Chuyển đến nội dung chính

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 1 - Tương Ưng Chư Thiên - Phẩm Thiêu Cháy (3)

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 1 - Tương Ưng Chư Thiên - Phẩm Thiêu Cháy (3)

PHẦN CHÁNH KINH

VII. Trồng Rừng (S.i,33)

Những ai ngày lẫn đêm,
Công đức luôn tăng trưởng,
Trú pháp, cụ túc giới,
Kẻ nào sanh thiên giới?

Ai trồng vườn, trồng rừng,
Ai dựng xây cầu cống,
Ðào giếng, cho nước uống,
Những ai cho nhà cửa,

Những vị ấy ngày đêm,
Công đức luôn tăng trưởng,
Trú pháp, cụ túc giới,
Những vị ấy sanh Thiên.

VIII. Kỳ Viên (S.i,33)

Ðây là rừng Kỳ Viên.
Chỗ trú xứ Thánh chúng,
Chỗ ở đấng Pháp Vương,
Khiến tâm con hoan hỷ.

Nghiệp minh và tâm pháp,
Giới và tối thắng mạng,
Chính những diệu pháp ấy,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,

Không phải vì dòng họ,
Không phải vì tài sản.
Do vậy bậc Hiền trí,
Thấy lợi ích chính mình,

Chánh giác sát tâm pháp,
Như vậy được thanh tịnh.
Như ngài Xá-lợi-phất,
Tuệ giới và tịch tịnh,
Tỷ-kheo đến bờ giác,
Ở đây là tối thượng.

PHẦN GIẢNG GIẢI
CỦA SƯ GIÁC NGUYÊN (TOẠI KHANH)

TRỒNG RỪNG (Vanaropasutta)

Trong lớp học này chúng ta có một cơ hội rất là lớn để thấy rằng chỗ dựa trong Phật pháp là chỗ dựa yên tâm. Những gì quí vị nghe ở đây là sờ sờ trước mắt. Rõ ràng trước mắt còn ngờ chiêm bao. Bài kinh này chúng ta không thấy người hỏi là ai, vẫn là khuyết danh chỉ có câu trả lời của Đức Thế Tôn.

Trước khi bắt đầu xin nhắc lại một chuyện cộng với lời xin lỗi. Hôm qua khi học bài kinh Thiên Nữ, nói về một vị tỳ kheo sau khi từ trần rồi sanh thiên, chưa có làm quen được với đời sống của một người hưởng lạc nên trở về gặp Phật và được Ngài thuyết giảng cho nghe. Sau buổi giảng đó vị tỳ kheo này chứng Tu-đà-hoàn. Câu chuyện đó là một gợi ý đẹp cho chúng ta đó là sống trong đời sống cần có một tấm lòng, chỉ một lần lòng hướng về Phật, chỉ một lần cầu đạo giải thoát thì có trôi dạt về đâu đi nữa chúng ta cũng có cách trở về thôi. 

Có được hạt giống bồ đề, có được chủng tử giác ngộ thì không sớm thì muộn chúng ta cũng có cách. Trong chú giải của bộ Apadāna tập một, nói rằng nếu một người không có tâm nguyện gì đặc biệt thí dụ không nguyện thành Phật Chánh Đẳng Giác, Độc Giác hay Thanh văn giác, nếu người như vậy mà có lòng cầu đạo giải thoát thì những công đức họ làm được xem là Ba-la-mật. Từ chỗ đó, có một bài kinh HT Tịnh Sự (một trong hai vị bổn sư của tôi) lúc sinh thời dịch ra tiếng Việt từ chú giải của Apadāna mà nhiều người tưởng là của ngài.

Phước lành con đã tạo ra,
Các đời quá khứ hay là đời nay.
Nghiệp chưa cho quả phước nào,
Nguyện thành Pháp độ để vào thiện căn.

Sau này dù tạo mấy lần,
Từ đây cho đến siêu thăng Niết bàn.
Hễ làm chuyện tốt sẵn sàng,
Mỗi điều hạnh phúc thành đoàn nhân duyên.

Giúp cho phiền não sớm yên,
Trợ mau giải thoát kế liền kiếp sau.
Nếu trễ chẳng gặp Phật nào,
Nhằm kỳ Độc Giác làm sao cũng thành.

