Chuyển đến nội dung chính

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - [Phụ Bản 3] Kinh Hạng Cùng Đinh (Vasala Sutta)

[Phụ Bản 3]
Kinh Hạng Cùng Đinh
(Vasala Sutta)
Kinh Hạng Cùng Đinh (Vasala Sutta) - ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Đạo Phật Nguyên Thủy (Đạo Bụt Nguyên Thủy)
________________________________________

Tôi có nghe như vầy:

Vào một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa của Trưởng Giả Anathapindika (Cấp Cô Độc) trong khu rừng Jeta (Kỳ Viên). Sáng hôm nọ Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Savatthi (Xá Vệ) để trì bình.

Lúc bấy giờ trong nhà của Aggika Bharadvaja, một người theo đạo Bà La Môn cũng chuẩn bị để dâng cúng vật thực. Đức Thế Tôn ôm bát đi từ nhà này sang nhà khác trong thành Savatthi và đến gần nhà của vị bà la môn. Thấy Đức Phật từ xa đến, vị bà la môn nói:

"Hãy đứng lại, này ông thầy tu! Hãy dừng lại, này ông đạo bần tiện đê hèn! Hãy đứng lại đó, này người cùng đinh khốn khổ !" [1]

Khi nghe như vậy thì Đức Thế Tôn ôn tồn nói: Nầy ông bà la môn, ông có biết người cùng đinh là thế nào, hay cái gì làm cho người ta cùng đinh không?

- Không, quả thật tôi không biết. Nầy Đức Gotama (Cồ Đàm), tôi không hiểu cùng đinh là thế nào và những gì làm cho ta là cùng đinh. Xin Đức Gotama hoan hỷ tuyên ngôn chỉ dạy Giáo Pháp giúp tôi có thể hiểu biết thế nào là cùng đinh và những gì làm cho người ta trở thành cùng đinh.

- Hãy nghe đây, này ông bà la môn! Như Lai nói đây, và hãy nhớ lấy nằm lòng.

- Tốt lắm, này Đức Gotama, tôi nghe đây, ông bà la môn trả lời.

Đức Thế Tôn mở lời tuyên ngôn như sau: [2]

1. Con người dễ nóng giận, hay hiềm thù, có nhiều thói hư tật xấu, tánh ưa phỉ báng gièm pha [3], người có quan kiến sai lầm và bẩm tánh giả dối ưa gạt gẫm phỉnh lừa - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

2. Người nào trên thế gian này làm tổn thương những chúng sanh "sanh một lần" hay những chúng sanh "sanh hai lần" [4], người không có lòng bi mẫn đối với chúng sanh - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

3. Người nào tiêu diệt, vây hãm thôn xóm và được gọi là người áp chế chinh phục - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

4. Dầu trong xóm làng hay trong rừng hoang, người nào trộm cắp hoặc sang đoạt sở hữu của người khác mà không được cho đến mình - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

5. Người nào mang nợ, bỏ trốn, và khi được hỏi, lại nói ngược, "Nào tôi có thiếu nợ gì đâu" - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

6. Người nào vì lòng tham, giết bạn cùng đồng hành với mình trên đường đi để cướp giật - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

7. Người nào được mời ra làm nhân chứng, nói lời giả dối vì lợi riêng của mình, hay vì lợi ích của ai khác, hoặc vì để thâu đoạt tài sản - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

8. Người nào dùng áp lực hãm hiếp hay dụ dỗ vợ bạn hay họ hàng - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

9. Người nào giàu có mà không phụng dưỡng cha mẹ già đã quá tuổi xuân xanh - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

10. Người nào đánh đập hay nói lời phiền nhiễu cha, mẹ, anh, chị, hay nhạc mẫu, nhạc phụ - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

11. Người nào mà khi được hỏi về điều phải, khuyên dạy về điều sai lầm và dạy mà còn giấu kín giữ bí mật - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

12. Người nào đã làm điều ác mà muốn không ai biết, và giấu nhẹm giữ kín - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

