Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Kinh Trung Bộ

Kinh Trung Bộ - 132. Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả

132. Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả (Anandabhaddekaratta sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda (A-nan) tại hội trường thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Tôn giả giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- Này các Tỷ-kheo, ai tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Ai đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết? -- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Tôn giả đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.

Kinh Trung Bộ - 131. Kinh Nhất dạ hiền giả

131. Kinh Nhất dạ hiền giả (Bhaddekaratta sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông: 'Nhứt Dạ Hiền Giả' (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: Quá khứ không truy tìm  Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận,  Tương lai lại chưa đến,  Chỉ có pháp hiện tại Tuệ quán chính ở đây. Không động, không rung chuyển  Biết vậy, nên tu tập, Hôm nay nhiệt tâm làm,  Ai biết chết ngày mai? Không ai điều đình được,  Với đại quân thần chết,  Trú như vậy nhiệt tâm,  Ðêm ngày không mệt mỏi,  Xứng gọi

Kinh Trung Bộ - 130. Kinh Thiên sứ

130. Kinh Thiên sứ (Devadùta sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà viên), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Ví như, này các Tỷ-kheo, có hai nhà có cửa; ở đây, một người có mắt đứng chính giữa có thể thấy những người đi vào nhà, đi ra khỏi nhà, đi qua, đi lại. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy các chúng hữu tình chết đi sanh lại, hạ liệt, cao sang, đẹp trai, xấu hình, thiện thú, ác thú, tùy theo hạnh nghiệp của họ, và Ta nghĩ: "Các bậc hữu tình này do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời này. Hay các vị hữu tình này, do thành tựu t

Kinh Trung Bộ - 129. Kinh Hiền Ngu

129. Kinh Hiền Ngu (Bàlapandita sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà viên), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: (Người Ngu) -- Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: "Người này là người ngu, không phải là Chân nhân"? Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: "Người này là người ngu, không phải là Chân nhân".

Kinh Trung Bộ - 128. Kinh Tùy phiền não

128. Kinh Tùy phiền não (Upakkilesa sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Kosambi (Kiều-thưởng-di), tại tịnh xá Ghosita (Cu-sư-la). Lúc bấy giờ các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: -- Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambi, sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Tốt lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn, đến các Tỷ-kheo ấy. Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến liền nói với họ: -- Thôi vừa rồi, các Tỷ-kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau! Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạ

Kinh Trung Bộ - 127. Kinh A-na-luật

127. Kinh A-na-luật (Anuruddha sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà viên), chỗ tinh xá của ông Anathapindika (Cấp cô độc).  Rồi thợ mộc Pancakanga bảo một người: -- Hãy đến, này Người kia, hãy đi đến Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Anuruddha và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, thợ mộc Pancakanga cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Anuruddha, và thưa: Mong rằng Tôn giả Anuruddha cùng ba vị nữa, ngày mai nhận lời dùng bữa ăn với thợ mộc Pancakanga. Mong rằng Tôn giả Anuruddha đến thật sớm, vì thợ mộc Pancakanga có nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm đối với vua". -- Thưa vâng, Tôn giả.

Kinh Trung Bộ - 126. Kinh Phù-di

126. Kinh Phù-di (Bhùmija sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc. Rồi Tôn giả Bhumija (Phù-di) vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi vương tử Jayasena đi đến Tôn giả Bhumija, sau khi đến nói lên với Tôn giả Bhumija những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vương tử Jayasena thưa với Tôn giả Bhumija: -- Thưa Tôn giả Bhumija, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Nếu có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị". Ở đây, bậc Ðạo sư của Tôn giả Bhumija có nói

Kinh Trung Bộ - 125. Kinh Ðiều ngự địa

125. Kinh Ðiều ngự địa (Dantabhùmi sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa). Lúc bấy giờ, Sa-di Aciravata (Tân Học Sa-môn) đang ở tại am thất Aranna. Rồi vương tử Jayasena trong khi tản bộ du hành, đi đến Sa-di Aciravata, sau khi đến nói lên với Sa-di Aciravata những lời chào đón hỏi thăm; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vương tử Jayasena nói với Sa-di Aciravata: -- Tôn giả Aggivessana, tôi có nghe như sau: "Ở đây Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sẽ được nhứt tâm". -- Sự việc là vậy, này Vương tử! Sự việc là vậy, này Vương tử! Ở đây, Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần sẽ chứng được nhứt tâm. -- Thật là tốt lành nếu Tôn giả Aggivessana thuyết pháp cho tôi như đã được nghe, như đã được học.

