Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mi Tiên Vấn Đáp

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 96. Nghi về thời gian giáo pháp tồn tại

96. Nghi về thời gian giáo pháp tồn tại - Thưa đại đức! Khi Đức Thế Tôn cho phép nữ giới vào tu, ngài có nói là giáo pháp chỉ còn tồn tại năm ngàn năm. Nhưng khi sắp Niết bàn, Đức Thế Tôn lại nói với Subhaddà rằng: chừng nào chư tỳ khưu đệ tử của Như Lai, có đức tin đầy đủ, biết thực hành đúng đắn giáo pháp của Như Lai thì chừng ấy trong thế gian sẽ không mất quả vị A-la-hán! Thưa đại đức! Tại sao Đức Thế Tôn thuyết lời nói sau lại ngược với lời nói trước? Tại sao Đức Thế Tôn lại thuyết hai lời, trước sau không như một, làm cho kẻ hậu học không xiết nghi ngờ; và kẻ ngoại đạo sẽ lấy lý do ấy để dị luận, tiếu đàm giáo pháp của đức Tôn Sư? - Tâu đại vương! Quả là hai lời ấy Đức Thế Tôn đều có thuyết. Và quả thật, Phật ngôn ấy ý nghĩa không đồng nhau, có ý nghĩa khác nhau, văn tự, ngữ nghĩa đều khác nhau. Nó xa nhau, khác nhau và cách biệt nhau lắm. Ví như đất và trời, ví như bảo điện chốn thiên cung và hỏa lò nơi địa ngục; ví như vui với khổ, như tội với phước, như có đức và thất đức v.v.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 95. Hoài nghi về sự thụ thai

95. Hoài nghi về sự thụ thai - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết rằng: “Tất cả chúng sanh, ví dụ là người nữ, muốn thụ thai phải hội đủ ba yếu tố: cha mẹ giao hợp, đến kỳ bà mẹ có kinh nguyệt và chúng sanh đầu thai nương gá. Thiếu một trong ba yếu tố ấy thì không thể thụ thai." Có phải vậy chăng? - Đúng vậy. - Nếu thế thì trẫm nghi lắm. Cũng trong kinh, có kể trường hợp thụ sanh của đạo sĩ Singa và đạo sĩ Sankicca. Mẹ của hai đạo sĩ ấy là một con nai cái, do vì ăn cỏ có dính tinh từ nước tiểu của một đạo sĩ ẩn tu mà có thai rồi sinh ra. Trường hợp này thì có hai yếu tố sau, thiếu yếu tố đầu tiên, thế sao việc thụ thai vẫn xảy ra?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 94. Bố thí hai mắt lại được thiên nhãn

94. Bố thí hai mắt lại được thiên nhãn - Thưa đại đức! Trẫm nghe Đức Thế Tôn có thuyết rằng, đức vua Sìvi do móc hai mắt của mình bố thí cho người đến xin nên có được thiên nhãn! Điều này trẫm nghi ngờ lắm! Móc đi hai mắt, nghĩa là không còn tròng mắt, chẳng có con ngươi, thì không rõ thiên nhãn phát sanh chỗ nào? - Đại vương! Đây là loại câu hỏi vượt ngoài tầm mức của lý trí, ở ngoài các định luật tự nhiên, không rõ đại vương có đầy đủ đức tin để lãnh hội chăng? - Đại đức cứ nói. - Vâng, có hai ba-la-mật là chân thật (sacca) và nguyện lực (adthitthàna) ở trong mười ba-la-mật, đại vương có biết chăng? - Thưa, có biết. - Nếu hai ba-la-mật này được kết hợp thành một khối nhất như, gọi là "nguyện lực chân thật" thì bất cứ chuyện gì trên thế gian này cũng đều được thành tựu như ý muốn, thưa đại vương!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 93. Nghi vấn về sự Bố thí ba-la-mật

