Thanh Tịnh Thứ Nhất (S.v,307) 1-2) Tại Sàvatthi... -- Này các Tỷ-kheo, có bốn Thiền này. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. 4) Làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm. 5) Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. 6) Ðoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. 7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn Thiền.

Kinh Tương Ưng Bộ - Lợi ích của tu tập bốn niệm xứ

10. X. Bị Trọng Bệnh, hay Bệnh (S.v,302) 1) Một thời, Tôn giả Anuruddha trú ở Sàvatthi, tại rừng Andha, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. 2) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Anuruddha và nói với Tôn giả Anuruddha: -- Tôn giả Anuruddha an trú với sự an trú gì, khiến cho khổ thọ về thân khởi lên, lại không có ảnh hưởng gì đến tâm? -- Thưa chư Hiền, do tôi trú với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ, nên các khổ thọ về thân khởi lên không có ảnh hưởng gì đến tâm. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, thưa chư Hiền, tôi trú, quán thân trên thân... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Thưa chư Hiền, do tôi trú với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ, nên các khổ thọ về thân khởi lên không có ảnh hưởng đến tâm.

Kinh Tương Ưng Bộ - Thực hiện thần thông

22.II. Hòn Sắt (S.v,282) 1) Tại Sàvatthi. 2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 3) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra? -- Ta có biết, này Ananda, làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra. 4) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới, với thân do bốn đại tác thành này? -- Ta có biết, này Ananda, làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới, với thân do bốn đại tác thành này.

Kinh Tương Ưng Bộ - Phân tích Bốn như ý túc

20.X. Phân Tích (S.v,276) I 1) ... 2) -- Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn. Tu tập như thế nào làm cho sung mãn như thế nào, này các Tỷ-kheo, bốn như ý túc này có quả lớn, có lợi ích lớn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành (nghĩ rằng): "Như vậy, dục của ta sẽ không có quá thụ động, sẽ không có quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng..". Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành (nghĩ rằng): "Như vậy, tư duy của ta sẽ không quá thụ động..". Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.

Kinh Tương Ưng Bộ - Thần thông

16.VI. Sa-Môn, Bà-La-Môn hay Ðại Thần Thông (S.v,273) 1) ... 2) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, có thần lực lớn, có uy lực lớn; tất cả những vị ấy đều nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn bốn như ý túc. 3) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai, này các Tỷ-kheo, có thần lực lớn, có uy lực lớn; tất cả những vị ấy đều nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn bốn như ý túc. 4) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, có thần lực lớn, có uy lực lớn; tất cả những vị ấy đều nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn bốn như ý túc. Thế nào là bốn? 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành. 6) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ này các Tỷ-kheo, có đại thần lực... sẽ có đại thần lực, đại uy lực... có đại thần lực, có đại uy lực; tất cả những vị ấy đều nhờ tu tập, nhờ làm ch

Kinh Tương Ưng Bộ - Lấy dục trừ dục?

15.V. Bà-La-Môn (S.v,271) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita. 2) Rồi Bà-la-môn Unnàbha đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Bà-la-môn Unnàbha thưa với Tôn giả Ananda: 3) -- Do mục đích gì, thưa Tôn giả Ananda, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama? -- Với mục đích đoạn tận dục (chanda), này Bà-la-môn, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama. 4) -- Có con đường gì, thưa Tôn giả Ananda, có đạo lộ gì đưa đến đoạn tận lòng dục? -- Có con đường này, này Bà-la-môn, có đạo lộ này đưa đến đoạn tận lòng dục. 5) -- Con đường ấy là gì, thưa Tôn giả Ananda? Ðạo lộ ấy là gì đưa đến đoạn tận lòng dục? -- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Ðây là

Kinh Tương Ưng Bộ - Đại thần lực

14.IV. Moggalàna (S.v,269) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi tại Ðông Viên, lâu đài của mẹ Migàra. 2) Lúc bấy giờ, một số Tỷ-kheo trú ở dưới lầu của mẹ Migàra, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm miệng, tạp thoại, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm mê loạn, các căn không chế ngự (pàkatindriyà). 3) Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Mahà Moggalàna: -- Này Moggalàna, những đồng Phạm hạnh ấy trú dưới lầu của mẹ Migàra, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm miệng, tạp thoại, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, với tâm mê loạn, các căn không chế ngự. Hãy đi, này Moggalàna, và làm cho họ hoảng hốt (samvejeti). -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Mahà Moggalàna vâng đáp Thế Tôn, thực hiện thần thông, với ngón chân lớn, làm cho rung động, rung chuyển, làm cho chấn động lâu đài của mẹ Migàra. 4) Rồi các Tỷ-kheo ấy hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, họ đứng về một bên và (la lớn): "Thật là vi diệu, chư Tôn giả! Thật là hy hữu, chư Tôn giả! Lâu

