Chuyển đến nội dung chính

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 2 - Tương Ưng Thiên Tử - Phẩm Các Ngoại Đạo (1)

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 2 - Tương Ưng Thiên Tử - Phẩm Các Ngoại Đạo (1)

PHẦN CHÁNH KINH

[02] Chương II Tương Ưng Thiên Tử
III. Phẩm Các Ngoại Ðạo (S.i,56)

III. Serì (S.i,57)

1) Ðứng một bên, Thiên tử Serì nói lên bài kệ với Thế Tôn:

Cả hai loại Trời, Người,
Ðều ưa thích ăn uống,
Có Dạ-xoa tên nào,
Lại không thích ăn uống!

(Thế Tôn)

Ai cho với lòng tin,
Với tâm tư thanh tịnh,
Ðược phần món ăn ấy,
Ðời này và đời sau.

Vậy hãy ngăn xan tham,
Bố thí, nhiếp cấu uế,
Chúng sanh vẫn hưởng thọ,
Công đức trong đời sau.

2) -- Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói điều khéo nói như vậy:

"Ai cho với lòng tin,
Với tâm tư thanh tịnh,
Ðược phần món ăn ấy,
Ðời này và đời sau.

Vậy hãy ngăn xan tham,
Bố thí, nhiếp cấu uế,
Chúng sanh vẫn hưởng thọ,
Công đức trong đời sau."

3) Bạch Thế Tôn, thuở xưa con là vị vua tên Serì ưa bố thí, là bậc thí chủ tán thán bố thí. Bạch Thế Tôn, tại bốn cửa thành, bố thí được phân phát nhân danh con, cho những ai đến xin, cho các vị Bà-la-môn và Sa-môn, cho các người nghèo đói và tàn phế, cho các nhà lữ hành và hành khất.

4) Bạch Thế Tôn, khi con đến các cung phi của con, họ thưa với con: "Ðại vương thường hay bố thí, còn chúng con chưa bố thí. Lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức."

5) Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: 'Chúng ta hãy bố thí'?". Bạch Thế Tôn, con cho các cung phi cửa thành thứ nhất. Ở đây các cung phi được bố thí, và bố thí của con trở lui lại cho con.

6) Rồi bạch Thế Tôn, các Sát-đế-lỵ (Khattiya) chư hầu của con đến con và thưa: "Ðại vương đã bố thí. Các cung phi đã bố thí. Chúng con chưa bố thí. Lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức".

Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: "Chúng ta hãy bố thí"?". Bạch Thế Tôn, con cho các chư hầu Khattiya cửa thành thứ hai. Ở đây các chư hầu Khattiya được bố thí, và bố thí của con được trở lui lại cho con.

7) Rồi bạch Thế Tôn, quân đội đến con và thưa: "Ðại vương đã bố thí. Các cung phi đã bố thí. Các chư hầu Khattiya đã bố thí. Chúng con chưa bố thí. Tốt lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức".

Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: "Chúng ta hãy bố thí"?". Bạch Thế Tôn, con cho quân đội cửa thành thứ ba. Ở đây quân đội được bố thí và bố thí của con được trở lui lại cho con.

8) Rồi bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn gia chủ đến con và thưa: "Ðại vương đã bố thí. Các cung phi đã bố thí. Các chư hầu Khattiya đã bố thí. Quân đội đã bố thí. Chúng con chưa bố thí. Tốt lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức!".

Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: "Chúng ta hãy bố thí"?". Bạch Thế Tôn, con cho các Bà-la-môn gia chủ cửa thành thứ tư. Ở đây các Bà-la-môn gia chủ được bố thí và bố thí của con được trở lui lại cho con.

9) Rồi bạch Thế Tôn, các người của con đến con và thưa: "Nay Ðại vương không còn bố thí nào để cho nữa".

Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với các người ấy như sau: "Này các Ông, các thuế má thâu hoạch được từ các nước ngoài vào, một nửa hãy gửi vào trong nội thành, một nửa ngay tại chỗ ấy đem bố thí cho các vị Sa-môn, Bà-la-môn, các người nghèo và tàn tật, các nhà lữ hành và hành khất".

10) Như vậy, bạch Thế Tôn, con không chấm dứt trong một thời gian dài các việc làm công đức, trong một thời gian dài các việc làm thiện, những việc làm được con xem như là công đức, hay như là công đức quả hay như là những điều kiện được sanh thiên giới.

11) Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy:

"Ai cho với lòng tin,
Với tâm tư thanh tịnh,
Ðược phần món ăn ấy,
Ðời này và đời sau.

