Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn 3. Kinh Tương Ưng Bộ

Kinh Tương Ưng Bộ - Khi nào thuyết pháp

VII. Thuyết Pháp (S.iv,314) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba. 2) Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn sống vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đối với tất cả chúng sanh và loài hữu tình? -- Ðúng vậy, này Thôn trưởng, Như Lai sống vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đối với tất cả chúng sanh và loài hữu tình. 4) -- Nhưng vì sao, bạch Thế Tôn, đối với một số người, Thế Tôn thuyết pháp một cách hoàn toàn trọn vẹn; đối với một số người, Thế Tôn thuyết pháp không hoàn toàn trọn vẹn như vậy?

Kinh Tương Ưng Bộ - Cầu khẩn

VI. Người Ðất Phương Tây hay Người Ðã Chết (S.iv,311) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba. 2) Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn trú đất phương Tây, mang theo bình nước, đeo vòng hoa huệ (sevàla), nhờ nước được thanh tịnh. Những người thờ lửa, khi một người đã chết, đã mệnh chung, họ nhắc bổng và mang vị ấy ra ngoài (uyyàpenti), kêu tên vị ấy lên, và dẫn vị ấy vào Thiên giới. Còn Thế Tôn, bạch Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Thế Tôn có thể làm như thế nào cho toàn thể thế giới, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này? 4) -- Vậy, này Thôn trưởng, ở đây, Ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn hãy trả lời. 5) Này Thôn trưởng, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, một người sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai

Kinh Tương Ưng Bộ - Nghiệp của Võ sỹ

III. Yodhàjivo (Kẻ chiến đấu) (S.vi,308) 1) ... 2) Rồi chiến đấu sư Yodhàjivo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, chiến đấu sư bạch Thế Tôn: -- Con được nghe, bạch Thế Tôn, các vị Ðạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các chiến đấu viên, nói rằng: "Vị chiến đấu viên nào trong chiến trường, hăng say, tinh tấn; do hăng hay tinh tấn như vậy, bị người khác tàn sát, đánh bại; vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên tên là Saràjità". Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào? -- Thôi vừa rồi, này Chiến đấu sư. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.

Kinh Tương Ưng Bộ - Nghiệp của vũ kịch

II. Puta (S.iv,306) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 2) Rồi Talaputa, nhà vũ kịch sư (natagàmani), đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi một bên, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn: -- Con được nghe, bạch Thế Tôn, các vị Ðạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: "Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cọng trú với chư Thiên hay cười (pahàsadeve)". Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào? -- Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tàn bạo và Hiền lành

I. Canda (Tàn bạo) (S.iv,305) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Rồi thôn trưởng Canda bạch Thế Tôn: -- Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì ở đây, có người được gọi tên là tàn bạo? Do nhân gì, do duyên gì ở đây, có người được gọi là hiền lành (sùrato)? 4) -- Ở đây, này Thôn trưởng, có người tham dục (ràyo) chưa được đoạn tận. Do tham dục (ràga) chưa được đoạn tận, người ấy bị người khác làm cho phẫn nộ. Do bị người khác làm phẫn nộ nên phẫn nộ hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là tàn bạo. Sân chưa được đoạn tận. Do sân chưa được đoạn tận, người ấy bị người khác làm cho phẫn nộ. Do bị người khác làm cho phẫn nộ nên phẫn nộ hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là tàn bạo. Si chưa được đoạn tận. Do si chưa được đoạn tận, người ấy bị người khác làm cho phẫn nộ. Do bị người khác làm cho phẫn nộ nên phẫn nộ hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là tàn bạo.

Tương Ưng Bộ - Lõa thể Kassapa

IX. Acela (Lõa thể) (S.iv,300) 1). .. 2) Lúc bấy giờ lõa thể Kassapa đã đi đến Macchikàsanda, một bạn cũ của gia chủ Citta khi còn là gia chủ. 3) Gia chủ Citta nghe lõa thể Kassapa, một bạn cũ của mình khi còn là gia chủ, đã đến Macchikàsanda. Rồi gia chủ Citta đi đến lõa thể Kassapa; sau khi đến, nói lên với lõa thể Kassapa những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. 4) Ngồi một bên, gia chủ Citta nói với lõa thể Kassapa: -- Tôn giả Kassapa, Tôn giả xuất gia đã bao lâu? -- Này Gia chủ, ta đã xuất gia khoảng ba mươi năm. 5) -- Thưa Tôn giả, trong ba mươi năm ấy, Tôn giả có chứng được pháp thượng nhơn nào, tri kiến thù thắng nào xứng đáng bậc Thánh và được lạc trú? -- Này Gia chủ, trong suốt ba mươi năm ấy, ta không chứng được và không được lạc trú một pháp thượng nhân nào, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh, ngoại trừ sự lõa thể, sự trọc đầu, sự phủi bụi và đất cát (pàvàlanipphotan