93. Nghi vấn về sự Bố thí ba-la-mật - Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết rằng, quả địa cầu này bị rung chuyển, chấn động do tám nhân và tám duyên, có phải thế chăng? - Đúng vậy. - Ở một chỗ khác, khi nói đến sự bố thí ba-la-mật của bồ tát Vessantara, Đức Thế Tôn lại nói rằng: "Quả địa cầu rung chuyển và chấn động ở ngoài tám nhân và tám duyên ấy"; tức là một hiện tượng phi thường, đặc biệt, không nằm trong các điều kiện tự nhiên, bình thường! - Quả đúng vậy! - Thế thì trẫm không hiểu tại sao Đức Thế Tôn thuyết trước sau không như một? - Đại vương! Vì tâm bố thí của bồ tát Vessantara là một sự kiện hy hữu, có năng lực vĩ đại làm cho quả địa cầu chấn động bảy lần; điều ấy vượt ngoài tầm hiểu biết của phàm phu, ở ngoài hiện tượng bình thường thuộc tám nhân và tám duyên, chớ có gì phải nghi vấn đâu! - Vậy thì đó có phải là một sự kiện phi thời? Đại đức có thể cho nghe ví dụ được chăng?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 92. Đức Thế Tôn có tâm Đại bi hay không?

92. Đức Thế Tôn có tâm Đại bi hay không? - Thưa đại đức, Đức Thế Tôn hằng đem lại điều lợi ích cho chư thiên và nhân loại; ngài có tâm đại bi, hằng tế độ cho chúng sanh trời, người, nam, nữ... là điều chắc thật đấy chứ ạ? - Quả đúng vậy. - Đề-bà-đạt-đa chính do Đức Thế Tôn cho xuất gia? - Phải rồi, Đề-bà-đạt-đa được Đức Phật cho xuất gia một lần cùng với năm vị khác trong hoàng tộc là Bhaddiyà, Anuruddha, Ànanda, Bhagu, Kimabila! Có thêm người thợ hớt tóc Upàli nữa là bảy người, tâu đại vương! - Thưa đại đức, Đức Thế Tôn là bậc Toàn Giác, không có việc gì trên thế gian mà ngài hướng tâm đến lại không biết; thế khi Đức Thế Tôn cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia, ngài có biết rằng sau này Đề-bà-đạt-đa âm mưu chia rẽ tăng chăng? - Đức Thế Tôn có biết rõ như vậy, tâu đại vương!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 91. Đức Phật có toàn giác không?

91. Đức Phật có toàn giác không? [Hơi khác với câu hỏi 60] - Bạch đại đức! trẫm có một mối nghi rất to lớn, là Đức Thế Tôn không phải là bậc Toàn Giác! - Tại sao? - Thưa, đọc trong kinh, trẫm thấy rằng, có rất nhiều trường hợp Đức Thế Tôn "hướng tâm" đến mới biết, không hướng tâm đến thì không biết. Như vậy, sao gọi là "toàn giác" được? - Tâu đại vương! Đức Thế Tôn đúng là bậc Toàn Giác, ngài biết rõ tất cả các loại tâm. Duy nhất chỉ có Đức Thế Tôn mới thông suốt, mới biết rõ sự hiện hữu và sự vận hành các tướng tâm ấy!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 90. Lễ bái, cúng dường Xá lợi, Kim thân Phật, cây Bồ-đề... không có phước báu!

90. Lễ bái, cúng dường Xá lợi, Kim thân Phật, cây Bồ-đề... không có phước báu! Khi tìm được chỗ thích hợp, đức vua Mi-lan-đà đê đầu xuống sát chân đại đức Na-tiên, thành kính đảnh lễ rồi thưa rằng: - Bạch đại đức! Chúng ngoại đạo thấy Phật tử cung kính lễ bái, cúng dường xá lợi, cây bồ đề, kim thân Phật, chúng đã nói rằng: "khi Đức Phật còn tại tiền, các Phật tử cung kính, lễ bái, cúng dường ngài cũng phải lẽ. Nay ngài đã nhập diệt rồi, các ngươi dẫu có lễ bái cúng dường bao nhiêu chăng nữa thì Đức Phật cũng đâu có hoan hỷ? Mà không hoan hỷ tất không có phước báu. Không có phước báu tất sẽ có tội. Coi chừng các ngươi làm vậy là rơi vào tà kiến đấy!" Thưa đại đức! Sự nhận xét ấy của ngoại đạo đúng hay sai? Là chánh kiến hay tà kiến? Những mong đại đức với tâm bi mẫn, với tuệ chân thật hãy phá nghi cho những người học Phật thời hậu lai.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - SỰ CHUẨN BỊ CỦA ĐỨC VUA VỀ NHỮNG CÂU HỎI MENDAKA