Bài kinh này có hai điểm quan trọng đó là, con nguyện từ nay cho đến ngày con được vô sanh bất diệt, bao nhiêu công đức đã làm chuyển hết vào tài khoản giác ngộ. Xin tất cả những công đức đó hãy biến thành nguồn lực để mai này con đủ điều kiện tâm lý diệt trừ phiền não trong bất cứ hoàn cảnh nào (chuyển khoản trí tuệ). Điều thứ hai là “Nếu trễ chẳng gặp Phật nào, Nhằm kỳ Độc Giác làm sao cũng thành” nghĩa là một thời gian quá dài quá lâu mà không vị Chánh Đẳng Giác nào ra đời, với một người có lòng cầu đạo giải thoát tha thiết cộng với sự tu thiện không ngừng thì tự nhiên chuyển thành Độc Giác. 

Bây giờ hiếm người thành Độc Giác, vì muốn trở thành Độc Giác phải tu hai a-tăng-kỳ một trăm ngàn đại kiếp. Chưa hết đâu, đối với vị Chánh Đẳng Giác có thể vì Ba-la-mật của mình hy sinh tánh mạng, bố thí, trì giới, trau dồi trí tuệ, vì lý tưởng xuất gia của mình mà bỏ mạng, còn với vị Độc Giác thì có thể hy sinh tứ chi, chỉ có hơi ngại cái chết thôi. Trên nguyên tắc là như vậy nhưng trong kinh nói rất rõ, các bậc đại nhân như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên trong quá trình hình thành Ba-la-mật không có coi nặng mạng sống cho lắm. 

Tất cả các bậc đại nhân đều giống nhau ở điểm: thà hy sinh tài sản nhỏ để giữ tài sản lớn, thà hy sinh tài sản lớn mà giữ được tứ chi, và nếu cần thà hy sinh tứ chi để giữ được mạng sống, nếu cần thì bỏ mạng sống để giữ lấy pháp. Ngày trước tôi thuộc lòng câu Pāḷi này, bài kệ bắt đầu bằng chữ ‘caja’ (từ bỏ, hy sinh) mà giờ lâu quá tôi quên rồi. 

Những câu Pāḷi tôi thích tôi đều thuộc lòng hết, ví dụ câu này: Cái gọi là chúng sanh chỉ là sự lắp ghép năm uẩn, giống như cái gọi là chiếc xe chỉ là sự lắp ráp của các thiết bị bộ phận. Hoặc câu: Chỉ có khổ mà không có người chịu khổ. Hoặc là câu Phật nhận lời Phạm thiên thuyết pháp. Câu này bên Phật Giáo Tích Lan cho rằng là gần giống như câu thần chú hộ thân, khi nào trong cuộc sống gặp sự rắc rối cần sự suôn sẻ, cứ chuyên tâm tụng câu này trong thời gian ngắn thì cái gì cũng xong. Nếu không giải quyết được thì tối thiểu cũng được sự yên tâm. Cầu nguyện lúc nguy khốn không phải để thoát nạn mà để có sự bình tĩnh.

Apāruta tesam amatassa dvārā;
Ye sotavanto pamuñcantu saddham;
Vihimsasaññī pagunam na bhāsim;
Dhammam panītam manujesu brahme

Open are the doors of the Deathless.
Let those that have ears repose trust.
Being aware of the weariness, O Brahma,

I did not teach amongst men this glourious and excellent Dhamma [1]

Cánh cửa bất tử nay đã được mở ra, những ai có tai để nghe xin mở rộng niềm tin của mình. Từ lâu lắm rồi(pagunam: thời gian rất dài) : thời gian rất dài) chỉ nghĩ đến chuyện mệt mỏi (Vihimsasaññī), ), nên ta đã không có nói pháp vi diệu cho chúng sinh, này Phạm Thiên (Brahme). Dịch ngược lại từ hàng cuối cùng lên nghĩa vẫn giống nhau: ). Dịch ngược lại từ hàng cuối cùng lên nghĩa vẫn giống nhau: Này Phạm Thiên, từ lâu lắm rồi, chỉ nghĩ đến mệt mỏi, pháp này là pháp ngược dòng, nói cho người nghe không phải là chuyện dễ dàng, đơn giản, nên ta đã không có lòng nói pháp. 

Câu Pāḷi này đặc biệt là dịch ngược từ hàng cuối cùng và chữ cuối cùng, câu số 1 xuống câu số 4 và câu số 4 lên câu số 1 đều nghĩa giống nhau; đọc ngược cũng được đọc xuôi cũng được, chính là lý do giúp cho mọi sự được suôn sẻ giống như bài kệ này, trên xuống hay dưới lên, kiểu nào cũng ok. Đó là bổ sung cho bài Kinh Thiên Nữ. Giờ sang bài Kinh Trồng Rừng (Vanaropasutta)