Vậy hãy ngăn xan tham,
Bố thí, nhiếp cấu uế,
Chúng sanh vẫn hưởng thọ,
Công đức trong đời sau."

IV. Ghatìkara (S.i,60)

1) Ðứng một bên, Thiên tử Ghatìkara nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Ðược sanh Vô phiền thiên,
Bảy Tỷ-kheo giải thoát,
Ðoạn tận tham và sân,
Siêu thoát đời ái trược.

2)

Vượt bùn, họ là ai?
Khó vượt lệnh thần chết,
Sau khi bỏ thân người,
Họ thoát ách chư Thiên.

3)

Họ là Upaka,
Và Phalaganda,
Với Pukkusàti,
Hợp thành là ba vị.

Lại thêm Bhaddiya,
Với Khandadeva,
Và Bàhuraggi,
Cùng với Pingiya,
Sau khi bỏ thân người,
Họ thoát ách chư Thiên.

4) (Thế Tôn):

Ông nói điều tốt lành,
Về bảy Tỷ-kheo ấy,
Họ thoát ly, đoạn trừ,
Các cạm bẫy Ma vương.
Pháp họ biết, của ai
Ðoạn được hữu kiết sử?

5) (Ghatìkara):

Không ai ngoài Thế Tôn,
Chính thật giáo lý Ngài,
Họ biết pháp của Ngài,
Ðoạn được hữu kiết sử.

Chỗ nào danh và sắc,
Ðược đoạn diệt không dư,
Họ học được pháp ấy,
Ở đây từ nơi Ngài.
Nhờ vậy họ đoạn trừ,
Hữu kiết sử trói buộc.

6) (Thế Tôn):

Lời Ông nói thâm sâu,
Khó biết, khó chứng ngộ,
Pháp Ông biết của ai,
Sao Ông không nói được?

7) (Ghatìkara):

Thuở xưa, con thợ gốm,
Tại Vehalinga,
Và con được tên gọi,
Là Ghatìkara.

Chính con lo nuôi dưỡng
Cả mẹ lẫn cả cha,
Ðối với Phật Ca-diếp,
Con đệ tử tại gia.

Con viễn ly dâm dục,
Phạm hạnh, không thế vật,
Thuở xưa, con đồng hương,
Cũng là bạn của họ

Do vậy con biết họ,
Bảy Tỷ-kheo giải thoát,
Ðoạn tận tham và sân,
Vượt qua đời phiền trược.

8) (Thế Tôn):

Vậy này Bhaggava,
Chính như Ông vừa nói,
Thuở xưa, Ông thợ gốm,
Tại Vehalinga,

Và Ông được tên gọi,
Là Ghatìkara,
Chính Ông lo nuôi dưỡng
Cả mẹ lẫn cả cha,

Ðối với Phật Ca-diếp,
Ông đệ tử tại gia,
Ông viễn ly dâm dục,
Phạm hạnh, không thế vật.

9)

Thuở xưa, Ông đồng hương,
Cũng là bạn của Ta.
Như vậy là hội ngộ,
Giữa những bạn thuở xưa,
Cả hai khéo tu tập,
Mang thân này tối hậu.

V. Jantu ( S.i,61)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời một số đông Tỷ-kheo trú ở Kosala (Câu-tát-la), trên sườn núi Himavanta (Tuyết sơn), tại một cốc nhỏ trong rừng. Họ tự cao, tự mãn, dao động, lắm mồm lắm miệng, ăn nói huyên thuyên, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tư tán loạn, các căn không chế ngự.

2) Rồi Thiên tử Jantu, vào đêm Bố-tát, ngày rằm, đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến nói lên bài kệ với các Tỷ-kheo ấy:

Các Tỷ-kheo thuở xưa,
Sống thật chơn an lạc,
Họ thật là đệ tử,
Bậc Ðại Giác Cù-đàm.

Không ham tìm món ăn,
Không ham tìm chỗ trú,
Biết đời là vô thường,
Họ chấm dứt khổ đau.

Nay tự làm ác hạnh,
Như thôn trưởng trong làng.
Họ ăn, ăn ngả gục,
Thèm khát vật nhà người.

Con vái chào chúng Tăng,
Ðảnh lễ một vài vị
Kẻ khác, sống vất vưởng,
Không chỉ đạo, hướng dẫn.