Kinh Tương Ưng Bộ - Diệt thọ tưởng định

VI. Kàmabhù (2) (S.iv,193) 1) Một thời Tôn giả Kàmabhù trú tại Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka. 2) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Kàmabhà; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Kàmabhù, rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa Tôn giả Kàmabhù: -- Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu hành tất cả? -- Này Gia chủ có ba hành: thân hành, khẩu hành và ý hành. -- Lành thay, bạch Thượng tọa. Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kàmabhù nói, rồi hỏi thêm Tôn giả Kàmabhù một câu nữa: -- Bạch Thượng tọa, thế nào là thân hành? Thế nào là khẩu hành? Thế nào là ý hành? -- Hơi thở vô, hơi thở ra, này Gia chủ, là thân hành. Tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ là ý hành. -- Lành thay, bạch Thượng tọa.

Kinh Tương Ưng Bộ - Trưởng lão Isidatta

II. Isidattà (1) (S.iv,283) 1) Một thời, nhiều Tỷ-kheo trưởng lão trú ở Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka. 2) Rồi cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão: -- Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con. Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời. 4) Rồi cư sĩ Citta, sau khi biết các Tỷ-kheo trưởng lão đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão, thân phía hữu hướng về các vị rồi ra đi. 5) Các vị Tỷ-kheo trưởng lão, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của cư sĩ Citta; sau khi đến, ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn. 6) Cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên. 7) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với Tôn giả Thera: -- Thưa Tôn giả Thera, "Giới sai biệt, giới

Kinh Tương Ưng Bộ - Các bậc Thiền

I. Với Tầm (S.iv,262) 1) Một thời Tôn giả Mahà Moggalàna trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. 2) Ở đấy, Tôn giả Mahà Moggalàna gọi các Tỷ-kheo: -- Này chư Hiền Tỷ-kheo. -- Thưa Hiền giả. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahà Moggalàna. 3) Tôn giả Mahà Moggalàna nói như sau: -- Ở đây, này chư Hiền, trong khi tôi độc cư Thiền tịnh, tâm tưởng tư duy như sau được khởi lên nơi tôi: "Thiền thứ nhất, Thiền thứ nhất", được gọi là như vậy. Thế nào là Thiền thứ nhất? 4) -- Này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Ðây gọi là Thiền thứ nhất. 5) Rồi này chư Hiền, tôi ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với dục (kàma) được tác ý và hiện hành (samudàcaranti). 6) Rồi này chư Hiền, Thế T

Kinh Tương Ưng Bộ - Niết bàn - A la hán

I. Nibbàna (Niết-bàn) (S.iv,251) 1) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha (Ma-kiệt-đà), làng Nàlaka. 2) Rồi du sĩ Jambukhàdaka đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi một bên, du sĩ Jambukhàdaka nói với Tôn giả Sàriputta: -- "Niết-bàn, Niết-bàn", này Hiền giả Sàriputta, như vậy được nói đến. Này Hiền giả, thế nào là Niết-bàn? -- Này Hiền giả, đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Thanh tịnh, không liên hệ đến vật chất

29. IX. Thanh Tịnh, Không Liên Hệ Ðến Vật Chất (S.iv,235) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, có ba thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, đây là ba thọ. 3) Này các Tỷ-kheo, có hỷ liên hệ đến vật chất, có hỷ không liên hệ đến vật chất, có hỷ không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại hỷ không liên hệ đến vật chất kia; có lạc liên hệ đến vật chất, có lạc không liên hệ đến vật chất, có lạc không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại lạc không liên hệ đến vật chất kia; có xả liên hệ đến vật chất, có xả không liên hệ đến vật chất, có xả không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại xả không liên hệ đến vật chất kia; có giải thoát liên hệ đến vật chất, có giải thoát không liên hệ đến vật chất, có giải thoát không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại giải thoát không liên hệ đến vật chất kia.

Kinh Tương Ưng Bộ - 2 thọ hay 3 thọ?

19. IX. Năm Vật Dụng (S.iv,223) 1) ... 2) Rồi người thợ mộc Pancakanga đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Udàyi rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thợ mộc Pancakanga thưa với Tôn giả Udàyi: -- Thưa Tôn giả Udàyi, Thế Tôn dạy có bao nhiêu thọ? -- Có ba thọ, này Pancakanga, được Thế Tôn nói đến: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ba thọ này, này Pancakanga, được Thế Tôn nói đến. 4) Ðược nghe nói vậy, thợ mộc Pancakanga thưa với Tôn giả Udàyi: -- Thưa Tôn giả Udàyi, Thế Tôn không dạy ba thọ. Thế Tôn dạy chỉ có hai thọ: lạc thọ và khổ thọ. Còn về bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn dạy thuộc vào tế nhị lạc thọ.