Ropati: trồng cây. Đây là một chữ mà bà con phải nhớ, vì từ lâu lắm, nhiều nghìn năm trước khái niệm trồng cây trồng rừng gây tạo bóng mát, tạo oxygen cho hành tinh, dưỡng khí cho nhân loại đã có trong Phật Giáo. Trồng thêm một cái cây là góp thêm chút màu xanh, góp thêm bóng mát, góp thêm dưỡng khí, góp thêm chỗ trú mưa trú nắng cho cuộc đời vốn đầy nắng nóng. Những kẻ lưu lạc cần chỗ dừng chân, vậy nên trồng một cái cây là công đức nhiều lắm. Vì vậy nên vị này mới hỏi Đức Thế Tôn, ngoài những việc như sống trong giới luật, bố thí trì giới còn có việc gì phải làm nữa hay không. Đức Phật trả lời còn có những việc rất là hay nữa mà vị này không để ý.

‘Diva’: ‘ban ngày’. ‘Ratto’: ban đêm.

‘Divankara’, ‘dinakara’: mặt trời (cái làm nên ban ngày).

‘Kara’: ‘làm’.

‘Ārāmaropā’: trồng cây để làm vườn, làm rừng

‘Ropati’: trồng cây.

‘Arañña’, ‘aranya’ (lan nhã): ‘rừng’.

‘Ārāma’: (Tàu âm là) ‘già lam’.

Người VN thường gọi “chốn già lam”. Ngày xưa khi Đức Thế Tôn còn tại thế, chùa khác bây giờ. Trụ trì khác bây giờ, ông sư nào cũng sợ trụ một chỗ lâu, vì hồi xưa làm trụ trì chỉ có trách nhiệm chớ không có quyền lợi. Chỗ ở ngày xưa, già lam chỉ là khu vườn thôi, lan nhã là khu rừng thôi. Nơi đó có nhà kho đựng vật dụng thiết yếu, vị trụ trì coi ngó sao cho đừng bị hư mốc, kiến mọt. Trong số khách tăng về, vị trụ trì xem ai có sẵn lòng thế mình thì giao cho người đó rồi vị trụ trì đi mất. Ngày nay thì già lam, lan nhã rất chi là hoành tráng.

‘Sunnāgāra’: ‘nhà trống’.

‘Arannagato’: ‘sự vào rừng’.

‘Gàma’: ‘làng xóm’, ‘tụ lạc’ (tiếng Hán).

Vị ấy hỏi Đức Phật: “Kesaṃ divā ca ratto ca, sadā puññaṃ pavaḍḍhati”một người sống suốt ngày đêm tìm đủ cách để tăng trưởng phước báu. Dhammaṭṭhā sīlasampannā, Trú trong pháp và đủ giới hạnh, “ke janā saggagāmino’’ti.” trong số đó ai được sanh thiên. Câu đó nếu đối tượng khác hỏi Đức Phật sẽ trả lời khác, nhưng với đối tượng trước mặt này thì Đức Phật trả lời: Chỉ chừng đó thôi thì cũng chưa đủ, người ở đây cần trồng cây làm rừng, xây cầu, đào giếng cho người ta có nước uống. Câu trả lời của Đức Phật mục đích khích lệ họ trong việc họ đang làm và khuyến khích họ những việc họ chưa làm.

[38] Các loại định

‘Dhammaṭṭhā’: ‘trú pháp’. Theo trong chú giải, ‘trú pháp’ ở đây là ‘phalādisamāpatti’ nghĩa là an trú vào các loại định như thiền Quả, thiền Phạm trú, thiền Diệt.

Thế nào là Thiền Quả? Chẳng hạn như một vị Tu-đà-hoàn khi thấy mệt mỏi quá cần được an dưỡng đúng nghĩa thì vị đó kiếm chỗ nào sạch sẽ khô ráo an toàn, ổn định trong suốt thời gian một tiếng, hai tiếng, một ngày, hai ngày, năm ngày, bảy ngày … ngồi xuống quán danh sắc, quán oai nghi, hoặc quán hơi thở. Theo dõi hơi thở ra hơi thở vô, quán sự vô thường, khổ, vô ngã trong Tam tướng. Trước khi nhập thiền Quả vị ấy thao tác y hệt như hành giả phàm phu trong Tứ Niệm Xứ, quay lại đề mục niệm xứ của mình, một trong bốn đề mục thân, thọ, tâm, pháp. 

Lúc quan sát đó, là một chuỗi vô số những tâm lộ, toàn là tâm đại thiện, lấy cảnh danh sắc làm đề mục, sau đó đến một lúc nào đó tâm đại thiện nảy ra 4 sát na là chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, bỏ bực rồi đến thiền Quả. Khi đó tâm sơ quả xuất hiện vô số lần. Tâm sơ quả Tu-đà-hoàn xuất hiện hoài hết hai tiếng, hết ba tiếng, hết năm tiếng… đến cuối cùng xuất hiện tâm hữu phần rồi từ đó trở lại đời sống bình thường, đó gọi là nhập thiền Quả. Trong suốt thời gian đó tâm tư vị này vô cùng sung sướng, hạnh phúc an lạc vì trú trong đó thì không còn nhớ gì đến thế sự lao đao.