Họ giống như thân thể
Kẻ chết bị quăng bỏ.
Những ai sống phóng dật,
Vì họ con nói lên,
Những ai không phóng dật,
Chân thành, con đảnh lễ.

PHẦN GIẢNG GIẢI
CỦA SƯ GIÁC NGUYÊN (TOẠI KHANH)

Chương 2: Tương Ưng Thiên Tử
Phẩm Các Ngoại Đạo

SERI (Serīsutta)

Hầu hết những bài còn lại của phẩm Thiên Tử trùng với những bài mình đã học trong phẩm Chư Thiên. Bài Seri mình đã học rồi (Kinh Đồ Ăn). Một vị Thiên tử hỏi câu này:

“Cả hai loại Trời, Người,
Ðều ưa thích ăn uống,
Có Dạ-xoa tên nào,
Lại không thích ăn uống!”

Ai trên đời này cũng thích hưởng thụ, thích sự sở hữu, có ai trên đời này không như vậy hay không? Đức Phật trả lời: Có, với những người có nhiều niềm tin, thích bố thí thì họ không thích sở hữu, không thích hưởng thụ cho riêng mình. Chúng tôi còn nhớ đã có trích đoạn kinh: Này các Tỳ kheo, nếu mà các ngươi hiểu được quả báo bố thí như là ta hiểu thì cho đến một miếng ăn cuối cùng dành cho mình thì các ngươi cũng không đành lòng mà ăn…. Ở đây chỉ khác một chút, vị Thiên tử kể lại chuyện xưa, ông là một vị vua rất hào sảng rộng tay làm phước thoải mái, theo Chú giải nói rằng, trong kiếp đó do sống hiền thiện rộng rãi tự nhiên ông có được trí gọi là “kammassakatañāṇa”: trí tuệ về nghiệp lý, tin và hiểu được rằng mọi người có nghiệp riêng.

Đức Phật dạy rằng ta chưa từng thấy một ngoại đạo (những người đi theo đường lối sai lầm) nào khi chết được sanh thiên ngoại trừ những người Kammavādi (người tin lý nghiệp báo). Đây là chuyện rất quan trọng. Mình phải cảm kích những vị tiền bối ngày xưa trong lịch sử Phật Giáo đã đem Phật Giáo từ Ấn Độ, Tích Lan đi truyền bá các xứ Á Châu để cho hôm nay có những vùng đất mà người dân có thể là không biết chữ nhưng họ cũng biết sợ tội, cũng ham làm phước, chẳng hạn như người VN mình. Niềm tin vào lý nhân quả sẽ làm cho xã hội đẹp hơn.

Ông vua này sống đẹp lâu ngày thì ổng thấm. Khi mình có lòng yêu cái thiện, tự nhiên có lúc mình nhận ra được cái hay của nó. Ví dụ có một thời gian khá dài trước ngày rời VN tôi đâu có biết uống trà, trước khi rời VN vài năm tôi chỉ uống trà mấy vị đi Đài Loan về cho rất ngon nhưng uống không có lợi gì hết, sau này tôi đi châu Âu nhiều người ta khuyên tôi nên uống trà xanh. Trà xanh không ướp hóa chất, và giảm mỡ. Tôi uống lâu ngày mới nhận ra rất nhiều cái lợi. Khi mình chìm sâu trong một điều gì đó mình sẽ thấy cái hay của nó. Ông vua này sống nhiều năm trong tinh thần hào sảng rộng rãi ông cảm nhận vị ngọt của nó giống như uống trà xanh lâu ngày thì thấy cái hay của nó. Bản thân ông là người rộng tay làm phước lại tạo điều kiện cho người khác làm phước, hôm nay ổng trở thành vị Thiên tử xuống hầu Phật và kể chuyện xưa. Đó là nội dung bài kinh Seri.

GHATĪKĀRA (Ghaṭīkārasutta)

Ghaṭīkāra là một vị cư sĩ thời Đức Phật Ca Diếp, đã chứng được Tam quả và cha mẹ đều bị mù. Vị này vì có lòng đại hiếu muốn nuôi dưỡng cha mẹ nên không xuất gia mà ở ngoài đời để tiện chăm sóc song thân. Vẫn là cư sĩ nhưng là một vị thánh Tam quả và trong vai trò một người cư sĩ, Ghaṭīkāra có mối quan hệ thân tình rất sâu đậm với một cậu công tử nhà giàu tên là Jotipāla, Jotipāla chính là Bồ tát người về sau trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy giàu nghèo khác nhau nhưng chí hướng tu hành giải thoát giống nhau, sau đó Ghaṭīkāra chết sanh về cõi Tịnh Cư, còn công tử Jotipāla xuất gia thành vị tỳ kheo thuộc lòng Tam tạng nhưng do nuôi hạnh nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác nên không đắc gì hết. 