13. Người nào, khi đến nhà người được đãi đằng với những món ngon vật lạ, đến lượt mình, khi khách đến nhà lại không tiếp đón phải lẽ - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

14. Người nào giả dối lường gạt một vị Bà La Môn , một đạo sĩ ẩn dật, hay một tu sĩ du phương hành khất - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

15. Người nào bằng lời nói, phiền nhiễu một vị Bà La Môn hay một đạo sĩ ẩn dật vào lúc thọ thực, và không dâng cúng (vật thực) - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

16. Người nào trên thế gian này, bị mịt mù che lấp trong vô minh, lại bày điều tiên đoán việc không có, để cầu mong được gì - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

17. Người nào tự tâng bốc mình, khinh rẻ người khác, và trở nên đê hèn vì tánh tự phụ của mình - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

18. Người nào có tánh ưa khuấy nhiễu, tham lam quá độ, ham muốn đê hèn, ích kỷ, lưu manh, không biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

19. Người nào nguyền rủa, mắng chửi Đức Phật hay một vị đệ tử của Phật, dù là hàng xuất gia hay cư sĩ tại gia - hãy biết rằng người ấy là cùng đinh.

20. Người nào không phải là một vị A La Hán mà mạo nhận, tự xưng mình là A La Hán, là kẻ trộm của toàn thể vũ trụ [6], người ấy là hạng cùng đinh thấp hèn nhất.

Như vậy, những hạng người mà Như Lai mô tả trên đây quả thật đáng gọi là cùng đinh [7].

21. Không [8] phải do sanh trưởng là cùng đinh [9], không phải do sanh trưởng là Bà La Môn. Do hành vi là cùng đinh, do hành vi là Bà La Môn. [10]

22. Hãy biết như vậy do câu chuyện này: [11] Thuở ấy có Matanga, con một người cùng đinh, người "nấu thịt chó". [12]

23. Người con tên Matanga này thành đạt mức vinh quang tuyệt đỉnh rất khó thành đạt, và được nhiều người thuộc giai cấp chiến sĩ và Bà La Môn hỗ trợ.

24. Đi đến cảnh giới Phạm Thiên bằng chiếc "xe của thiên đình" [13] trên con đường "xa lộ không dục vọng" [14], Matanga hiện thân lên [15] cảnh Phạm Thiên, lánh xa mọi hình thức tham ái. Trạng thái sanh trưởng (trong cảnh cùng đinh) không gây trở ngại cho sự tái sanh vào cảnh Phạm Thiên.

25. Có những vị Phạm Thiên tái sanh vào gia đình truyền giáo [16] quen thuộc với kinh kệ (Veda). Những vị này lắm khi cũng có những hành vi xấu xa tội lỗi.

26. Trong kiếp này các vị ấy bị khinh khi, kiếp sống tới họ sẽ bị lâm vào cảnh khổ. Sanh trưởng không giúp họ tránh khỏi phải trái sanh vào khổ cảnh hay gặt hái quả dữ.

27. Do sanh trưởng, người ta không trở thành cùng đinh, do sanh trưởng, người ta không trở thành Bà La Môn. Trở thành cùng đinh do hành vi, trở thành Bà La Môn do hành vi.

Khi Đức Thế Tôn dạy như vậy vị Bà La Môn Aggika Bharadvaja nói:

"Lành thay, Bạch Đức Gotama! Lành thay, Bạch Đức Gotama! Cũng như người kia dựng lại ngay ngắn một vật đã bị lật đổ, hay khám phá ra một vật đã được giấu kín, hay vạch đường chỉ lối cho người lạc bước, hay cầm đèn soi sáng trong đêm tối để cho ai có mắt có thể trông thấy, Giáo Pháp mà Đức Gotama giảng dạy bằng nhiều phương cách dường thế ấy.