Có ba loại định giúp người nhập định được kim cang bất hoại suốt thời gian nhập định, bất khả xâm phạm. (Chú giải kinh Nandayakkha trong Udāna, Kinh Phật Tự Thuyết – Phẩm Meghiya – Trưởng lão Sona (VI) Ud 39). Udāna là kinh tự thuyết, nghĩa là không cần ai hỏi hết, tự nhiên ở chỗ vắng một mình, nhìn thấy gì đó, nghe nghĩ gì đó rồi Đức Phật đọc bài kệ hoan hỉ, gọi là Udāna. Bài kinh này kể lại một đêm rằm trăng sáng ngài Xá Lợi Phất mới cạo tóc, đến núi ngồi thiền và nhập thiền Quả. Có hai con dạ xoa (một thiện một ác) đi ngang. Con ác nói: Ông này mà tu hành cái gì. Con thiện nói: Đây là ngài Xá Lợi Phất, đừng nói vậy, phạm thượng lắm. Dạ xoa ác móc chùy đánh ngài Xá Lợi Phất, cú đánh đó có thể làm tan nát ngọn núi, nhưng ngài Xá Lợi Phất vẫn điềm nhiên tọa thị, bất động an toàn không hề hấn gì khác. 

Con dạ xoa đó tên là Nandayakkha. Lạ một chỗ, thời Đức Phật có những tay trời ơi đất hỡi nhưng lại có tên thật đẹp, vị ni đệ nhất thần thông tên là Uppalavannā (sen hồng, hoa súng), có người thương theo đuổi mà nàng không chịu, người kia rình để được gần nàng một lần rồi chết cũng được đợi nàng đi bát về rồi tấn công. Người này tên Nanda và con dạ xoa kia cũng tên Nanda. Nanda nghĩa là niềm vui, hoan hỉ (enjoy, pleasure). Cả hai kẻ này đều bị đất rút hết, tức là lọt vào sinkhole (hố tử thần). 

Sau khi dạ xoa đập ngài Xá Lợi Phất một cái rồi chỉ la lên một tiếng Dayhàmi! Dayhàmi! (Tôi bị đốt! Tôi bị đốt!) và chết rồi đọa địa ngục.

Trong chú giải của bài Kinh Phật Tự Thuyết – Phẩm Meghiya nói có ba loại định mạnh nhất bảo hộ cho người nhập định được an toàn, kim cang bất hoại, bất khả xâm phạm: (1) Phạm trú định, (2) Thiền Diệt, (3) Thiền Quả. Đêm đó, ngài Xá Lợi Phất nhập vào thiền Quả là vì sức mạnh của thiền quả, lúc ngài an trú thánh tâm (tâm siêu thế), tâm này xuất hiện một lượng lớn như vậy thì sẽ tạo ra một lực không thể nghĩ bàn, bất khả tư nghì.

Vị Tu đà hoàn có điểm đặc biệt là nếu xuất gia rồi không thể nào phạm giới xuất gia. Nếu là cư sĩ thà chết không phạm giới cư sĩ. Nếu không phải là người xuất gia thì vị Tu-đà-hoàn có thể lấy chồng lấy vợ sanh con như người bình thường. Tất cả các vị A-na-hàm đều phải là bát quan trai hết, không ăn chiều, không còn dục ái nữa nên chuyện ăn uống giống như chuyện đổ xăng cho xe chạy. Họ là những người ly dục, nên nhiều thứ sinh hoạt phải bỏ đi, chỉ ở mức cần và đủ. Khi hiểu sâu về chữ Tam quả thì mới thấy đời sống của mình tầm thường cỡ nào, thì ra những thứ mình gọi là nhu cầu chỉ toàn là những thứ mình thích chứ không phải những thứ mình cần. 

Sáng nay nếu có người hỏi tôi tu hành là gì, tôi chỉ nói một câu thôi: Tu là phân biệt cái gì mình thích cái gì mình cần. Tam tạng có bao nhiêu đó thôi. Có những cái mình cần mà mình không thích, có những cái mình thích mà không cần thì phải bỏ. 

