Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 4. Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Tăng Chi Bộ - Ước nguyện

(I) (71) Ước Nguyện 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 2. - Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầu đủ giới bổn Pàtimokkha. Hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp.

Kinh Tăng Chi Bộ - Tổn giảm và không tổn giảm

(VII) (67) Tại Nalakapàna (1) 1. Một thời, Thế Tôn bộ hành giữa dân chúng Kosala, với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến tại một thị trấn của dân chúng Kosala tên là Nalakapàna. Tại đấy, Thế Tôn trú ở rừng Palàsa, tại Nalakapàna. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày trai giới Uposatha, Thế Tôn đang ngồi, có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau phần lớn của đêm, thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị Tỷ-kheo với pháp thoại; sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, thật yên lặng, nói với Tôn giả Sàriputta: - Này Sàriputta, chúng Tỷ-kheo không có hôn trầm thụy miên. Này Sàriputta, hãy thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo. Lưng Ta đau mỏi, Ta sẽ nằm duỗi lưng.

Kinh Tăng Chi Bộ - Lạc và Khổ

(V) (65) Lạc Và Khổ (1) 1. Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha, tại làng Nàlàka. Rồi du sĩ Sàmandakàni đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sámandakàni nói với Tôn giả Sàriputta: - Thưa Hiền giả Sàriputta, thế nào là lạc, thế nào là khổ? 2. - Này Hiền giả, tái sanh là khổ, không tái sanh là lạc. Khi có tái sanh, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này: Lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện, xúc chạm với lửa, xúc chạm với trượng, xúc chạm với kiếm. Cho đến bà con và bạn bè, khi gặp nhau, hội ngộ với nhau cũng não hại. Này Hiền giả, tái sanh là khổ, khi có tái sanh, chờ đợi là khổ này. 3. Khi không có tái sanh, này Hiền giả, chờ đợi là lạc này: Không lạnh, không nóng, không đói, không khát, không đại tiện, không tiểu tiện, không có xúc chạm với lửa, không có xúc chạm với trượng, không có

Kinh Tăng Chi Bộ - Đạt được cứu cánh

(III) (63) Cứu Cánh 1. - Này các Tỷ-kheo, những ai đặt sự cứu cánh ở nơi Ta, tất cả những người ấy đầy đủ chánh kiến. Với những người đầy đủ chánh kiến ấy, năm hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh. Và năm hạng người nào, đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây? 2. Hạng trở lui nhiều nhất là bảy lần, hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng Nhất lai, và vị nào là vị A-la-hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh?

Kinh Tăng Chi Bộ - Thức ăn của Hữu Ái

(II ) (62) Hữu Ái 1. - Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của hữu ái không thể nêu rõ để có thể nói: "Trước điểm này, hữu ái không có, rồi sau mới có". Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ: "Do duyên này, hữu ái có mặt". Này các Tỷ kheo, Ta nói rằng hữu ái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho hữu ái? Vô minh, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy.

Kinh Tăng Chi Bộ - Thức ăn của Vô Minh và Thức ăn của Minh giải thoát

(I) (61) Vô Minh 1. - Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói: "Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ: "Do duyên này, vô minh (có mặt)". Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái? Ba ác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành? Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 Tưởng

(X) (60) Girimananda 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimànanda bị bịnh, khổ đau, bị trọng bịnh. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 2. - Tôn giả Girimànanda, bạch Thế Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến Tôn giả Girimànanda, vì lòng từ mẫn. - Này Ananda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra: Tỷ-kheo Girimànanda sau khi được nghe mười tưởng, bệnh của vị ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức! Thế nào là mười? 3. Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận, tưởng từ bỏ, tưởng đoạn diệt, tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường trong tất cả hành, tưởng niệm hơi thở vô hơi thở ra. Và này Ananda, thế nào là tưởng vô thường?

