Chuyển đến nội dung chính

Kinh Tăng Chi Bộ - Lời giới thiệu

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tăng Chi Bộ Kinh
Anguttara Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Đạo Phật Nguyên Thủy - Kinh Tăng Chi Bộ - Lời giới thiệu

  
Giới thiệu:
Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27).
(Bình Anson, tháng 09-2000)
Mục Lục Tổng Quát
Chương Một Pháp
Phẩm 01-14
01. Phẩm Sắc
04. Phẩm Không Ðiều Phục
07. Phẩm Tinh Tấn
10. Phẩm Phi Pháp
13. Phẩm Một Người
02. Phẩm Ðoạn Triền Cái
05. Phẩm Ðặt Hướng Và Trong Sáng
08. Phẩm Làm Bạn Với Thiện
11. Phẩm Thứ Mười Một
14. Phẩm Người Tối Thắng
03. Phẩm Khó Sử Dụng
06. Phẩm Búng Ngón Tay
09. Phẩm Phóng Dật
12. Phẩm Vô Phạm
Phẩm 15-21
15. Phẩm Không Thể Có Ðược
18. Phẩm Makkhali
21. Phẩm Thiền Ðịnh (2)
16. Phẩm Một Pháp
19. Phẩm Không Phóng Dật
17. Phẩm Chủng Tử
20. Phẩm Thiền Ðịnh (1)

Chương Hai Pháp
Phẩm 01-04
01. Phẩm Hình Phạt
04. Phẩm Tâm Thăng Bằng
02. Phẩm Tranh Luận
03. Phẩm Người Ngu
Phẩm 05-17

07. Phẩm Lạc
10. Phẩm Kẻ Ngu
13. Phẩm Bố Thí
16. Phẩm Phẫn Nộ
05. Phẩm Hội Chúng
08. Phẩm Tướng
11. Phẩm Các Hy Vọng
14. Phẩm Ðón Chào
17. Phẩm Thứ Mười Bảy
06. Phẩm Người
09. Phẩm Các Pháp
12. Phẩm Hy Cầu
15. Phẩm Nhập Ðịnh

Chương Ba Pháp
Phẩm 01-04
01. Phẩm Người Ngu
04. Phẩm Sứ Giả Của Trời
02. Phẩm Người Ðóng Xe
03. Phẩm Người
Phẩm 05-07
05. Phẩm Nhỏ
06. Phẩm Các Bà-la-môn
07. Phẩm Lớn
Phẩm 08-10
08. Phẩm Ananda
09. Phẩm Sa-môn
10. Phẩm Hạt Muối
Phẩm 11-16
11. Phẩm Chánh Giác
14. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ
12. Phẩm Ðọa Xứ
15. Phẩm Cát Tường
13. Phẩm Kusinàra
16. Phẩm Lõa Thể

Chương Bốn Pháp
Phẩm 01-03
01. Phẩm Bhandagàma
02. Phẩm Hành
03. Phẩm Uruvelà
Phẩm 04-06
04. Phẩm Bánh Xe
05. Phẩm Rohitassa
06. Phẩm Nguồn Sanh Phước
Phẩm 07-12
07. Phẩm Nghiệp Công Ðức
10. Phẩm Asura
08. Phẩm Không Hý Luận
11. Phẩm Mây Mưa
09. Phẩm Không Có Rung Ðộng
12. Phẩm Kesi
Phẩm 13-18
13. Phẩm Sợ Hãi
16. Phẩm Các Căn
14. Phẩm Loài Người
17. Phẩm Ðạo Hành
15. Phẩm Ánh Sáng
18. Phẩm Tư Tâm Sở
Phẩm 19-21
19. Phẩm Chiến Sĩ
20. Ðại Phẩm
21. Phẩm Bậc Chân Nhân
Phẩm 22-28
22. Phẩm Ô Uế
25. Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội
28. Phẩm Tham
23. Phẩm Diệu Hạnh
26. Phẩm Thắng Trí
24. Phẩm Nghiệp
27. Phẩm Nghiệp Ðạo