Ở Venice, Ý có những tượng điêu khắc đẹp đến nỗi nhìn thấy không thể nào bước đi được, trong đó có những tác phẩm của Auguste Rodin, một nhà điêu khắc của Pháp. Có người hỏi ông: Ông là một nhà điêu khắc thiên tài của thiên tài, xin cho biết bí quyết khắc tượng đẹp. Ông đáp: Tôi nhặt về một hòn đá, một khối đồng, một khối gỗ, tôi bỏ đi những thứ thừa thì cái còn lại thì chính là tác phẩm điêu khắc. 

Tu hành là vậy đó, là bỏ đi cái thừa! Trong tam nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, cái gì thấy không cần thì bỏ. Phân biệt cái gì mình thích và cái gì mình cần để làm chi? Để đi đoạn đường thứ hai: bỏ đi cái không cần, cái thừa, thì cái còn lại chính là Sơ quả. Từ Sơ quả bỏ đi những gì không cần thiết, trở thành Nhị quả, từ Nhị quả tiếp tục gọt dũa, bỏ đi những cái thừa, bỏ năm hạ phần kiết sử thành Tam quả, từ Tam quả tiếp tục mài dũa, còn lại Tứ quả, không còn chuyện gì làm nữa, chuyện nên làm đã làm, phạm hạnh đã thành, gánh nặng đã đặt xuống. Vusitavā katakaraṇīyo ohitabhàro,phạm hạnh đã thành, chuyện nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống; sau đời sống này không còn đời sống khác là vậy đó

Trở lại bài chánh kinh, Đức Phật thấy căn tâm của người hỏi nên Ngài dạy rằng: giữ giới là đúng, thiền định là đúng, nhưng sống không phải chỉ riêng cho mình mà còn phải sống cho người khác nữa.

Công đức có hai: (1) Hướng đến tập thể, (2) Hướng đến cá nhân. Đối tượng: (1) Khả Kính, (2) Tầm thường. Lợi ích: Ngắn hạn – dài hạn. Lợi ích: Tinh Thần – Vật Chất; Vô Lậu – Hữu Lậu. Công đức nào mình làm ra cũng bị kẹt trong hai, muốn chạy trốn cũng không có cái thứ ba. Dù bố thí cúng dường cho cá nhân nhưng lòng mình luôn sẵn sàng cho đại chúng thì cũng được gọi là bố thí cho tập thể. 

Ví dụ, mình xách nải chuối vô chùa cho ai muốn ăn thì ăn, hôm đó chùa chỉ có một bà già giữ chùa, nhưng lòng mình nghĩ cúng dường cho mọi người ăn xong có thứ tráng miệng, thì công đức đó là cho tập thể chớ không phải cá nhân. Khả kính tức là người có giới hay không giới, xuất gia hay tại gia. Trong trường hợp không có tăng ni, chúng ta có thể tạo đại công đức bằng cách nhắm đến tập thể: rủ bạn đạo cư sĩ một tháng 8 ngày bát quan mình lo cơm nước cho họ, thọ giới bát quan xong thì ngồi thiền luận đạo đọc kinh đọc sách. Ngắn hạn hay dài hạn nghĩa là mình muốn bữa cơm đó cho họ có sức khỏe để tu tập dài lâu, có thể chiều nay hoặc tối nay họ đắc thì bữa cơm đó không còn giới hạn, còn nếu mình nghĩ bữa ăn cho vui thì tác ý trong ngắn hạn. 

Trồng cây gây rừng là lợi ích dài hạn. Bố thí một bữa ăn thì hết ngày là xong, nhưng cho người ta cái áo thì người ta mặc lâu hơn. Trồng rừng, làm đường, đào giếng, công đức này hướng đến tập thể; khả kính vì hạng nào cũng sử dụng được; dài hạn là không biết đến kiếp nào mới hết tác dụng; có cả tinh thần và vật chất vì trong khu vườn đó, trong khu rừng đó trên con đường đó với giếng nước đó, người ta có thể từ đó mà phát triển giá trị tâm linh; có cả hữu lậu và vô lậu vì nếu có tăng ni Phật tử, có những người cầu đạo giải thoát sử dụng đến. Một công đức nhỏ nhỏ thôi nhưng phải nghĩ đến 4 khía cạnh này. Bên Bắc Tông có một câu cũng hay:

Siêng năng quét sạch đất chùa
Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh
Tuy ngày không có khách lành
Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây

(Cần tảo già lam địa
Thời thời phước huệ sanh
Tuy vô tân khách chí
Diệc hữu thánh nhơn hành)

Thánh nhơn là bao gồm Long thần hộ pháp, những vị phi nhơn, họ cũng thích sạch sẽ. Trong thời Đức Phật có một con dạ xoa tên là Sūciloma. Sūci là cây kim, loma: sợi lông. Lông của nó giống như những cây kim nên nó khổ lắm. Vì kiếp xưa thời Phật Ca Diếp, con dạ xoa này là một vị tỳ kheo bất cẩn thiếu vệ sinh, đi vô chỗ giường ghế sạch sẽ của chư tăng leo bừa lên nằm. Lúc nằm có nghĩ là mình dơ quá mà mình leo lên chỗ chư tăng nằm, nhưng con dạ xoa cứ nghĩ: “kệ nó”. Chính vì sự lười biếng đó đã trở thành nghiệp rất lớn mà đời sau sinh ra có điều gì làm cho bất an, khó chịu. 

Cho nên, nếu mình làm công đức gì tạo cho người ta sự thoải mái an lạc, tiện nghi dễ chịu cho người khác thì đời sau kiếp khác sinh ra sẽ được nhiều sự lợi lạc. Nếu quý vị không tin chuyện đó thì cũng thấy rằng nếu mình đem sự thoải mái cho người khác trước hết mình cũng được an lạc. Bài kinh này có ý nghĩa quan trọng là tu làm sao phải có người có ta, làm cái gì cũng phải có đối tượng, có người khác thì công đức mới lớn, nhưng nói vậy không phải là mỗi lần làm phước thì mình tính toán kỹ lưỡng. 

Có một khoảng cách rất mờ nhạt giữa tâm đại thiện hợp trí và tâm đại thiện hữu trợ. Trước khi làm có suy tư, tính toán, nếu khéo thì nó là hợp trí, mà không khéo thì hữu trợ (sasankharārika), hữu trợ thì ít, nhỏ hơn vô trợ. Trong kinh, ông Cấp Cô Độc đồng ý mua khu vườn Kỳ Viên với giá rất đắt, người chủ không chịu bán, ông năn nỉ quá, cuối cùng thì người chủ nói vàng rải tới đâu thì ông lấy đất tới đó. Không ngờ ông Cấp Cô Độc chở vàng tới trải, trải được một phần rồi đứng chống nạnh thở ra, mắt ngó mông lưng trời. Ông chủ hỏi: Hết vàng rồi hả, hay tiếc vì mua hớ? Ông Cấp Cô Độc trả lời là đang nghĩ xem kho vàng nào gần để chở đến. Đó gọi là hợp trí.

KỲ VIÊN

Jetavanasutta

Bài kinh này có điểm đặc biệt là đêm kia cả chùa Kỳ Viên sáng lòa hào quang, có một vị thiên tử từ cõi Đâu Suất xuất hiện đảnh lễ Đức Phật và đọc bài kệ này. Ông đó là Cấp Cô Độc, ông sống thọ, chết già. Bài kệ này là của ông Cấp Cô Độc. Trước khi chết ông cho người nhà đến xin ngài Xá Lợi Phất cho ông được gặp một lần. Ngài Xá Lợi Phất giảng cho ông thời pháp có nội dung Tứ Niệm Xứ, nghe xong thì ông khóc. Ngài Xá Lợi Phất nói một người như ông có gì sợ hãi tiếc nuối để mà khóc. Đức Thế Tôn từng nói ông là một cư sĩ mà đàn tín lớn nhất của Thế Tôn. Chư Phật nào cũng phải có một đệ tử đàn tín như ông. Luôn nhìn thấy bước đi của Thế Tôn và tăng chúng để mà hỗ trợ hộ trì kịp lúc. 

Ông Cấp Cô Độc trả lời: Con làm cư sĩ mấy chục năm mà vì lu bu Phật sự, chưa bao giờ con nghe giảng bài pháp có nội dung như thế này. Đắc Tu-đà-hoàn rồi, diệt trừ thân kiến hoài nghi giới cấm thủ rồi, chuyện gì nên làm thì vị này đã làm 99,9% rồi. (Vị Tu-đà-hoàn làm được nhiều gấp tỷ lần vị Tam quả làm được trước khi đắc A-la-hán, vì giai đoạn kết thúc phàm phu trở thành Tu-đà-hoàn rất khó khăn, còn từ vị Tu-đà-hoàn trở thành A-la-hán thì đơn giản vì nước đã chảy vào máng xối rồi. Đức Thế Tôn nói: Này các tỳ kheo, nỗi khổ niềm đau mà Tu-đà-hoàn bỏ lại sau lưng nhiều như dãy núi Himalaya, những nỗi khổ niềm đau còn sót lại trước khi viên tịch Niết bàn thì ít như bảy hòn sỏi.)

