Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 142. Về cư sĩ A-la-hán

142. Về cư sĩ A-la-hán - Thưa đại đức! Dường như đại đức có nói với trẫm rằng, một vị cư sĩ đắc quả A-la-hán trong ngày nào thì phải xuất gia ngay trong ngày ấy; nếu trong ngày ấy [*], vì một lý do nào đó mà không xuất gia được, thì vị ấy bắt buộc phải nhập Niết bàn. Điều ấy có đúng thế không ạ?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 141. Tại sao có sự đắc quả nhanh, chậm khác nhau?

141. Tại sao có sự đắc quả nhanh, chậm khác nhau? - Thưa đại đức! Đức Toàn-thắng-ma có dạy rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Các thầy phải biết sợ hãi luân hồi, phải thoát ra khỏi sự ràng buộc của cấu uế, dơ bẩn, phiền não. Phải thỏa thích trong pháp xa lánh cấu uế, tìm an lạc trong pháp xa lánh cấu uế!". Pháp ấy được gọi là Nippapanca. Trẫm không hiểu Nippapanca là gì? - Tâu đại vương! Nippapanca dhamma là pháp nhằm thoát ly ra khỏi mọi nhơ bẩn, cấu uế của tâm; hàm chỉ bốn quả vị của bốn bậc thánh: Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na- hàm và A-la-hán quả. -Thế Đức Đạo Sư muốn dạy bảo đệ tử phải tu tập để chứng đắc tứ quả thánh? - Tâu, vâng. - Nhưng rải rác chỗ này, chỗ kia, Đức Thế Tôn không dạy chứng quả ngay như thế; mà ngài dạy phải bố thí, cúng dường..., dạy phải học kinh, học kệ thi, học văn phạm, học túc sanh truyện, học phi thường pháp v.v..., thế là sao nhỉ?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 140. Đức Phật từ bỏ sự tinh tấn, lại khuyên đệ tử nên tinh tấn?

140. Đức Phật từ bỏ sự tinh tấn, lại khuyên đệ tử nên tinh tấn? - Thưa đại đức! Có phải Đức Thế Tôn đã tinh tấn thực hành khổ hạnh để diệt trừ phiền não, hủy diệt ma quân? Và sự tinh tấn thực hành khổ hạnh ấy trên thế gian không ai bằng được? - Tâu, vâng! - Cũng do sự tinh tấn thực hành khổ hạnh ấy mà thân thể ngài trở nên suy nhược, gầy yếu...; nếu tiếp tục, có thể đưa đến tử vong, nên ngài đã cương quyết từ bỏ, trở lại ăn uống bình thường. Nhờ vậy mà ngài đã đắc vô thượng Bồ đề tuệ! Có đúng thế chăng? - Tâu, vâng! - Thế sao ở một chỗ khác, khi thuyết giáo cho chư đệ tử, Đức Thế Tôn lại khuyên nên thực hành hạnh tinh tấn, tức là con đường sai lầm mà trước đây ngài đã chán nản, từ bỏ?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 139. Đức Thế Tôn là người khai sáng Đạo hay Đạo có sẵn từ ngàn xưa?

139. Đức Thế Tôn là người khai sáng Đạo hay Đạo có sẵn từ ngàn xưa? - Thưa đại đức! Đạo vốn có sẵn tự ngàn xưa phải chăng? - Vâng, có tự ngàn xưa, do chư Phật quá khứ đã khai sáng, đã tìm ra. - Thế sao Đức Thế Tôn của chúng ta lại nói rằng "Như Lai là người làm cho Đạo chưa phát sanh được phát sanh"? Vậy ra lời nói sau lại nghịch ngôn, mâu thuẫn với lời nói trước. - Chẳng có hai lời sái nghĩa đâu, tâu đại vương! Đạo xưa ấy là nói về Bát chánh đạo, con đường có tám chi; đấy là con đường đi đến giải thoát, chấm dứt sinh tử luân hồi. Chính chư Phật quá khứ sau khi giác ngộ con đường, đã tán dương, tuyên thuyết con đường ấy cho chúng sanh thực hành, noi theo. Nhưng khi các ngài nhập diệt, Bát chánh đạo ấy cũng theo thời gian mà khuất lấp đi, chẳng còn ai biết đến để tu tập nữa. Đến thời Phật Thích Ca, do công hạnh ba-la-mật sâu dày, ngài đã vén mở con đường xưa cũ; đã phát hiện lại con đường, đã phát quang lại con đường, tu tập theo con đường, giác ngộ con đường... c

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 138. Cái gì nơi Đức Thế Tôn là cao quý không ai sánh bằng?

138. Cái gì nơi Đức Thế Tôn là cao quý không ai sánh bằng? - Thưa đại đức! Trẫm còn thắc mắc về một câu hỏi trước đây, khi Đức Thế Tôn khen ngợi rằng tỳ khưu Bàkula cao quý không ai sánh bằng... Đại đức có thể trả lời cho trẫm những câu hỏi liên quan đến vấn đề ấy chăng? - Tâu, vâng, đại vương cứ hỏi. - Đức Thế Tôn là vị lương y, chữa trị tất cả mọi căn bệnh cho chúng sanh; nhưng chính ngài là người lại đau ốm luôn, ít ra là bốn lần. Trị bệnh cho chúng sanh mà chính mình lại bị bệnh, đấy không là điều đáng ngạc nhiên sao?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 137. Đức Phật dạy cắt đứt sợ hãi?