SỰ CHUẨN BỊ CỦA ĐỨC VUA VỀ NHỮNG CÂU HỎI MENDAKA Khi đại đức Na-tiên trở về chùa rồi, đức vua Mi-lan-đà tìm chỗ thanh vắng, suy nghĩ rằng: "Ta có những câu hỏi Mendaka rất thù thắng, rất vi diệu, rất sâu kín; trong tam giới này không ai có thể đáp được, ngoài các vị Bồ Tát. Những câu hỏi này, nếu không được giải đáp thỏa đáng, sẽ phát sanh nhiều hoài nghi to lớn; và nó sẽ là nguyên nhân cho mọi cuộc tranh luận, tranh chấp bởi các hàng học Phật thời hậu lai! Nhưng trước khi đặt những câu hỏi Mendaka này để đại đức Na-tiên trả lời rõ ràng từng điểm một, ta phải chuẩn bị tâm, chuẩn bị trí cho thanh tịnh và sáng suốt."

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 89. Phật và chư tăng, ai phước báu nhiều hơn?

89. Phật và chư tăng, ai phước báu nhiều hơn? Hôm sau, sau khi an vị nơi chỗ ngồi, đức vua Mi-lan-đà lại hỏi tiếp: - Thưa đại đức, Bà Pajàpati Gotàmì là di mẫu của Phật, có dâng cúng đến Đức Phật một bộ y quý giá, nhưng Đức Phật không thọ nhận, lại nói với bà rằng: "Hãy cúng dường bộ y này đến Chư Tăng, vì cúng dường đến Chư Tăng cũng như cúng dường đến Như Lai vậy." Chẳng hay điều ấy có đúng chăng? - Thưa, quả có như thế.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 88. Thì giờ phải lẽ rồi

88. Thì giờ phải lẽ rồi Đến đây, đại đức Na-tiên nói rằng: - Tâu đại vương, bây giờ nửa đêm, cũng là thì giờ phải lẽ, bần tăng còn trở về chùa. Đức vua Mi-lan-đà đáp: - Thưa vâng, canh đầu đã qua, trống hoàng thành đã báo canh giữa từ lâu, trẫm đã làm phiền giờ giấc của đại đức nhiều lắm rồi. Nói xong, đức vua truyền quan hầu lấy vải dạ cuộn lại, bên trong tẩm đầy dầu, đốt lên làm đèn để tiễn đại đức Na-tiên ra về. Ngài nói với quan hầu: - Các ngươi tôn kính và phục dịch trẫm như thế nào thì phải tôn kính và phục dịch đại đức y như thế.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 86. Thức, tuệ và sanh mạng

86. Thức, tuệ và sanh mạng - Thưa đại đức, thức và tuệ có ý nghĩa, ngữ tự giống nhau hay khác nhau? - Ý nghĩa và ngữ tự của thức và tuệ hoàn toàn khác nhau, tâu đại vương. - Xin đại đức giảng cho nghe. - Thức là vinnàna, nghĩa là nhận biết, thu góp mọi kiến thức, kinh nghiệm; còn tuệ là pannàcó nghĩa là thấy rõ, biết chắc mọi sự mọi vật (các pháp) đúng như thực tướng, tâu đại vương. - Cả hai thức và tuệ ấy chính là sanh mạng ở trong thân tứ đại này phải không? - Đại vương! sanh mạng theo cách hiểu của đại vương là linh hồn phải chăng? Và vấn đề linh hồn thường tại ở trong thân thì đại vương đã hỏi rồi, và bần tăng cũng đã giải đáp thỏa đáng rồi. Đừng nên rơi vào quan niệm thường kiến như thế!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 83-84-85. Giáo pháp thâm sâu

83. Ngưng hơi thở - Thưa đại đức, các sa môn Thích tử có thuyết rằng, nếu nhập định đến một độ sâu nào đó người ta có thể ngưng hơi thở mà vẫn không chết? - Đúng vậy. - Đại đức có thể cắt nghĩa được chăng? - Vâng, nhưng đại vương có biết các loại hơi thở thường liên hệ với tâm con người như thế nào không? - Quả thật chưa biết. - Vậy thì đại vương hãy nghe đây. Người mà tâm địa nóng nảy, độc ác, xan tham, nhiều mê si thì hơi thở của họ thô tháo, dồn dập, đứt quảng, nặng nề. Còn người tâm an ổn, vắng lặng, thư thái, mát mẻ thì hơi thở nhẹ nhàng, điều hòa, diu và sâu. Đại vương có biết điều đó chăng? - Thưa, có biết.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 80-81-82. Bất khả tư nghì