Bên Nam Tông nói rằng trước khi thành Phật không đắc gì hết, còn Bắc Tông thì khác, Bắc Tông thì nói rằng đắc A-la-hán xong vẫn có thể nguyện thành bồ tát nghĩa là vẫn có thể luân hồi, A-la-hán vẫn có thể còn phiền não chấp này chấp kia. Bắc Tông có cái đặc biệt là có khi tôn sùng vị nào đó họ đẩy lên mây, có khi dìm A-la-hán xuống tới sình. Chẳng hạn họ khen HT Tuyên Hóa, khen HT Thiền Tâm VN, khen mà mình thấy những vị ấy đạt đến cảnh giới như nhiên bất động, có lúc dìm mấy vị khác như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, họ nói một hồi đến nỗi tôi thấy như các vị ấy còn… thua tôi nữa. 

Chẳng hạn như khi mẹ tôi chết tôi chưa khóc, trong khi đó ngài Mục Kiền Liên đem chén cơm đến cho mẹ ăn, mẹ không ăn thì ngài khóc. Bên Nam Tông nói sau khi chết rồi, Jotipāla luân hồi sa đọa rất nhiều lần, từ đời Đức Phật Ca Diếp đến khi ngài thành Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài phải trải qua nhiều kiếp sống và trải nhiều kiếp sa đọa chứ không phải giống như Bồ Tát Di Lặc, đây là do sự thúc đẩy của nghiệp. Phải hiểu ngầm là do Bồ Tát Di Lặc đi một đoạn đường quá dài hạnh tinh tấn. 

Có thể hiểu thế này, một người trước khi bước lên xe đò, anh ta có lội ruộng, chân dính sình, khi lên xe đi một quãng đường dài thì sình sẽ khô đi và rớt hết; trong khi đó, người khác cũng chân dính sình mà ngồi trên xe một quãng đường ngắn thì sình chưa kịp khô nên khi họ bước xuống xe, sình dính chân vẫn còn ướt. Có thể hiểu trường hợp Bồ Tát Thích Ca và Di Lặc cũng giống vậy. Thời gian Bồ Tát Thích Ca tu Ba-la-mật chỉ bằng một phần tư thời gian tu của Bồ Tát Di Lặc nên trước khi ngài thành Phật, những nghiệp cũ ngài chưa rũ sạch. Bồ Tát Di Lặc tu thời gian gấp bốn lần, Ngài là hạnh tinh tấn, Ngài tu chậm lắm. Ngài là vị Bồ tát chỉ biết làm thiện, càng lúc càng gần với Phật quả thì thiện càng nhiều và ác càng ít dần ít dần, vì Ngài đi quá chậm nên bao nhiêu bùn sình rớt sạch. Bồ Tát Thích Ca thì quá nhanh nên còn sót nhiều nghiệp lẻ tẻ, ví dụ Ngài bị vu oan giá họa. 

Tôi nhớ hoài chuyện cách đây 10 năm về trước, tôi nói (trong room paltalk) rằng theo trong kinh Bồ Tát Thích Ca Mâu Ni khổ hạnh 6 năm là do nghiệp cũ của Ngài, có một ông (người VN mình) tự nhiên tưởng tượng là do tôi nghĩ ra, ổng nói không đồng ý cách nói đó. Ổng nói rằng theo ổng nghĩ 6 năm khổ hạnh là do lòng đại bi. Tôi không nói cách hiểu đó là sai 100%, nhưng nên nhớ rằng Ngài có thể lựa chọn thì Ngài đâu có ngu dại gì kéo dài thời gian khổ hạnh. Ông ấy nói Ngài khổ hạnh để làm gương cho chúng sanh. Theo cách nói đó thì thấy hay, nhưng tại sao Ngài không lựa chọn thành Phật sớm hơn 6 năm để có thể giúp được nhiều người hơn, việc gì lại khổ hạnh 6 năm chỉ để làm gương? 

