Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 67: Nước biển chỉ có vị mặn

Mùa an cư năm ấy hoàn mãn, nhiều vị đại đức lên từ giã Bụt để đi hoằng hóa ở các địa phương. Đại đức Punna, vốn là một trong những vị giảng sư nổi tiếng của giáo đoàn khất sĩ, trình với Bụt là đại đức có ý về quê để hành đạo.  Sinh quán của đại đức là đảo Sunaparanta, ở ngoài khơi biển Đông, Bụt hỏi: - Tôi nghe nói vùng đó là một vùng chưa được khai hóa, những giống dân cư trú tại đó tính tình hung dữ và các vụ bạo động thường xảy ra luôn, không biết là thầy về đó hành đạo có tiện hay không. Đại đức Punna bạch: - Lạy Bụt, chính vì họ chưa được khai hóa cho nên chúng ta phải tới để giúp họ. Chính vì họ hung dữ và bạo động nên chúng ta phải đem đạo từ bi và phép hành xử bất bạo động đến. Con nghĩ là con có thể thành công ở đó được.

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 66: Bốn núi bao quanh

Một buổi sáng tinh sương, đại đức Moggallana tìm đến Bụt, hai mắt ướt đẫm, Bụt hỏi duyên cớ. Đại đức thưa: - Thế Tôn, trong giờ thiền tọa đầu hôm qua, con đã nghĩ đến mẹ của con, và con đã dùng định lực để quán chiếu về nỗi nhớ niềm thương của con đối với mẹ. Con biết là trong thời niên thiếu đã có đôi lần con làm cho mẹ con buồn, nhưng con cũng biết đó không phải là nguyên do của nỗi buồn thấm thía của con. Nỗi buồn thấm thía của con phát sinh từ ý nghĩ là con không làm được gì để giúp mẹ con lúc bà còn sống, và con cũng không làm được gì để giúp mẹ con sau khi bà đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, nghiệp chướng của mẹ con rất nặng. Hồi sinh tiền, bà đã từng tạo ra nhiều ác nghiệp. Con biết rằng bây giờ những ác nghiệp ấy vẫn còn theo đuổi và tiếp tục làm cho mẹ con khổ đau. Trong giờ thiền định con thấy hình ảnh này, con thấy con đi thăm mẹ con ở một nơi thật tối tăm, ẩm thấp. Mẹ con than đói, bà gầy ốm như một bóng ma. Con lấy cơm trong bình bát dâng lên, mẹ con bốc cơm ăn, nhưng k

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 65: Không “có” cũng không “không”

Sau buổi pháp thoại này, đại đức Svastika thấy nhiều thầy có vẻ trầm ngâm, riêng đại đức thấy mình chưa nắm vững được những điều Bụt dạy. Đại đức tâm niệm sẽ cố gần gũi các vị đại đức lớn để học hỏi thêm, qua những lời luận đàm của họ. Trong buổi pháp thoại kế tiếp, đại đức Ananda được phép đại diện các thầy đặt lên những câu hỏi để Bụt trả lời. - Bạch Thế Tôn, thế nào là thế giới? Thế nào là vạn hữu? - Ananda, thế giới (loka) là sự tập hợp của tất cả những gì có tính biến chuyển và tàn hoại (paloka). Vạn hữu tuy sum la nhưng tất cả đều bao hàm trong mười tám lãnh vực: đó là sáu căn, sáu trần, và sáu thức. Sáu căn, như các vị đã biết là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và ý tưởng. Sáu thức là cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm và cái ý. Ngoài mười tám lãnh vực đó mà ta gọi là thập bát giới, không còn có gì nữa. Tất cả mười tám cái ấy đều có tính sinh diệt và biến hoại, cho nên tôi đã định nghĩa thế giới là sự tập hợp c

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 64: Vòng sinh tử không có bắt đầu

Một hôm đang ngồi ở vườn Bhesakala ở Sumsumaragira, Bụt bảo các vị khất sĩ: - Này các vị, tôi muốn nói để các vị nghe về tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân. Tám điều này đã từng được đại đức Anurudha chiêm nghiệm và nói tới. Hồi tôi gặp đại đức tại Vườn Tre xứ Ceti, nơi đại đức ẩn cư. Đây là tám điều mà những bậc giác ngộ có thể đem ra dạy dỗ và giáo hóa để đưa người từ cõi mê lầm đến bờ giải thoát. • Điều thứ nhất là giác ngộ rằng vạn pháp là vô thường và vô ngã. Quán sát về tính vô thường và vô ngã của vạn pháp thì tránh được khổ đau và dần dần đạt tới giải thoát và an lạc. • Điều thứ hai là giác ngộ rằng càng nhiều ham muốn thì càng nhiều khổ đau. Giảm bớt ham muốn tức là làm cho đời bớt khổ. • Điều thứ ba là giác ngộ rằng tri túc đem tới an lạc. Biết sống đơn giản thì sẽ có thì giờ và tâm lực để tu đạo và để giúp đời. • Điều thứ tư là giác ngộ rằng chỉ có sự tinh cần mới đưa ta đến quả vị giác ngộ. Lười biếng và hưởng thụ chỉ đưa đến sự đọa lạc vào thế giới

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 63: Đường về biển cả

Trên đường đi, Bụt ghé vào thị trấn Alavi. Tại đây người được dân chúng đón tiếp và cúng dường trai phạn tại một trú sở công cộng. Đi theo Bụt có tám vị khất sĩ trong đó có thị giả của người là Ananda.  Sau khi Bụt và các vị khất sĩ đã thọ trai, mọi người đều ngồi lại ăn uống.  Hôm ấy đến dự có khoảng ba trăm người. Cơm nước đã xong, đại đức Ananda thỉnh Bụt nói pháp cho quần chúng. Mọi người đã ngồi yên sẵn sàng nghe Bụt nói, thì một bác nông dân đẩy cửa bước vào. Bác đã đến trễ, vì sáng hôm nay bác phải đi tìm một con trâu lạc. Tìm được trâu rồi, bác đóng cửa chuồng trâu và vội vã tìm tới trụ sở buổi họp, chưa kịp bỏ một hạt cơm nào vào bụng.  Biết bác nông dân đang đói, Bụt không thuyết pháp vội. Người bảo đem cơm và cà ri ra để bác nông dân ăn trước. Có người sốt ruột, bảo rằng ba trăm người mà phải chờ một người thì quá đáng, nhưng Bụt nhất định chờ. Người chờ cho bác nông dân ăn cơm và uống nước xong mới bắt đầu thuyết pháp. Người nói: - Thưa quý vị, nếu tôi thuyết pháp