80. Bay bằng thân - Thưa đại đức, có ai đi đến cõi Phạm thiên, xứ Bắc-cu-lô-châu hay châu khác bằng thân thể này được không? - Có thể được. - Thân hình tứ đại nặng nề này làm sao có thể bay đến nơi xa xăm như thế? - Đại vương có thể nhảy lên khỏi mặt đất này được bao cao? - Thuở nhỏ thì trẫm nhảy cao chừng ba hắc tay nhưng nhờ tập luyện võ nghệ với ý chí, sau này trẫm nhảy cao gấp đôi như thế. - Với quyết tâm, với ý chí, đại vương có thể nhảy cao hơn gấp đôi mức bình thường; cũng dường thế ấy, các sa môn tu tập thiền định, làm cho thiền định sung mãn; sau đó dùng ý chí, nung nóng ý chí, tu tập thuần thục tứ-như-ý-túc, đắc thần thông họ có thể bay đến cõi trời Phạm thiên, Bắc-cu-lô-châu hoặc các châu khác nhanh chóng bằng thời gian của viên lực sĩ duỗi cánh tay thôi, tâu đại vương. - Thật là kỳ lạ! - Đúng vậy, năng lực của tâm bất khả tư nghì.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 78-79. Tội báo nhỏ, tội báo lớn?

78. Điều lành nhỏ, phước quả lớn;  Điều ác lớn, tội báo nhỏ Vua hỏi: - Có trường hợp nào mà một người làm việc ác lớn, tội báo lại nhỏ; còn một người làm việc lành nhỏ, phước quả lại lớn không, đại đức? - Có chứ, và chuyện ấy cũng thường thường xảy ra. - Vậy là không đúng với luật nhân quả chăng? Luật nhân quả bảo rằng gieo hạt mè nhỏ thì được hạt mè nhỏ, gieo hạt bí to thì được quả bí to? - Đúng là thế. Nhưng nếu hạt mè kia nhiều phân, có nước, nhổ cỏ dại, chăm cào xới, nhổ tỉa cây dày thì hạt sẽ lớn hơn một tí chứ? - Đúng thế. - Còn hạt bí to kia gieo nơi đất sỏi đá khô cằn, chẳng phân nước, chẳng chăm sóc thì quả bí chắc hẳn sẽ còn tí teo như quả cà? - Đúng vậy. - Cũng vậy là gieo nhân, nhưng còn trợ duyên, thuận duyên, nghịch duyên hay chướng duyên góp phần vào nhân ấy mới quyết định quả được. Một người làm việc dữ nhưng suốt ngày đêm ăn năn, hối hận, luôn luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt... nên nguyện từ rày về sau không dám làm việc ác nữa. Chính nhờ tâm người ấy ăn năn hối cải nê

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 77. Nhân sanh giác ngộ

77. Nhân sanh giác ngộ - Nhân để sanh giác ngộ có mấy pháp hở đại đức? - Nó có bảy nhân sanh gọi là thất giác chi, gồm có niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định, xả - tâu đại vương. - Người giác ngộ đạo quả là do giác chi nào hay phải thành tựu trọn vẹn bảy giác chi ấy? - Dĩ nhiên thành tựu bảy giác chi mới trọn vẹn, nhưng chỉ cần một giác chi thành tựu cũng đủ giác ngộ rồi. - Ấy là giác chi nào vậy? - Là trạch pháp giác chi hay còn gọi là tuệ trạch pháp, tâu đại vương! - Trẫm có thắc mắc đấy, thưa đại đức! Bởi vì nhân giác ngộ có tới bảy điều, cớ sao đại đức bảo rằng chỉ cần thành tựu một trạch pháp giác chi cũng đủ giác ngộ? - Vậy thì đại vương hiểu thế nào, một lưỡi kiếm đặt trong bao nó gồm có bảy phần: bao trong, bao ngoài, cán kiếm, chuôi kiếm, lưng kiếm, bụng kiếm và lưỡi kiếm... mới gọi là đầy đủ phải chăng? - Đúng thế. - Khi cần cắt một vật gì, người ta sử dụng cả bảy phần ấy hay sao? - Không, chỉ cần sử dụng lưỡi kiếm. - Cũng vậy là bảy giác chi. Tuệ trạch pháp giác chi được ví