137. Đức Phật dạy cắt đứt sợ hãi? (Tương tự câu hỏi 125) - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn dạy chư tỳ kheo chấm dứt nguyên nhân của sợ hãi, rồi sau đó, dạy cho hai hàng cận sự nam nữ đem nguyên nhân sợ hãi đến cho chư tỳ kheo là nghĩa làm sao? - Đại vương nói gì bần tăng không hiểu? - Thưa, đây là câu hỏi đã hỏi rồi, nhưng trẫm đã lý giải để hỏi theo cách khác. - Đại vương cứ dẫn chứng cho đầy đủ. - Vâng. Có lần Đức Bổn Sư thuyết rằng: "Này các thầy tỳ kheo! Sự sợ hãi chỉ xảy đến cho các thầy khi các thầy còn tham luyến chỗ ở, quyến niệm trú xứ của mình. Vậy muốn chấm dứt sợ hãi, các thầy phải sống đời không dính mắc, như hươu nai được tự do đi lại trong rừng sâu!" - Quả đúng thế! - Nhưng khi dạy cho cận sự nam nữ, Đức Tôn Sư lại thuyết rằng: "Người nào cúng dường, tôn tạo chùa, thất, liêu, chỗ ngự cho tỳ khưu Tăng sẽ có phước báu lớn, lợi ích lớn.Tại sao vậy? Vì rằng các ngài là con mắt sáng của thế gian, là bậc đa văn, quảng kiến; là người thông suốt tam

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 136. Các vị A la hán còn sợ hãi?

136. Các vị A la hán còn sợ hãi? - Thưa đại đức! Trẫm có nghe đại đức nói nhiều lần rằng bậc A-la-hán không còn một sự sợ hãi nào trên thế gian này, kể cả sợ hãi sự chết! Vì các nguyên nhân của sợ hãi các ngài đã chấm dứt, đã tuyệt diệt, có phải thế không ạ? - Tâu, vâng! - Trẫm có đọc một đoạn kinh, đại ý rằng: khi Đức Thế Tôn, năm trăm vị A-la -hán cùng đại đức Ànanda đi vào thành Vương-xá để khất thực, Đề-bà-đạt-đa với ác tâm, bèn thả con voi dữ uống rượu say cố ý giết Phật. Năm trăm vị A-la-hán thấy con voi như điên cuồng lao tới, các ngài sợ hãi quá bỏ trốn hết; chỉ có đại đức Ànanda là không sợ hãi gì cả, bước đến, đứng chắn phía trước, cố ý thà chết để bảo vệ cho Đức Thế Tôn! Phải vậy không, thưa đại đức? - Tâu, vâng! - Sao kỳ lạ như thế! Năm trăm vị A-la-hán đều là bậc vô lậu, đã chấm dứt mọi nguyên nhân của sợ hãi; lại tham sống sợ chết, thấy voi dữ, bỏ trốn hết, để Đức Thế Tôn đứng đấy một mình! Còn đại đức Ànanda là bậc hữu học, phiền não còn nhiều, nguyên nhân của mọi sợ hãi

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 135. Sự tà hạnh của người nữ?

135. Sự tà hạnh của người nữ? - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết với đại ý rằng: "Những người nữ trên thế gian này dễ làm điều đê hèn, thấp thỏi, tà hạnh nếu như họ có đủ điều kiện là thời gian, nơi kín đáo, có người đàn ông dụ dỗ, chọc ghẹo họ. Đừng nói là người trai có sắc đẹp, khỏe mạnh mà người trai xấu xí, tầm thường, người nữ vẫn bị quyến dụ như thường!". Có phải có điều ấy không ạ? - Tâu, vâng! - Nhưng khi thuyết về bổn sanh, nói về người vợ của bồ-tát Mahosatha là bà Amaràdevi, lại không phải thế. Bà Amaràdevi dầu không có mặt chồng ở trong phòng kín với người đàn ông dụ dỗ mình - theo kế thử lòng của bồ-tát Mahosatha - bà vẫn không tà hạnh. Xem thế, lời tuyên bố ở trên của Đức Thế Tôn có quá đáng chăng? Có hạ giá phẩm hạnh của người nữ chăng? Có đưa tay ra mà nắm cả bó đũa hay chăng? Có nghiêng lệch về một phía bởi định kiến của mình hay chăng? Mong đại đức giải nghi cho trẫm điều này?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 134. Quả của thiện và ác nghiệp rất lạ lùng

134. Quả của thiện và ác nghiệp rất lạ lùng - Thưa đại đức! Một nhóm người tạo thiện nghiệp, một nhóm người tạo ác nghiệp, khi lâm chung, quả báo của họ như thế nào? Bằng nhau, khác nhau, nhiều ít ra sao, đi chung đường hay khác đường? Xin đại đức bi mẫn chỉ giáo cho trẫm! - Tâu! Người tạo thiện nghiệp, khi lâm chung thì hướng mặt đi đến cõi trời. Người tạo ác nghiệp, khi lâm chung thì rớt xuống bốn con đường đau khổ, nhất là địa ngục. Quả báo khác nhau rất rõ ràng, kẻ đi lên, người đi xuống, làm sao lại có thể chung đường được hở đại vương? - Có thật vậy không, đại đức? Đọc kinh truyện, trẫm thấy quả của thiện, ác nghiệp ấy rất lạ lùng, không giản đơn như đại đức nghĩ đâu!