Kinh Trung Bộ - 124. Kinh Bạc-câu-la

124. Kinh Bạc-câu-la (Bakkula sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Bakkula trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các loài sóc (kalandakanivapa). Rồi lõa thể Kassapa, một người bạn trước kia của Tôn giả Bakkula khi còn là cư sĩ, đi đến Tôn giả Bakkula, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Bakkula những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, lõa thể Kassapa nói với Tôn giả Bakkula: -- Này Hiền giả Bakkula, Bạn xuất gia đã bao lâu? -- Ðã được tám mươi năm, này Hiền giả, từ khi tôi xuất gia. -- Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần, Hiền giả hành dâm dục? -- Hiền giả Kassapa, chớ có hỏi tôi như vậy: "Hiền giả Kassapa, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiều lần Hiền giả hành dâm dục?" Hiền giả Kassapa, hãy hỏi tôi như sau: "Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần Hiền giả khởi lên dục tưởng?"

Kinh Trung Bộ - 123. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp

123. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Acchariya-abbhùtadhamma sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi một số rất đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng: "Thật hy hữu thay chư Hiền! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ: "Chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy, giới hạnh như vậy, pháp hạnh như vậy, tuệ hạnh như vậy, trú hạnh như vậy, chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy". Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với các Tỷ-kheo ấy: "Thật hy hữu thay chư Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, N

Kinh Trung Bộ - 122. Kinh Ðại không

122. Kinh Ðại không (Mahàsunnata sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên). Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa. Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: "Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ-kheo ở không?" Lúc bấy giờ Tôn giả Ananda cùng với rất nhiều vị Tỷ-kheo đang làm y (civarakamma) ở trú xứ của Thích-ca Ghataya. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến trú xứ của Thích-ca Ghataya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ng

Kinh Trung Bộ - 121. Kinh Tiểu không

121. Kinh Tiểu không (Cùlasunnata sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Pubbarama (Ðông Viên), lâu đài của Migaramatu (Lộc Mẫu).  Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: -- Một thời, bạch Thế Tôn, Thế Tôn trú giữa các Sakka (Thích-ca). Nagaraka là tên một thị trấn của các Sakka. Tại đấy, bạch Thế Tôn, con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được ghi nhớ trước mặt Thế Tôn như sau: "Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều". Phải chăng, bạch Thế Tôn, điều con đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng? -- Thật vậy, này Ananda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.

Kinh Trung Bộ - 120. Kinh Hành sanh

120. Kinh Hành sanh (Sankhàrupapatti sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sanh do hành đưa lại. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn (suta), đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ như sau: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Sát đế lỵ!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đư

Kinh Trung Bộ - 119. Kinh Thân hành niệm

119. Kinh Thân hành niệm (Kàyagatàsati sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Rồi một số đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng: -- Thật vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân hành niệm, khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Và câu chuyện này giữa các Tỷ-kheo ấy đã bị gián đoạn. Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến ngồi lên chỗ soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì? Câu chuyện gì của các Ông bị gián đoạn? -- Ở đây, bạch Thế Tôn, sau khi ăn xong, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ

Kinh Trung Bộ - 118. Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm

118. Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm (Kinh Quán niệm hơi thở) (Anàpànasati sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Ðại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Ðại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Ðại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Ðại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng. Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy

Kinh Trung Bộ - 117. Ðại kinh Bốn mươi

117. Ðại kinh Bốn mươi (Mahàcattàrìsaka sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". -- "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ. Hãy lắng tai nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.

Kinh Trung Bộ - 116. Kinh Thôn tiên

116. Kinh Thôn tiên (Isigili sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Isigili (Thôn tiên).  Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vebhara (Phụ Trọng) này không?. -- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn. -- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vebhara này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Pandava (Bạch Thiện) này không? -- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn. -- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Pandava này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vepulla (Quảng Phổ) này không? -- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn. -- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vepulla này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Gijjhakuta (Linh Thứu) này không? -- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn. -

Kinh Trung Bộ - 115. Kinh Ða giới

115. Kinh Ða giới (Bahudhàtuka sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita). Phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Ví như, này các Tỷ-kheo, tia lửa từ ngôi nhà bằng cỏ, thiêu cháy ngôi nhà có lầu gác được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ đóng kỹ; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả

Kinh Trung Bộ - 114. Kinh Nên hành trì, không nên hành trì

114. Kinh Nên hành trì, không nên hành trì (Sevitabba-asevitabba sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông pháp môn về nên hành trì, không nên hành trì. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng" -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: (Lời giảng đầu tiên) -- Này các Tỷ-kheo, Ta nói thân hành có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa thân hành". Này các Tỷ-kheo, Ta nói khẩu hành cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa khẩu hành". Này các Tỷ-kheo, Ta nói ý hành cũng có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa ý hà

Kinh Trung Bộ - 113. Kinh Chân nhân

113. Kinh Chân nhân (Sappurisa sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Chân nhân pháp và phi Chân nhân pháp. Các Ông hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi Chân nhân pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình cao sang. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta xuất gia từ một gia đình cao sang. Còn các Tỷ-kheo này không xuất gia từ một gia đình cao sang". Vì người ấy thuộc gia đình cao sang nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.