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 74-75-76. Đầu thai

74. Thời gian tái sanh - Thưa đại đức, ví dụ có hai người ở đây cùng chết, một người được sanh lên cõi trời phạm thiên, một người đầu thai vào xứ Kasmir kế cận đây, thế thì ai sẽ đến trước? - Cùng đến một lúc, tâu đại vương. - Xa gần không đồng nhau mà sao lại cùng đến một lượt, thưa đại đức? - Thế thì đại vương thử nhiếp tâm nghĩ đến xứ sở Alasanda của đại vương đi? - Trẫm nghĩ rồi. - Bây giờ đại vương lại nhiếp tâm nghĩ đến xứ sở Kasmir đi! - Trẫm nghĩ rồi! - Thời gian mà đại vương nghĩ đến hai xứ sở ấy, xứ sở nào mau hơn? - Thời gian bằng nhau. - Tại sao thế? Xứ Alasanda của đại vương cách đây hai trăm do tuần, xứ Kasmir cách đây chỉ có mười hai do tuần mà thời gian đi về lại bằng nhau? - Quả đúng như thế thật. Nhưng đại đức có thể cho nghe thêm ví dụ nữa được chăng?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 73. Cõi Phạm Thiên bao xa?

73. Cõi Phạm Thiên bao xa? - Thưa đại đức! Từ đây đến cõi trời phạm thiên bao xa? - Xa lắm, tâu đại vương! - Đại đức có thể cho biết cụ thể được chăng? - Có thể được, tuy không xác đáng lắm, nhưng đại vương có thể hình dung. Rằng là nếu có một tảng đá to lớn bằng một tòa nhà, rớt từ cõi trời phạm thiên xuống thì nó phải mất bốn tháng mới đến được nơi đây, tâu đại vương.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 72. Diệt khổ chưa đến?

72. Diệt khổ chưa đến? (Tương tự câu 43) Đức vua hỏi: - Thưa đại đức, những vị sa môn của đại đức tu hành tinh tấn là để nhằm diệt trừ những nỗi thống khổ, phải chăng? - Đúng thế! - Những cái khổ ấy từ quá khứ chăng? - Có thể từ quá khứ nhưng quá khứ thì đã qua rồi. - Vị lai chăng? - Có thể là vị lai nhưng vị lai cũng chưa đến. - Thế thì hiện tại chăng? - Có thể là hiện tại nhưng hiện tại không có điểm dừng, luôn chảy trôi.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 71. Tương quan phước và tội

71. Tương quan phước và tội Đức vua hỏi: - Trong hàng ngũ sa môn của Đại đức, có người thuyết rằng, có kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm tử, họ tưởng nghĩ đến Phật, ân đức hoặc tướng hảo quang minh sáng chói của ngài thì có thể sanh lên cõi trời. Điều ấy thật khó tin! Lại nữa, các vị ấy còn thuyết rằng, người nào đã lỡ tạo nghiệp sát sanh, không cần phải nhiều lần, dù chỉ một lần, người ấy phải bị đọa địa ngục chẳng sai. Điều ấy lại càng không thể tin được! - Tâu Đại vương! Đại vương nghĩ thế nào, nếu có người ném một viên đá nhỏ độ bằng hột bắp hay hột tiêu xuống mặt nước, viên đá ấy sẽ nổi hay chìm? - Chắc chắn phải chìm. - Nếu có một người chất vài trăm viên đá lớn vào một chiếc ghe rất to, có sức chở rất lớn - thì vài trăm viên đá ấy có chìm không, Đại vương? - Thưa không.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 68-69-70. Trí nhớ

68. Trí nhớ - Thưa đại đức, nếu mình nhớ lại được một việc làm từ lâu xưa, không biết là do gì? - Do trí nhớ, tâu đại vương . - Thế mà trẫm nghĩ, nhớ được là do tâm. - Nếu đại vương nghĩ là do tâm, vậy có việc gì trong quá khứ mà đại vương quên chăng? - Có rất nhiều chuyện đã quên. - Đã nhớ là do tâm mà sao lại quên? Hay khi làm những việc ấy, đại vương làm với vô tâm? - Không phải vậy, làm với hữu tâm. - Đã "có tâm" mà sao tâm lại không nhớ?