"Bạch Đức Thế Tôn, nay con xin quay về nương tựa nơi (quy y với) Đức Gotama, nơi Giáo Pháp và nơi Giáo Hội Các Vị Đệ Tử của Ngài. Kính xin Đức Gotama từ bi chấp nhận con vào hàng môn đệ ngay từ ngày này đến giờ phút cuối cùng của đời con".

-oOo-

Chú Giải Bài Kinh Vasala Sutta:

[1] "Những lời lẽ nặng nề, khiếm nhã của vị Bà La Môn lúc bấy giờ rất trái ngược với thái độ tôn nghiêm kính cẩn về sau đáng nên được có một lời giải thích. Bản Chú Giải ghi rằng vào buổi sáng hôm ấy, như thường lệ, Đức Phật dùng oai lực thần thông siêu phàm nhìn quanh thế gian thì thấy vị Bà La Môn này đủ thuần thục để quy y Tam bảo và thọ trì Giới Hạnh. Ngài ra đi đặc biệt để gặp ông. Vị Bà La Môn sáng hôm ấy cũng vừa cúng thần Brahma (Brahma-Puja) xong, tìm một điềm tốt, tức một dấu hiệu may mắn, thì mắt vị ấy thấy một ông "thầy tu trọc đầu" và một vị "Sa môn" (Samana), cả hai đều là điềm không may, là dấu hiệu bất tường, theo sự tin tưởng của người giữ đạo Bà La Môn. Vì lẽ ấy khi thấy Đức Phật từ xa đến thì ông ta nổi giận, tuôn ra những lời lẽ cộc cằn thô lỗ.

Sau khi nghe những lời hoà nhã êm dịu của Đức Thế Tôn, được thốt ra với một giọng nói hiền từ, và nhìn thấy phong độ trầm tĩnh đầy bi mẫn của Đức Bổn Sư thì vị Bà La Môn cảm nghe thẹn thùng và những lời của ông về sau biểu lộ nỗi niềm ăn năn hối hận." -- (Kassapa Thero).

[2]Vị Bà La Môn nổi cơn phẫn nộ vì cái mà ông cho là điềm xấu. Đó là mới sáng sớm đã thấy một "thầy tu trọc đầu". Ông cho đó là điềm bất tường nên nói lên những lời cộc cằn khiếm nhã.

Đức Phật không bao giờ trả thù mà lễ độ và trầm tĩnh trả lời, không làm giảm giá trị ông Bà La Môn và cũng không tự tâng bốc khen ngợi mình. Ngài không nói rằng người nóng nảy lỗ mãng, ăn nói thô lỗ cộc cằn, quả thật là "cùng đinh" - Vasala - theo đúng định nghĩa của danh từ, mặc dù người ấy có thể được sanh ra từ trong đầu của thần Brahma.

Câu trả lời của Đức Thế Tôn làm cho ông Bà La Môn cảm thấy rằng chính Đức Phật là một vị Bà La Môn trong khi ông - người được gọi là Bà La Môn - đúng thật là cùng đinh.

[3] Makkha - thường được dịch là "đạo đức giả", "ngụy thiện", giả dối. Đúng theo ngữ nguyên là "bôi bỏ cái tốt của người khác".

[4] Nơi đây Đức Thế Tôn dùng danh dừ "sanh hai lần", theo văn thể thường dùng trong kinh sách Bà La Môn.

Ekajam-Dvijam, những chúng sanh "sanh một lần", tức tất cả chúng sanh, loại trừ loại noãn sanh, như chim chóc hay những loài được sanh ra từ trong trứng. "Sanh hai lần", một lần trong trứng và một lần nữa trong trứng sanh ra.

[5] A La Hán. Một vị thánh toàn thiện đã tận diệt mọi ô nhiễm.

[6] "Sabrahmake loke" theo nghĩa trắng là: trong thế gian cùng với chư Phạm Thiên, tức toàn thể vũ trụ (Bản Chú Giải).

[7] Trong 20 câu, Đức Phật kể ra ba mươi bốn loại điều kiện làm cho con người trở thành cùng đinh.

