Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC - Phần XV - TƯỞNG NIỆM PHẬT, PHÁP, TĂNG

Phần XV TƯỞNG NIỆM PHẬT, PHÁP, TĂNG NỘI DUNG 1. Tưởng Niệm Phật (Buddhanussati) 2. Tưởng Niệm Pháp (Dhammanussati). 2.4  Câu Hỏi: Liệu Một Người Có Thể Chứng Đạt Thánh Đạo Mà Không Chứng Ngộ Thánh Quả Lập Tức Hay Không? 3. Tưởng Niệm Tăng (Sanghanussati) 4. Sách Và Tài Liệu Tham Khảo I Tưởng Niệm Phật Sự tưởng niệm một bậc Giác Ngộ là tưởng niệm Đức Hạnh hay Công Đức của Phật (Buddhanussati). Đó là cách diễn tả sự chánh niệm lấy những Đức Hạnh của Đức Phật làm đối tượng. Đó là phương thức đầu tiên trong Bốn Phương Thức Thiền Phòng Hộ (Four Guardian Meditations), ba phương thức thiền kia là: (1) Phát triển tình thương yêu , lòng nhân ái: để xua tan sự Sân hận, ác ý. (2) Sự gớm ghiếc của cơ thể: để xua tan dục vọng. (3) Chánh niệm về Cái Chết: để xua tan tánh tự mãn và làm khởi sinh sự thúc giục về tâm linh (samvega). •   Làm Thế Nào Để Tưởng Niệm Những Đức Hạnh Của Phật? Một người muốn tưởng niệm những Đức Hạ

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC - Phần XIV - “THIỀN MINH SÁT” CỦA PHẬT GIÁO (Vipassana)

Phần XIV “THIỀN MINH SÁT” CỦA PHẬT GIÁO (Vipassana) NỘI DUNG 1. Những Loại Thiền (Bhavana) Khác Nhau 2. Đối Tượng Thiền Trong Thiền Định (Samatha) 3. Mục Đích Của Thiền Minh Sát (Vipassana) 4. Vai Trò Của Chánh Niệm Trong Thiền Minh Sát 5. Bốn Nền Tảng Chánh Niệm – Tứ Niệm Xứ (Satipatthana) 6. Thiền Minh Sát Thực Hành 7. Những Ích Lợi Của Thiền Minh Sát 8. Chú Giải  9. Sách và Tài Liệu Tham Khảo I Những Loại Thiền Khác Nhau Trong tiếng Pali, từ ‘ bhavana ’ có nghĩa là “sự phát triển” hay “sự tu dưỡng”. Trong Kinh Điển, nó chỉ những phương pháp phát triển và tu dưỡng Tâm, được gọi là “thiền”. Có 2 loại thiền (bhavana), đó là: (I) Thiền Định hay Thiền Định Tâm   (Samatha) ‘Samatha‘ có nghĩa là sự “an tĩnh” hay “tĩnh lặng”, là trạng thái tập trung, không dao động và bình lặng của tâm. Nó được gọi là trang thái tĩnh lặng vì nó làm dịu lặn năm (5) chướng ngại (nivaranas) bao gồm cả si mê. Khi tâm đang tập trung sâu sắc hay “định” và

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC - Phần XIII - MƯỜI CĂN BẢN CỦA HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC - PHẦN BA: NHÓM THIỀN

Phần XIII MƯỜI CĂN BẢN CỦA HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC PHẦN BA: NHÓM THIỀN (BHAVANA) NỘI DUNG 1. Điều Kỳ Diệu Của Năng Lực Giáo Pháp 2. Sự Truyền Dạy Giáo Pháp (Dhamma-desana) 3. Sự Truyền Dạy Giáo Pháp Bởi Cư Sĩ và Những Ích Lợi 4. Lắng Nghe Giáo Pháp (Dhamma-savana) 5. Cách Thức Đúng Đắn Để Lắng Nghe Giáo Pháp và Những Ích Lợi 6. Chỉnh Lý Quan Điểm, Niềm Tin – Chánh Tín (Ditthijukamma) 7. Những Loại Tà Kiến 8. Những Ích Lợi Của Việc Chỉnh Lý Quan Điểm, Củng Cố Niềm Tin 9. Sách và Tài Liệu Tham Khảo I Sự Kỳ Diệu Của Năng Lực Giáo Pháp Vào một lần nọ, khi Đức Phật đang cư ngụ ở vùng Nalanda trong khu Vườn Xoài của thí chủ Pavarika, thì có một Phật tử tại gia, tên là Kevaddha , đến xin gặp Phật và thỉnh cầu Phật cử một Tỳ kheo biểu diễn những thần thông kỳ diệu để cho những người dân ở thành Nalanda càng thêm tin tưởng vào Đức Phật và vì vậy, nhiều người sẽ trở thành Phật tử. Tuy nhiên, Đức Phật đã từ chối lời thỉnh cầu này. Đức Phật bảo rằn