Kinh Tăng Chi Bộ - Lấy Niết bàn làm cứu cánh

(VIII) (58) Lấy Căn Bản Nơi Thế Tôn 1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi như sau: "Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh? " Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

Kinh Tăng Chi Bộ - Tu tập Tưởng bất tịnh

(VI) (56) Tưởng (1) 1. - Này các Tỷ-kheo, mười tưởng này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là mười? 2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt.

Kinh Tăng Chi Bộ - Tổn giảm và không tổn giảm

(V) (55) Tổn Giảm 1. Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo: - Này chư Hiền Tỷ-kheo. - Thưa vâng, Hiền giả. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau: 2. - Có người bản tánh là tổn giảm, có người bản tánh là không tổn giảm, này chư Hiền, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, này chư Hiền, người bản tánh là tổn giảm được Thế Tôn nói đến? Cho đến như thế nào, này chư Hiền, người bản tánh là không tổn giảm được Thế Tôn nói đến?

Kinh Tăng Chi Bộ - Nên sử dụng và không nên sử dụng

(VI) (54) Tịnh Chỉ  1. - Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, thời cũng phải nguyện rằng: "Ta sẽ thiện xảo trong hành tướng tâm của ta". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thiện xảo trong hành tướng tâm của mình?  2. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đàn bà hay một người đàn ông, còn trẻ, trong tuổi thanh niên, ưa muốn trang điểm, quán sát hình ảnh mặt mình trong tấm gương thanh tịnh trong sáng, hay trong một bát nước trong. Nếu thấy trên mặt có một hột bụi hay dấu nhớp gì, người ấy cố gắng đoạn trừ hột bụi ấy hay dấu nhớp ấy. Nếu không thấy hột bụi hay dấu nhớp, người ấy hoan hỷ thỏa mãn: "Thật lợi đắc cho ta! Ta thật là trong sạch! ". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như vậy được nhiều lợi ích trong các thiện pháp: "Có phải ta được lợi đắc nội tâm tịnh chỉ, hay ta không được lợi đắc nội tâm tịnh nhỉ? Có phải ta được tăng thượng tuệ pháp

Kinh Tăng Chi Bộ - Quán sát Tâm

(I) (51) Tâm Của Mình (1) 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, không thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thời cần phải nguyện rằng: "Ta sẽ thiện xảo trong hành tướng tâm của ta." Như vậy, các Tỷ-kheo các Thầy cần phải học tập. Và này các Tỳ kheo, như thế nào, Tỷ-kheo thiện xảo trong hành tướng tâm của mình?

Kinh Tăng Chi Bộ - Mười pháp tạo thành tương ái

(X) (50) Ðấu Tranh 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, cùng nhau ngồi hội họp trong hội trường, cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, sống đả thương nhau với binh khí miệng lưỡi. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến. Ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, nay các thầy họp, bàn đến vấn đề gì? Câu chuyện gì giữa các Thầy đã bị gián đoạn? - Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi hội họp trong hội trường, cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, sống đả thương nhau với binh khí miệng lưỡi. - Này các Tỷ-kheo, thật là không xứng đáng cho các Thầy, các thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với binh khí miệ

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 pháp luôn luôn quan sát

(VIII) (48) Các Pháp 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, vị xuất gia phải luôn luôn quán sát. Thế nào là mười? 2. Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: "Ta nay đi đến tình trạng là người không có giai cấp" (mất hết giai cấp). Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: "Ðời sống của ta tùy thuộc vào người khác." Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: "Nay cử chỉ uy nghi của ta cần phải thay đổi!" Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: "Không biết tự ngã có chỉ trích ta về giới hạnh không?" Vị xuất gia cần luôn luôn quán sát: "Không biết các đồng Phạm hạnh có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ trích ta về giới hạnh không?" Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: "Mọi sự vật khả ái, khả ý của ta bị đổi khác, bị biến hoại". Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: "Ta là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ quy hướng của nghiệp; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiệ

Kinh Tăng Chi Bộ - Nguyên nhân của ác nghiệp và thiện nghiệp

(VII) (47) Mahàli 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, tại ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàli người Licchavi, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahàli người Licchavi bạch Thế Tôn: 2.- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm? - Này Mahàli, do nhân tham, do duyên tham, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahali, do nhân sân, do duyên sân, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Do nhân si, do duyên si, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, do nhân phi như lý tác ý, do duyên phi như lý tác ý, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, do nhân tâm tà hướng, do duyên tâm tà hướng, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 nguy hại khi vào hậu cung của vua

(V) (45) Ði Vào Hậu Cung 1. - Này các Tỷ-kheo, vào hậu cung của vua có mười nguy hại này. Thế nào là mười? 2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua đang ngồi với hoàng hậu. Khi thấy Tỷ-kheo, hoàng hậu mỉm cười; hay khi thấy hoàng hậu, Tỷ-kheo mỉm cười. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: "Chắc những người này đã làm hay sẽ làm (tội lỗi) gì? " Này các Tỷ-kheo, đây là nguy hại thứ nhất khi vào hậu cung của vua. 3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua bận nhiều công việc, bận nhiều công việc phải làm, đi đến với một cung nữ rồi quên. Cung nữ ấy có thai. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là nguy hại thứ hai khi vào các hậu cung của vua.

Kinh Tăng Chi Bộ - Khi muốn buộc tội người khác

(IV) (44) Tại Kusanàrà 1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kusanàrà, trong khóm rừng Baliharana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 2. - Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người khác sau khi quán sát nội trú thân năm pháp, sau khi khiến năm pháp an trú nội thân, rồi hãy buộc tội người khác. Thế nào là năm pháp cần phải quán sát nội thân? 3. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, trong khi buộc tội người khác, cần quán sát như sau: "Ta có thân hành thanh tịnh hay không? Ta có thành tựu thân hành thanh tịnh không có sứt mẻ, không có uế nhiễm hay không? Ta có pháp này hay không có?" Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thân hành không có thanh tịnh, không thành tựu thân hành thanh tịnh, có sứt mẻ, có uế nhiễm, có người sẽ nói về vị ấy như sau: "Tôn giả hãy học tập về thân". Như vậy các Tỷ-kheo nói với vị ấy.

Kinh Tăng Chi Bộ - Ta tuyên bố Bát niết bàn

(IX) (29) Người Kosalà 1. - Này các Tỷ-kheo, xa trông như thế nào là nước Kàsi Kosalà, xa rộng như thế nào, là sự trị vì của vua Pasanadi nước Kosalà, trong phạm vi như vậy, vua Pasenadi nước Kosalà được xem là tối thượng. Tuy vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vua Pasenadi, nước Kosalà có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong (vấn đề) ấy; do nhàm chán trong (vấn đề) ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.

Kinh Tăng Chi Bộ - Cần phải đoạn tận

(III) (23) Với Thân 1. - Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận với thân, không phải với lời. Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận với lời, không phải với thân. Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận không phải với thân, không phải với lời mà sau khi thấy cần phải đoạn tận với trí tuệ.

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 Như Lai lực

(I) (21) Con Sư Tử 1. - Này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, vào buổi chiều, từ hang đi ra. Sau khi từ hang đi ra, nó duỗi chân; sau khi duỗi chân, nó nhìn xung quanh bốn phương, sau khi nhìn xung quanh bốn phương, nó rống lên ba lần tiếng rống con sư tử; sau khi rống ba lần tiếng rống con sư tử, nó ra đi tìm mồi. Vì sao? Nó rống với ý nghĩ: "Mong rằng ta không làm tàn hại các loài thú nhỏ đi lạc đường." Này các Tỷ-kheo, con sư tử là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. "Này các Tỷ-kheo, Như Lai thuyết pháp trong hội chúng, đây chỉ cho tiếng rống con sư tử. Này các Tỷ-kheo, có mười Như Lai lực này của Như Lai, thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Pháp luân. Thế nào là mười? 2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Như vậy, chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình