Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [37] Chướng ngại Tinh thần (Năm Triền cái)

[37] Chướng ngại Tinh thần (Năm Triền cái) "Có năm chướng ngại làm cản trở tâm. Do các chướng ngại này, tâm không mềm dẻo, không nhu thuận, không trong sáng, không thể được phân tách dễ dàng, cũng không được cấu tạo hoàn bị để tiêu trừ ô nhiễm". -- Tạp A Hàm. ________________________________________ Chướng ngại tinh thần, Nivarana (Ni + Var, có nghĩa làm trở ngại, ngăn chận), là cái gì gây trở ngại cho tiến bộ tinh thần của ta, hay cái gì ngăn chận con đường đưa đến giải thoát và những cảnh Trời. Nivarana cũng có nghĩa là cái gì "bịt trùm, bao kín, hay ngăn trở tư tưởng." Có năm loại chướng ngại tinh thần, hay năm pháp Triền Cái là: 1. Tham dục (Kamacchanda), 2. Oán ghét (Vyapada, Sân hận), 3. Hôn trầm - Dã dượi (Thina-Middha), 4. Phóng dật - Lo âu (Uddhacca-Kukkuca, Trạo hối), và 5. Hoài nghi (Vicikiccha).

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [36] Con đường Niết Bàn (II)

[36] Con đường Niết Bàn (II) "Một con đường để thành đạt lợi ích thế gian, Một con đường khác dẫn đến Niết Bàn" -- Kinh Pháp Cú. ________________________________________ Tâm Định (Samadhi) Đã vững vàng trên nền tảng Giới luật, hành giả bước vào con đường cao thượng hơn - hành thiền - để tiến đến tâm Định (samadhi), tức là kiểm soát và trao giồi tâm, giai đoạn thứ nhì của con đường trong sạnh (Thanh Tịnh Đạo). Định (samadhi) là giữ tâm an trụ vào một điểm, gom tâm vào đề mục, và hoàn toàn không để ý gì khác, ngoài đề mục ấy. Theo Phật Giáo, có bốn mươi đề mục thành thiền khác nhau, tùy tâm tánh của mỗi cá nhân. Bốn mươi đề mục hành thiền là: a.-- Mười đề mục để niệm (kasina, biến xứ): [1] 1. Dùng đất để làm đề mục, 2. Dùng nước để làm đề mục, 3. Dùng lửa làm đề mục, 4. Dùng không khí làm đề mục, 5. Dùng vật có màu xanh làm đề mục, 6. Dùng vật có màu vàng làm đề mục, 7. Dùng vật có màu đỏ để làm đề mục, 8. Dùng vật có màu trắng để làm đề mụ

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [35] Con đường Niết Bàn (I)

[35] Con đường Niết Bàn (I) "Con đường Trung Đạo này dẫn đến trạng thái vắng lặng, sự thành tựu, sự giác ngộ và Niết Bàn." Kinh Chuyển Pháp Luân. ________________________________________ Con đường Niết Bàn là Trung Đạo (Majjhima Patipada) tránh xa hai cực đoan là lối sống khổ hạnh, làm giảm suy năng lực trí thức, và lối sống lợi dưỡng, làm chậm trễ tiến bộ tinh thần. Trung Đạo gồm tám chi: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Hai chi trên là Trí Tuệ (panna), ba chi kế là Giới Luật (sila) và ba chi cuối cùng là Định (samadhi): Chánh Ngữ Chánh Nghiệp Chánh Mạng Giới Chánh Tinh Tấn Chánh Niệm Chánh Định Định Chánh Kiến Chánh Tư Duy Tuệ Theo đúng thứ tự của lịch trình tiến hóa tinh thần, Giới, Định và Tuệ là ba giai đoạn trên đường dẫn đến Niết Bàn. Ba giai đoạn này được cụ thể trong kệ ngôn sau đây: "Chấm dứt mọi