Câu đầu tiên Ngài đề cập đến sáu loại điều kiện như sân hận v.v...; trong câu thứ nhì, Ngài đề cập đến sự kiện làm tổn thương chúng sanh khác; thứ ba, đến sự áp bức, chinh phục; thứ tư, đến sự trộm cắp; thứ năm, đến sự gian lận, nợ nần; thứ sáu, đến sự cướp giựt; thứ bảy, đến sự làm chứng gian để vụ lợi; thứ tám, đến tánh nết giả dối phản bội; thứ chín, đến sự không biết ơn cha mẹ; thứ mười, đến sự đánh đập và quấy rầy những người sống quanh; thứ mười một, đến sự tự lừa dối, lường gạt mình; thứ mười hai, đến sự gây tội ác và giấu nhẹm, giữ kín trong lòng; thứ mười ba, đến tánh vô ân bạc nghĩa; thứ mười bốn, đến sự giả dối lường gạt; thứ mười lăm, đến sự nguyền rủa chửi mắng người tu hành; thứ mười sáu, đến sự gian lận; thứ mười bảy, đến tánh tự cao, tự đại và khinh rẻ người khác; thứ mười tám, đến bảy điều kiện như chửi mắng v.v...; thứ mười chín, đến việc xử tồi tệ với Đức Phật và chư vị đệ tử; thứ hai mươi, giả dối tự xưng mình là bậc A La Hán.

Không xét đoán người qua sự sanh trưởng mà qua hành vi, bậc Thánh Nhân gọi ba mươi bốn loại người ấy là hạng người cùng đinh.

[8] Đức Phật nói lên câu này nhằm đánh tan quan kiến sai lầm mà vị Bà La Môn khư khư cố chấp.

[9] Theo Bản Chú Giải, "Vasala", cùng đinh, là người bị những đám mưa (vassanto) làm cho hành động bị ô nhiễm, và Bà La Môn là người quét sạch, đánh tan (bahento) mọi ô nhiễm bằng những hành động trong sạch. Trong bản dịch này danh từ "Brahmana" ám chỉ các bậc A La Hán, danh từ "brahmin" thì chỉ những người trong giai cấp Bà La Môn.

[10] Comp: "Sự sanh trưởng không làm cho con người thuộc về giai cấp Bà La Môn, cũng không làm cho con người không phải ở trong giai cấp Bà La Môn.

"Chính đời sống và hành vi uốn nắn, làm cho con người trở nên thật sự là Bà La Môn.

Cuộc sống uốn nắn làm cho con người trở nên nông dân, thương gia, nô bộc ;

Cuộc sống uốn nắn làm cho con người trở nên kẻ trộm cắp, chiến sĩ, quan quyền."

[11] Đức Phật muốn nhắc đến một câu chuyện trong tiền kiếp xa xôi của Ngài, khi là con một người cùng đinh. Lúc bấy giờ Ngài tên Matanga, có một cuộc sống đức hạnh phi thường, làm cho mọi người đều khâm phục và sau đó tái sanh vào cảnh Trời Phạm Thiên. Xem Túc Sanh Truyện Matanga Jakata, số 497.

[12] Candala, cùng đinh, có nghĩa là giai cấp thấp hèn; Sopaka có nghĩa là người nấu thịt chó để ăn, ám chỉ một lối sống thấp kém; và Matanga là tên của con người cùng đinh ấy (Bản Chú Giải).

[13] Chiếc xe của thiên đình. Tức là Bát Chánh Đạo, có tác dụng đưa chúng sanh đến cảnh giới Phạm Thiên (Brahma realm).

[14] Con đường "xa lộ không dục vọng" là con đường mà các bậc vĩ nhân như Đức Phật v.v... đã đi trên đó.

[15] Sau khi cơ thể tan rã.

[16] Những vị hằng ngày dấn thân trong việc học kinh Phệ Đà (Veda).

Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy (Đạo Bụt Nguyên Thủy) trích từ cuốn sách 
ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP của Hòa thượng Narada do cư sĩ Phạm Kim Khánh dịch

Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.