Chương Năm Pháp
Phẩm 01-06
01. Phẩm Sức Mạnh Hữu Học
04. Phẩm Sumana
02. Phẩm Sức Mạnh
05. Phẩm Vua Munda
03. Phẩm Năm Phần
06. Phẩm Triền Cái
Phẩm 07-12
07. Phẩm Tưởng
10, Phẩm Kakudha
08. Phẩm Chiến Sĩ
11. Phẩm An Ổn Trú
09. Phẩm Trưởng Lão
12. Phẩm Andhakavinda
Phẩm 13-18
13. Phẩm Bệnh
16. Phẩm Diệu Pháp
14. Phẩm Vua
17. Phẩm Hiềm Hận
15. Phẩm Tikandaki
18. Phẩm Nam Cư Sĩ
Phẩm 19-26
19. Phẩm Rừng
22. Phẩm Mắng Nhiếc
25. Phẩm Ác Hành
20. Phẩm Bà-la-môn
23. Phẩm Du Hành Dài
26. Phẩm Cụ Túc Giới
21. Phẩm Kimbila
24. Phẩm Trú Tại Chỗ

Chương Sáu Pháp
Phẩm 01-03
01. Phẩm Ðáng Ðược Cung Kính
02. Phẩm Cần Phải Nhớ
03. Phẩm Trên Tất Cả
Phẩm 04-05
04. Phẩm Chư Thiên
05. Phẩm Dhammika
Phẩm 06-12

07. Phẩm Chư Thiên
10. Phẩm Lợi Ích

08. Phẩm A-la-hán
11. Phẩm Ba Pháp
06. Ðại Phẩm
09. Phẩm Mát Lạnh
12. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp Trong Phẩm

Chương Bảy Pháp
Phẩm 01-03
01. Phẩm Tài Sản
02. Phẩm Tùy Miên
03. Phẩm Vaji (Bạt-kỳ)
Phẩm 04-06
04. Phẩm Chư Thiên
05. Phẩm Ðại Tế Ðàn
06. Phẩm Không Tuyên Bố
Phẩm 07-09
07. Ðại Phẩm
08. Phẩm Về Luật
09. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp

Chương Tám Pháp
Phẩm 01-03
01. Phẩm Từ
02. Phẩm Lớn
03. Phẩm Gia Chủ
Phẩm 04-06
04. Phẩm Bố Thí
05. Phẩm Ngày Trai Giới
06. Phẩm Gotamì
Phẩm 07-10
07. Phẩm Ðất Rung Ðộng
10. Tham Ái
08. Phẩm Song Ðôi
09. Phẩm Niệm

Chương Chín Pháp
Phẩm 01-03
01. Phẩm Chánh Giác
02. Phẩm Tiếng Rống Sư Tử
03. Phẩm Chỗ Cư Trú Các Hữu Tình
Phẩm 04-10
04. Ðại Phẩm
07. Phẩm Niệm Xứ
10. Phẩm Tham
05. Phẩm Pancala
08. Phẩm Chánh Cần
06. Phẩm An Ổn
09. Phẩm Bốn Như Ý Túc

Chương Mười Pháp
Phẩm 01-03
01. Phẩm Lợi Ích
02. Phẩm Hộ Trì
03. Phẩm Lớn
Phẩm 04-06
04. Phẩm Upàli và Ananda
05. Phẩm Mắng Nhiếc
06. Phẩm Tâm Của Mình
Phẩm 07-09
07. Phẩm Song Ðôi
08. Phẩm Ước Nguyện
09. Phẩm Trưởng Lão
Phẩm 10-12
10. Phẩm Nam Cư Sĩ
11. Phẩm Sa-môn Tưởng
12. Phẩm Ði Xuống
Phẩm 13-22
13. Phẩm Thanh Tịnh
16. Phẩm Người
19. Phẩm Thánh Ðạo
22. Phẩm Không Có Ðầu Ðề
14. Phẩm Thiên Lương
17. Phẩm Janussoni
20. Phẩm Các Hạng Người
15. Phẩm Thánh Ðạo
18. Phẩm Thiện Lương
21. Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh


Chương Mười Một Pháp
Phẩm 01-03
01. Phẩm Y Chỉ
02. Phẩm Tùy Niệm
3. Phẩm Tổng Kết

Do có nhiều bài kinh trùng nhau, cùng một chủ đề, nên trang Web chỉ trích dẫn một số bài giảng tự cho là hay và có tính đặc trưng riêng. Ai muốn đọc bản đầy đủ thì tải file Word trọn bộ tại đây :  Download Kinh Tăng Chi Bộ


BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.