Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [16] Vài đặc điểm của Phật Giáo

[16] Vài đặc điểm của Phật Giáo " Giáo pháp mà Đức thế tôn khéo giảng dạy và được truyền bá đầy đủ là để tự chứng ngộ, là Giáo Pháp có hiệu năng tức khắc, khuyến khích suy gẫm tìm tòi, dẫn đến nơi (Niết Bàn), để bậc thiện trí am hiểu, mỗi người cho riêng mình." -- Trung A Hàm. ________________________________________ Nền tảng của Phật Giáo Tứ Diệu Đế mà chính Đức Phật đã khám phá và truyền dạy thế gian là đặc điểm chánh yếu mà cũng là nền tảng vững chắc của Phật Giáo. Bốn Chân Lý Thâm Diệu ấy là Khổ (lý do tồn tại của Phật Giáo ), nguồn gốc của sự khổ (ái dục), chấm dứt sự khổ (Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo), và con đường "Trung Đạo". Ba chân lý đầu tiên là phần triết lý của Phật Giáo. Chân lý thứ tư là phần luân lý căn cứ trên triết lý ấy. Tất cả bốn, gồm trọn vẹn giáo lý của Đức Phật, đều tùy thuộc nơi cơ thể vật chất này. Đây là những sự kiện hoàn toàn dính liền với con người và những chúng sanh khác, những sự kiện hiển nhi

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [15] Phật Giáo là gì?

Phần II Phật Pháp Không làm việc ác. Làm những việc thiện. Thanh lọc tâm. Đó là lời dạy của chư Phật. -oOo- [15] Phật Giáo là gì? "Giáo Pháp mà Như Lai đã chứng ngộ qủa thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu." -- Trung A Hàm ________________________________________

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 1 - [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn

[14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn "Mặt trời chiếu sáng ban ngày. Mặt trăng rạng tỏ ban đêm. Nhung giáp và gươm đao chói sáng nhà vua khi lâm trận. Lúc hành thiền, hào quang chư Phạm Thiên chiếu sáng. Nhưng ngày như đêm, Đức Phật rực rỡ sáng lòa trong vinh hạnh."    -- Kinh Pháp Cú ________________________________________ Đức Phật là một nhân vật phi thường. Tuy nhiên, còn mang ngũ uẩn, Ngài vẫn còn bệnh hoạn, già yếu và tịch diệt một ngày nào, như tất cả chúng sanh. Ngài biết đến năm tám mươi tuổi sẽ viên tịch. Vốn người khiêm tốn, Ngài quyết định trút hơi thở cuối cùng trong một làng mạc xa xôi hẻo lánh như Kusinara, thay vì ở các đô thị lớn như Savatthi hay Rajagaha, những nơi mà Ngài thường lưu ngụ và có nhiều tín đồ. Theo lời của chính Đức Phật, lúc tám mươi tuổi, cơ thể của Ngài tựa hồ như "một cái xe quá cũ". Dầu tuổi đã già, sức đã yếu, nhưng với ý chí sắt đá dũng mãnh, Ngài đi bộ trên con đường dài dẵng và khó khăn cùng với vị đệ tử hầu

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 1 - [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật

[13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật "Đức Thế Tôn đã tự giác. Ngài hoằng dương Giáo Pháp Để giác ngộ kẻ khác." -- Majjhima Nikaya ________________________________________ Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhất trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, ngoại trừ những lúc cần phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có quy củ và mực thước. Đời sống bên trong là hành thiền, tĩnh tâm và chúng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Bên ngoài là phục vụ vị tha, nâng đỡ phẩm hạnh của chúng sanh trong khắp thế gian. Chính Ngài tự giác, rồi tận lực cố gắng giác ngộ người khác, dẫn dắt chúng sanh ra khỏi mọi phiền lụy của đời sống.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 1 - [12] Con Đường Hoằng Pháp

[12] Con Đường Hoằng Pháp "Như Lai đã thoát khỏi mọi trói buộc, dầu ở cảnh Trời hay cảnh người. Các con cũng vậy, hỡi các Tỳ Khưu, Đã vượt qua khỏi mọi thằng thúc". -- Mahavagga ________________________________________