Kinh Tương Ưng Bộ - Ý muốn

13.III. Ý Muốn (Chando) (S.v,268) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo nương tựa dục được định, được nhứt tâm, đây gọi là dục định. Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn đoạn diệt, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Ðối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Những pháp này được gọi là tinh cần hành. Như vậy, đây là dục, đây là dục định, và những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tu tập Bốn như ý túc

11.I. Trước hay Nhân (S.v,263) 1) Tại Sàvatthi. 2) -- Trước khi Ta giác ngộ, này các Tỷ-kheo, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, tu tập như ý túc?" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành, với ý nghĩ: "Như vậy, ý muốn (dục) của ta sẽ không quá thụ động và không quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng (pacchàpure-sanni). Trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy. Dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào, thời dưới như vậy. Ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy". Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó (apariyonaddhena), với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm. 4) Có người tu tập như ý túc câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành, với ý nghĩ: "Như vậy, tinh tấn của ta

Kinh Tương Ưng Bộ - Tại sao Như lai diệt độ?

10.X. Cetiya (Ðền thờ) (Trường 2, Ðại 1, 15 b-c) (S.v,258) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Vesàli, tại Ðại Lâm, tại ngôi nhà có nóc nhọn. 2) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi vào Vesàli để khất thực. Sau khi vào Vesàli để khất thực, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, Thế Tôn gọi Tôn giả Ananda: -- Hãy cầm tọa cụ, này Ananda, Ta sẽ đi đến đền thờ Capàla để nghỉ trưa. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, cầm tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn. 3) Rồi Thế Tôn đi đến đền thờ Capàla; sau khi đến ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn giả Ananda đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. 4) Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên: -- Này Ananda, khả ái thay Vesàli! Khả ái thay đền thờ Udena! Khả ái thay đền thờ Gotamaka! Khả ái thay đền thờ Sattambaka! Khả ái thay đền thờ Bahuputta! Khả ái thay đền thờ Sarandada! Khả ái thay đền thờ Càpàla! Này Ananda, những ai đã tu tập bốn như ý túc, tu tập nhiều lần

Kinh Tương Ưng Bộ - Bốn như ý túc

1.I. Bờ Bên Kia (Tăng 29. 7 Ðại 2, 658a) (S.v,254) 1) ... 2) -- Có bốn như ý túc này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia. Thế nào là bốn? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tâm định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn như ý túc, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.

Kinh Tương Ưng Bộ - Bốn chánh cần

1-12.(I-XII) (S.v,244) 1-2) Tại Sàvatthi Tại đấy, Thế Tôn nói như sau : -- Này các Tỷ-kheo, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn ? 3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. 4) Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. 5) Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. 6) Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất (asammosàya), làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. 7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn chánh cần.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tu tập năm căn

51. I. Sàlà (S.v,227) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại một làng Bà-la-môn tên Sàlà. 2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo... 3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh, con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? 4) Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tấn căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Niệm căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Ðịnh căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. 5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh, con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-k

Kinh Tương Ưng Bộ - Lòng tin vào Như Lai

50. X. Tín, hay Ngôi Chợ (S.v,225) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Anga, tại thị trấn của dân chúng Anga tên là Apana. 2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta: -- Này Sàriputta, có vị Thánh đệ tử nào đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy có thể có phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai? 3) -- Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.

Kinh Tương Ưng Bộ - Một căn, hai căn, ba căn

45. V. Vườn Phía Ðông (1) (S.v, 222) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, ở lầu đài của mẹ Migàra. 2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- Bao nhiêu căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa"? -- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 3) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa". Một căn ấy là căn gì? 4) Với vị Thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, tất nhiên (tadanvayà) tín được an trú, tất nhiên tinh tấn được an trú, tất nhiên niệm được an trú, tất nhiên định được an trú. 5) Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn này, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với