Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 150. Giải thêm về "tâm không động"

150. Giải thêm về "tâm không động" - Xin đại đức giảng thêm ở chỗ "tâm không động"? Thân động mà tâm không động quả là phi thường! Thế ngài có ví dụ nào cụ thể, dễ hiểu chăng?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 149. Thân thọ khổ, tâm có thọ khổ chăng?

149. Thân thọ khổ, tâm có thọ khổ chăng? - Thưa đại đức! Khi thọ khổ phát sanh, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ấy, còn phàm phu thì thọ luôn cả hai thọ khổ, có phải vậy chăng? - Xin đại vương nói rõ hơn một tí nữa. - Thưa, có nghĩa rằng, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ở nơi thân, còn phàm phu thì thọ khổ cả thân lẫn tâm? - Đúng thế. - Vậy khi thân A-la-hán đau, tâm vị ấy không đau sao? - Tâu, vâng! - Có nghĩa là thân và tâm vị A-la-hán không liên hệ gì với nhau cả! - Không phải thế, nó tương quan liên hệ với nhau. Đức vua Mi-lan-đà mỉm cười: - Đại đức không cảm nghe là kiến giải ấy mâu thuẫn nhau ư? Thân và tâm liên quan, nhưng khi thân thọ khổ mà tâm không thọ khổ? Lý lẽ ấy chẳng thuyết phục chút nào?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 148. Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của Đức Bổn Sư!

148. Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của Đức Bổn Sư! - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng? - Tâu, không hẳn thế. Có rất nhiều vị đắc quả Tứ thánh. Có nhiều vị đang trên đường. Có nhiều vị còn ít phàm tính. Có nhiều vị còn nhiều phàm tục, lắm tham, sân, si v.v... - Các bậc thanh tịnh, cao quý đã chứng đắc quả Thánh thì sẽ làm cho giáo hội trang nghiêm, đẹp đẽ, tôn quý hơn lên, chúng ta không đề cập ở đây. Những vị đang trên đường kiên trì, tinh tấn thực hành giáo pháp thì trước sau cũng đạt được mục đích tối thượng, chúng ta cũng không đem ra bàn. Trẫm chỉ hỏi đến hai hạng người cuối: những vị nhiều phàm tính và ít phàm tính - những vị ấy có khả năng chứng ngộ đạo quả chăng? Hoặc trong tương lai, họ sẽ ra sao? - Tâu, có thể có người đạt quả vị nhỏ hoặc không đắc đạo quả nào

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 147. Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần?

147. Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần? - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng, các Đức Phật giác ngộ những điều giống nhau, thuyết những pháp giống nhau, giới luật ban hành cũng giống nhau..., có phải thế không ạ? - Tâu, vâng! - Một vị Phật xuất hiện ở thế gian như thế, cuộc đời sẽ rất đẹp, hoàn thiện và tươi sáng thêm lên, có phải thế không ạ? - Tâu, vâng! - Thế tại sao hai bậc Toàn Giác không xuất hiện một lúc để cùng hỗ trợ cho nhau, tương trợ nhau để xiển dương chánh pháp? Nếu vậy thì cuộc đời này sẽ tốt đẹp gấp đôi, hoàn thiện gấp đôi, và xán lạn tươi đẹp cũng gấp đôi! Và như thế thì đạo Phật sẽ huy hoàng, lan tràn trong hoàn vũ, tế độ được gấp bội chúng sanh trời, người hơn nữa. Xin đại đức chỉ giáo cho điều này?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 146. Tại sao có lúc Đức Phật xưng mình là bà-la-môn, có khi xưng mình là vua?