Hãy tưởng tượng một anh chàng sinh viên y khoa, thay vì có thể làm bác sĩ, anh ta cố ý kéo dài thêm 6 năm nữa để làm gương học tập cho sinh viên khác thấy rằng, lẽ ra tôi có thể mở phòng mạch, làm bác sĩ nhưng tôi kéo dài thời gian để các bạn noi gương học tập của tôi. Nếu có đủ điều kiện làm bác sĩ thì cứ làm chứ, lấy những gì mình có để làm phước giúp đời chứ sao lại kéo dài thời gian khổ cực để làm gương cho người khác, nghe thì hay nhưng ngẫm thì thiếu thông minh. Tôi là người VN mà tôi thấy dân tộc mình có nhiều cái lạ đặc biệt. Người Âu Mỹ cũng nghiên cứu Phật pháp mà họ rất nhiều công trình, còn người mình thì Tỳ Bà Sa mãi tới hôm nay mới chịu dịch mà mở miệng ra thì đòi mình có 2000 năm lịch sử PG…

JANTU (Jantusutta)

Bài kinh Jantu này có nội dung là lời ngậm ngùi của một vị Thiên tử khi nhìn tình hình chư tăng vào thời gian cuối đời của Đức Phật. Trong đời hoằng pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, 45 năm, được chia thành ba giai đoạn: 15 năm đầu sau khi Thế Tôn thành đạo, gọi là sơ giác thời (ādibodhikāla); 15 năm giữa là trung giác thời (majjhijabodhikāla); 15 năm cuối là gọi là hậu giác thời (pariyosabodhikala). 

Nghĩa là, 15 năm đầu sau khi Ngài thành đạo, giáo hội phải nói là 10/10 điểm. Vào hạ thứ 12, từ năm Ngài 35 tuổi cộng thêm 12 năm nữa là năm Ngài 47 tuổi, vẫn chưa cấm chế giới luật, tức là một hệ thống giáo đoàn kéo dài suốt 10 năm mà không cần nội quy gì cả. Không hề có tổ chức nào suốt 10 năm trời như vậy không cần một dòng thanh quy nội quy nào hết, mà thành viên trong tổ chức đó đều toàn hảo. Theo Chú giải, Thế Tôn như thế nào thì các tỳ kheo như thế ấy, họ ăn theo Phật, đi theo Phật, đứng nằm ngồi theo Phật, sinh hoạt như Phật, mọi thứ giống hệt như Phật. 

Từ từ mới xuất hiện những người mến mộ Đức Phật quá, vì cầu đạo giải thoát nên họ xuất gia theo Phật nhưng buổi chiều đói bụng nên họ ôm bát đi xin, người ta vẫn cúng dường bình thường. Ngài không hề cấm giới luật gì hết vì lúc đó tuyệt đại đa số tăng chúng không có vấn đề. Mười lăm năm tiếp theo bắt đầu nảy sinh vấn đề. Trong tăng chúng càng lúc thành phần xuất gia càng phức tạp dần, nhu cầu lý tưởng xuất gia không còn tinh tuyền như buổi đầu. Họ mang theo vào đạo tất cả những rối rắm của đời và từ đó mới nảy sinh ra lý do để Thế Tôn cấm chế giới luật.

Chính vì vậy ông Jantu này mới đến đọc bài kệ cho Thế Tôn, ý ông nói những ai sống phóng dật thì giống như xác chết, còn những ai không phóng dật thì ông xin quỳ lạy.

Các Tỷ-kheo thuở xưa,
Sống thật chơn an lạc,
Họ thật là đệ tử,
Bậc Ðại Giác Cù-đàm.

Không ham tìm món ăn,
Không ham tìm chỗ trú,
Biết đời là vô thường,
Họ chấm dứt khổ đau.

Nay thì sao?
Nay tự làm ác hạnh,
Như thôn trưởng trong làng.
Họ ăn, ăn ngả gục,
Thèm khát vật nhà người.

Con vái chào chúng Tăng,
Ðảnh lễ một vài vị
Kẻ khác, sống vất vưởng,
Không chỉ đạo, hướng dẫn.
Họ giống như thân thể

Kẻ chết bị quăng bỏ.
Những ai sống phóng dật,
Vì họ con nói lên,
Những ai không phóng dật,
Chân thành, con đảnh lễ.
___________________________________

Bài viết được trích từ Bài Giảng Kinh Tương Ưng
của Tỳ Khưu Giác Nguyên (Toại Khanh) do Nhị Tường ghi chép lại.
Được lưu trữ dưới dạng âm thanh tại đây: www.vietheravada.net
Bản kinh Pāḷi và Sớ giải tham khảo từ địa chỉ www.tipitaka.org.

Xem thêm: Kinh Tương Ưng Bộ


Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.