Kinh Tương Ưng Bộ - 3 cảm thọ

11. I. Sống Một Mình (S.iv,216) 1) ... 2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: -- Ở đây, bạch Thế Tôn, khi con sống một mình, Thiền tịnh, tâm tư như sau được khởi lên: "Thế Tôn dạy có ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ". Ba thọ này được Thế Tôn thuyết dạy. Nhưng Thế Tôn lại nói: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ". Do liên hệ đến cái gì, lời nói này được Thế Tôn nói lên: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ"? 4) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Này Tỷ-kheo, Ta nói rằng có ba thọ này: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ba thọ này được Ta nói đến. Nhưng này Tỷ-kheo, Ta lại nói: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ". Chính vì liên hệ đến tánh vô thường của các hành mà lời ấy được Ta nói lên: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ". Chính vì liên

Kinh Tương Ưng Bộ - Chánh niệm tỉnh giác

7. VII. Tật Bệnh (S.iv,210) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Vesali, Ðại Lâm, tại giảng đường của Ngôi nhà có Nóc nhọn. 2) Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến gian phòng chữa bệnh; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến (khi mệnh chung). Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông. 3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm. Sống quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm. 4) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tương Ưng Bộ - Đoạn tận khổ đau

3. III. Ðoạn Tận (S.iv,205) 1-2) ... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có ba thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, tham tùy miên đối với lạc thọ cần phải đoạn tận. Sân tùy miên đối với khổ thọ cần phải đoạn tận. Vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ cần phải đoạn tận. 5) Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, đoạn tận sân tùy miên đối với khổ thọ, đoạn tận vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ; thời này các Tỷ-kheo, sự từ bỏ tham tùy miên của Tỷ-kheo được gọi là chánh kiến, ái được đoạn tận, kiết sử được hủy hoại. Với minh kiến chơn chánh đối với ngã mạn (sammà mànabhisamayà), vị ấy đoạn tận khổ đau.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ bó lúa

207. XI. Bó Lúa (S.iv,201) 1-2) ... 3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một bó lúa quăng tại ngã tư đường, rồi sáu người đến, tay cầm cái đập và họ đập bó lúa ấy với sáu cái đập (vyàkggì) Như vậy, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy được khéo đập với sáu cái đập ấy. Rồi một người thứ bảy đến, tay cầm cái đập, và người ấy đập bó lúa ấy với cái đập thứ bảy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy lại càng được khéo đập với cái đập thứ bảy. 4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu bị đập trong con mắt bởi những sắc khả ái và không khả ái... bị đập trong lưỡi bởi những vị khả ái và không khả ái... bị đập trong ý bởi những pháp khả ái và không khả ái. Này các Tỷ-kheo, nếu kẻ vô văn phàm phu ấy lại nghĩ đến tái sanh trong tương lai, như vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si ấy lại càng bị khéo đập hơn nữa. Ví như, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy lại được đập với cái đập thứ bảy nữa.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ sáu sinh vật

206. X. Sáu Sanh Vật (S.iv,198) 1-2) ... 3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người thân bị thương tích, thân bị lở loét, đi vào một khu rừng đầy gai góc. Cỏ và gai đâm thủng chân người ấy, và cào rách thân lở loét của người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy do nhân duyên ấy còn cảm thọ khổ ưu nhiều hơn nữa. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có Tỷ-kheo đi vào làng hay đi vào rừng gặp người chỉ trích Tỷ-kheo ấy, và người chỉ trích nói rằng: "Tôn giả làm như vậy, sở hành như vậy là gai bất tịnh trong làng". Biết rằng vị ấy là gai, sau khi biết như vậy, cả hai (người Tỷ-kheo và người chỉ trích) cần phải hiểu là không hộ trì và có hộ trì. 4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không hộ trì? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, thiên chấp sắc khả ái, ghét bỏ sắc không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên không được đoạn diệt khô

Kinh Tương Ưng Bộ - Đờn Tỳ Bà

205. IX. Ðờn Tỳ Bà (S.iv,195) 1-2) ... 3) --Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào đối với các sắc do mắt nhận thức có khởi lên dục (chanda), tham, sân, si hay hận tâm; hãy ngăn chận tâm đừng cho khởi lên như vậy. Con đường này là con đường đầy sợ hãi, đầy kinh khủng, đầy gai góc, đầy rừng rậm, con đường ác, con đường tà, con đường đầy trộm cướp. Con đường này là con đường do phi thiện nhân dùng, không phải con đường do thiện nhân dùng. Như vậy, với ý nghĩ: "Ðây không phải con đường xứng đáng cho ta". Hãy ngăn chận tâm đừng cho khởi lên như vậy đối với các sắc do mắt nhận thức... Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào đối với các vị do lưỡi nhận thức... đối với các pháp do ý nhận thức, có khởi lên dục, tham, sân, si hay hận tâm; hãy ngăn chận tâm đừng cho khởi lên như vậy. Con đường này là con đường đầy sợ hãi, đầy kinh khủng, đầy gai góc, đầy rừng rậm, con đường ác, con đường tà, con đường đầy trộm cướp. Con đường này là con đường do phi thiện nhân dùng, k