Ông Cấp Cô Độc khóc vì vui. Sau khi chết ông sanh về cõi Đâu Suất, và sau đó trở xuống. Theo trong kinh, ông đặc biệt rất thương quí ngài Xá Lợi Phất, người ông thấy khả kính, thân thuộc, mát mẻ nhất; do duyên tiền kiếp họ thường cộng nghiệp với nhau nhiều đời. Đọc trong kinh Bổn Sinh sẽ thấy ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên nhiều đời đi chung với nhau. Nếu ngài Xá Lợi Phất không gặp ngài Mục Kiền Liên thì gặp ngài Ānanda. 

Nhiều cặp như vậy, có cặp không ngờ đó là ngài Rāhula và ngài Ratthapāla. Ratthapāla xin cha mẹ đi tu mà không được nên nhịn ăn cuối cùng cha mẹ sợ con chết nên cho đi tu. Khi tu xong xuôi rồi ngài trở về làng cũ, cô tớ gái là người nô lệ không dám nhìn lên, bưng nồi cháo thiu đi đổ. Bên Ấn có giai cấp dalit từ chữ dalidda (kẻ khốn cùng). Ngài nói nếu đem cháo đi đổ thì đổ vào bát của tôi đi. 

Câu chuyện làm cho tôi suy nghĩ hoài, A-la-hán phải là quả vị có thật, phải thành tựu tâm linh tuyệt vời lắm mới khiến cho vị công tử mới có thể ăn được món đồ quá tệ như vậy. Giống như chuyện ngài Ca Diếp đi bát trong xóm người cùi, họ làm rụng ngón tay trong bát, ngài ôm bát về lượm ngón tay bỏ ra và tiếp tục thọ thực phần còn lại. Cô tớ gái đổ cháo vào bát ngài Ratthapāla xong sực nhớ ra ngài trông rất quen, cô nhận ra và về báo gia chủ. (Xem tiếp câu chuyện này trong Trung bộ Kinh số 82, Kinh Ratthapālasutta). 

Cách đây 100 ngàn đại kiếp, ngài Rāhula và Ratthapāla là hai người bạn thân, mỗi người thờ một đạo sĩ và cả hai đều đắc thần thông hết. Chữ Tāpasa (là người sống đốt mình cho đạo, những vị tinh tấn), không dịch là đạo sĩ, đạo sĩ là chữ của Tàu. Thầy của ngài Rāhula mỗi lần ăn cơm xong thì xuống long cung nghỉ trưa và nói với Rāhula là cung vàng điện ngọc bên dưới đẹp lắm, thế là Rāhula nghe riết rồi mê rồi tâm ngài ghim vào đó rồi khi chết sanh vào cảnh giới rồng. Thầy của Ratthapāla thì cứ nghỉ trưa trên khu vườn Nandavana, cũng tán thán vẻ đẹp của khu vườn, tâm ngài Ratthapāla cũng ghim chặt vào cảnh đó nên chết cũng sanh về cõi Đạo Lợi. 

Lúc đó nhằm thời kỳ giáo pháp của Đức Phật Padumuttara, vị này ra đời thuyết pháp độ sinh. Ngài Ratthapāla trên cõi Đao Lợi cũng đi nghe pháp, hôm đó nghe Đức Phật Padumuttara tán dương một vị đệ tử có niềm tin mãnh liệt nhất trong hàng xuất gia, ngài Ratthapāla thấy vậy thích quá nguyện kiếp sau cũng là tỳ kheo đệ nhất niềm tin. Đức Phật thọ ký cho Ratthapāla và nói 100 ngàn đại kiếp nữa có vị Phật Gautama ra đời, ngươi sẽ là một tỳ kheo tên là Ratthapāla. Ratthapāla sau khi được thọ ký xong lại nhớ người bạn Rāhula của mình lúc đó đang là con rồng, nên xuống gặp và khuyên Rāhula đến gặp gỡ cúng dường Thế Tôn. 

Rāhula lên nghe pháp và thỉnh Đức Phật về long cung. Đức Phật nhìn con rồng biết căn tánh của Rāhula nên mới dẫn theo một vị tỳ kheo là con ruột của ngài lúc trước khi đi xuất gia, cũng có 32 tướng tốt như Ngài, xuống long cung thuyết pháp. Sau khi dùng cơm xong Ngài thường nói một ít giáo pháp cho thí chủ rồi mới đi, lần này Ngài để cho vị tỳ kheo đó nói pháp. Long vương nhìn vị tỳ kheo đó mê quá, bèn nguyện đời sau kiếp khác cũng trở thành một vị tỳ kheo y hệt vậy, con của một vị Bồ tát kiếp chót như vậy. Đức Phật Padumuttara quán xét nhân duyên thấy được, cũng thọ ký cho ngài Rāhula và nói 100 ngàn đại kiếp nữa sẽ có một vị Bồ Tát tên là Tất Đạt, thân chót sẽ trở thành một vị Phật Sakyamuni, và ngươi sẽ trở thành con của vị đó, và sẽ trở thành vị đệ nhất hạnh hiếu học (sikkhakāma). Mỗi sáng ngài hốt một nắm cát tung lên và nói hôm nay ta sẽ học bi nhiêu đây.