146. Tại sao có lúc Đức Phật xưng mình là bà-la-môn, có khi xưng mình là vua? - Thưa đại đức! Bà-la-môn là giai cấp tu sĩ ngoại đạo, tôn thờ thần linh, có gia đình hoặc xuất gia, thuộc về giáo phái tà kiến... có phải thế không ạ? - Tâu, vâng! - Thế sao Đức Đạo Sư tối thượng của chúng ta, đôi chỗ lại tự xưng mình là bà-la-môn, ví dụ như ngài nói: "Như Lai là một bà-la-môn, cũng đi trì bình khất thực, xin cơm của thí chủ để nuôi mạng...", điều ấy có đúng chăng? Có cần thiết phải hạ mình như thế chăng? Ngài không ngại thế gian hiểu lầm chăng?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 145. Về cái nhà không mái của người thợ gốm?

145. Về cái nhà không mái của người thợ gốm? - Thưa đại đức! Chuyện của người thợ gốm, Thánh đệ tử cư sĩ của Đức Phật Kassapa vẫn chưa xong ạ! - Đại vương cứ hỏi! Chẳng lẽ đại vương có những hoài nghi nào đó liên quan đến vị Thánh cư sĩ này chăng? - Thưa, vâng! - Chuyện ấy ra sao, đại vương cứ kể ra và cứ đặt câu hỏi, hy vọng rằng bần tăng sẽ góp được một vài ý kiến chăng!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 144. Tượng vương Chaddanta thì cung kính y cà sa - mà bồ-tát Jotipàla lại nhiếc mắng "sa môn trọc đầu"?

144. Tượng vương Chaddanta thì cung kính y cà sa - mà bồ-tát Jotipàla lại nhiếc mắng "sa môn trọc đầu"? - Đại đức chắc nhớ chuyện voi chúa Chaddanta, là tiền thân của Đức Phật Thích Ca chứ? - Đấy là chủ đề "cung kính y cà sa" mà đại vương sẽ nói chuyện hôm nay? - Vâng. - Vậy thì xin đại vương hoan hỷ kể chi tiết câu chuyện cho nghe, bần tăng chỉ nhớ đại lược.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 143. Tại sao bồ tát Loma Kassapa giết hại chúng sanh để tế lễ?

143. Tại sao bồ tát Loma Kassapa giết hại chúng sanh để tế lễ? - Thưa đại đức Na-tiên! Có lần Đức Thế Tôn thuyết rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Vào thời quá khứ, Như Lai hành trì ba-la-mật không mệt mỏi, luôn luôn tinh cần, nỗ lực để bổ khuyết ba-la-mật cho chính mình. Một kiếp nọ, dù năng lực ba-la-mật của Như Lai còn non yếu, còn khiếm khuyết, đấy là kiếp làm người có tên là Avihe Dhaka - nhưng Như Lai cũng đã không lấn hiếp, đe dọa hoặc cướp đoạt mạng sống của bất cứ chúng sanh nào." Lời tuyên bố ấy của Đức Đạo Sư có đúng chăng, đại đức? - Đại vương có trí nhớ rất tốt. - Không dám. Bồ tát kiếp làm người có tên là Avihe Dhaka, tuy ba-la-mật còn non yếu, lại không hề giết một sanh mạng nào; nhưng sau đó, nhiều kiếp về sau, dĩ nhiên là ba-la-mật sung mãn hơn, lại đang tâm giết rất nhiều sanh mạng để cúng dường đại tế, là nghĩa làm sao, thưa đại đức? - Xin đại vương nói cho rõ hơn. - Vâng, đấy là kiếp bồ tát làm vị đạo sĩ tên là Loma Kassapa. Đạo sĩ vì nghe lời nàng Cinda Vatì đ

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 142. Về cư sĩ A-la-hán

142. Về cư sĩ A-la-hán - Thưa đại đức! Dường như đại đức có nói với trẫm rằng, một vị cư sĩ đắc quả A-la-hán trong ngày nào thì phải xuất gia ngay trong ngày ấy; nếu trong ngày ấy [*], vì một lý do nào đó mà không xuất gia được, thì vị ấy bắt buộc phải nhập Niết bàn. Điều ấy có đúng thế không ạ?