Bài kệ này là bài kệ khi thiên tử Cấp Cô Độc đến hầu Phật và ôn lại kỷ niệm đẹp nhất ngày xưa khi ông còn mang thân nhân loại: Khu vườn này là chỗ ngày xưa con cúng dường cho Thế Tôn và thánh chúng, khu vườn này ngày xưa là chỗ con gặp gỡ và nghe pháp với ngài Xá Lợi Phất

“Ðây là rừng Kỳ Viên.
Chỗ trú xứ Thánh chúng,
Chỗ ở đấng Pháp Vương,
Khiến tâm con hoan hỷ….”

Kể xong rồi ông đi về trời. Trong kinh nói ông là một người mê luân hồi (vaṭṭaratā), (cũng giống như bà Visākhā, Đế Thích). Nghĩa là thay vì chứng Tu-đà-hoàn rồi đi càng sớm càng tốt còn vị này mê luân hồi, còn thích nắm níu, tiếc nuối. Vì vậy ba mươi mấy ngàn đại kiếp nữa thì ba vị này mới chứng quả A-la-hán vì họ phải đi cho bằng hết những chỗ có thể đi. 

Đế Thích khi gặp Đức Phật lúc mới thành đạo là một Đế thích già, ngài nghe pháp chứng Tu-đà-hoàn và chết tại chỗ trước mặt Đức Phật, rồi được trở lại làm Đế Thích trẻ, sống hết tuổi thọ ở Đao Lợi, trở xuống cõi người làm Chuyển Luân vương, sống hết tuổi thọ Chuyển Luân vương rồi trở về trời làm Đế Thích. Từ cõi này ngài tu tập chứng ngũ thiền, sanh vào cõi tịnh cư thấp nhất là cõi Vô Phiền, hết Vô Phiền rồi đến Vô Nhiệt, rồi đến Thiện Hiện, rồi đến Thiện Kiến, rồi đến Sắc Cứu Cánh, sống hết tuổi thọ Sắc Cứu Cánh rồi thì đắc A-la-hán mới Niết Bàn, tổng cộng là ba mươi mấy ngàn đại kiếp. 

Đó cũng chính là con đường ngoạn mục của bà Visākhā và ông Cấp Cô Độc. Có những vị đắc đạo chí mạng (samasīsī), sama: ngang (ngang bằng, đều đặn – ví dụ như một bó cây so le, mình dùng lưỡi cưa cắt ngang cho đều), sisa: cái đầu. samasīsī: nhất tề, chí mạng. Nghĩa là khi phiền não kết thúc xong thì viên tịch luôn. Có vị đau bịnh, Đức Phật đến giảng cho nghe, vừa hết phiền não là chết luôn.

“Nghiệp minh và tâm pháp”.

‘Nghiệp minh’:“Kammanti maggacetanā”, nghĩa là Tâm sở tư trong thánh đạo. ‘Minh’ là sự hiểu biết Bốn Đế.

Ở đây có nhắc một câu Pháp cú 98: “yattha arahanto viharanti, taṃ bhūmirāmaṇeyyaka” nghĩa là Bậc A-la-hán sống ở nơi nào thì nơi đó là miền đất đáng vui sống.

(Làng mạc đây núi rừng kia.
Và thung lũng nọ lối về non cao.
Bậc La hán trú nơi nào.
Dân cư chốn ấy xiết bao an lành
– Tâm Cao dịch).

Nguyên bài kinh nói ba việc:

– Đây là chỗ ở của Thế Tôn và thánh chúng.

– Tán thán đời sống của hiền thánh, đời sống đó có giới có định có tuệ.

– Tam học trong Bát Chánh Đạo: Giới (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng). Định (Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định). Tuệ (chánh kiến, chánh tư duy)

Đó là nội dung bài kinh mà ông Cấp Cô Độc đã nói.
_____________________________________

Bài viết được trích từ Bài Giảng Kinh Tương Ưng
của Tỳ Khưu Giác Nguyên (Toại Khanh) do Nhị Tường ghi chép lại.
Được lưu trữ dưới dạng âm thanh tại đây: www.vietheravada.net
Bản kinh Pāḷi và Sớ giải tham khảo từ địa chỉ www.tipitaka.org.

Xem thêm: Kinh Tương Ưng Bộ


Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.