Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [31] Nghiệp chuyển lên và Nghiệp chuyển xuống

[31] Nghiệp chuyển lên và Nghiệp chuyển xuống "Chúng sanh lên cao hay xuống thấp là do nơi Nghiệp." -- Trung A Hàm ________________________________________ Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sanh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử có thể không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra. Hình thể vật chất mà xuyên qua đó sự liên tục của đời sống được cụ thể hóa chỉ là những biểu hiện hữu hình và nhất thời của nghiệp lực. Thân hiện tại không phải là cái biến thể của xác quá khứ mà là kế nghiệp, là cái hình thể khác biệt, tiếp nối hình thể quá khứ. Cả hai nối liền nhau trong một dòng nghiệp lực. Một luồng điện có thể biển hiện kế tiếp dưới hình thức ánh sáng, rồi hơi nóng, hay sự di động. Không phải ánh sáng trở thành hơi nóng, hay hơi nóng trở thành sự di động. Cùng một lối ấy, nghiệp lực có thể biển hiện dưới hình thức một vị Trời, một người, một con thú

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [30] Trách nhiệm tinh thần

[30] Trách nhiệm tinh thần "Chính ta làm cho ta ô nhiễm,  Chính ta làm cho ta trong sạch." -- Kinh Pháp Cú ________________________________________ Có phải chính người hành động (tạo nghiệp) gặt quả trong kiếp tương lai? [1] Nói một cách tuyệt đối rằng chính người gieo nhân sẽ gặt quả là một cực đoan, mà nói rằng người gieo nhân và người gặt quả là hai người hoàn toàn khác biệt là rơi vào một cực đoan khác. Tránh hai cực đoan trên, Đức Phật truyền dạy một Giáo Pháp "Trung Đạo" căn cứ trên lý Nhân Quả: "Không tuyệt đối là một người, cũng không phải là hai người hoàn toàn khác biệt" (Naca so, naca anno), Đại đức Budhhaghosa viết như vậy trong sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga). Sự biến thể của loài tằm có thể là một thí dụ. Khởi đầu là một cái trứng. Trứng nở ra tằm. Tằm thành nhộng, nhộng thành bướm và bướm đẻ trứng. Trong trường hợp nầy, sự biến thể diễn tiến trong một kiếp sống. Và trong một kiếp sống, bướm không tuyệt đố

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [29] Cái gì đi tái sanh? (Lý Vô Ngã)

[29] Cái gì đi tái sanh? (Lý Vô Ngã) "Không là một, cũng không phải khác." -- Thanh Tịnh Đạo ________________________________________ Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cửu hay một bản ngã trường tồn mà con người đã thọ lãnh một cách bí ẩn, từ một nguồn gốc cũng không kém bí ẩn. Một linh hồn mà trường cửu tất nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả định là phần tinh túy của con người là trường tồn vĩnh cửu thì linh hồn không thể tái sanh hay hoại diệt, mà ta không thể giải thích vì sao "từ lúc sơ khởi, linh hồn nầy lại khác biệt rất xa với linh hồn kia."

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [28] Hiện tượng Tái Sanh

[28] Hiện tượng Tái Sanh "Đống xương tàn (của tất cả thể xác) của một người, Xuyên qua các kiếp sống nầy trong một chu kỳ, Có thể cao vọi như một ngọn núi - Bậc cao minh nói như vậy." -- Itivuttaka ________________________________________ Theo triết học Phật Giáo (Vi Diệu Pháp, Abhidhamma), ba hiện tượng có thể xuất hiện cho con người thấy trong giai đoạn hấp hối là: Nghiệp (Kamma), Hiện Tượng Của Nghiệp (Kamma Nimita), và Biểu Hiện Lâm Chung (Gati Nimitta). Kamma (Nghiệp) là vài hành động tốt hay xấu trong đời sống hoặc ngay trước phút lâm chung. Nếu người hấp hối đã phạm một trong năm trọng tội (Garuka Kamma, ngũ nghịch trọng tội: giết cha, giết mẹ, giết một vị A La Hán, làm tổn thương Đức Phật và chia rẽ Tăng Chúng), hoặc người ấy đã đắc một trong các tầng Thiền-na (Jhana), thì chứng nghiệm hiện tượng Kamma trước khi chết. Những hành động thiện hay bất thiện đặc biệt ấy có năng lực thật mạnh, chen vào, áp đảo tất cả các hành động khác và biểu h

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [27] Những Cảnh Giới

[27] Những Cảnh Giới "Không thể đi đến mức cùng tận của thế gian". -- Tăng Nhứt A Hàm ________________________________________ Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ trong vũ trụ bao la, không phải là nơi duy nhất trên đó có sanh linh, mà con người cũng không phải là chúng sanh duy nhất. Chúng sanh vô cùng tận, mà hệ thống tinh tú cũng vô cùng tận. "Bào thai không phải là con đường duy nhất để đi tái sanh" . Ta cũng có thể đi mãi đến mức cùng tận của thế gian [1]. Đức Phật dạy như vậy. Tùy theo nghiệp thiện hay bất thiện đã tạo, chúng sanh có thể tái sanh vào một trong ba mươi mốt (31) cảnh giới.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [26] Những hình thức Sanh và Tử

[26] Những hình thức Sanh và Tử "Mãi mãi hạng thiển trí tìm đi tái sanh, Mãi mãi sanh đến, rồi tử đến, Mãi mãi người khác đưa ta đến mồ." -- Tạp A Hàm ________________________________________

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [25] Thập Nhị Nhân Duyên

[25] Thập Nhị Nhân Duyên "Không thể tìm ra một Tạo Hóa, một Brahma, hay một vị nào khác, làm chủ vòng luân chuyển của đời sống (Thập Nhị Nhân Duyên). Chỉ có những hiện tượng diễn tiến tùy duyên!" -- Thanh Tịnh Đạo ________________________________________ Tiến trình của hiện tượng tái sanh được Đức Phật giải thích đầy đủ trong Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada). Paticca là "bởi vì" hay,"bởi", hay "tùy thuộc nơi". Samuppada là "phát sanh", hay "khởi đầu". Chiếu y theo ngữ nguyên, danh từ ấy là "phát sanh bởi vì", hay "phát sanh tùy thuộc", Paticca Samuppada áp dụng cho trọn công thức nhân quả gồm tất cả 12 nhân và quả liên quan với nhau, Phạn ngữ gọi là Paccaya và Paccayuppanna, nhân tạo duyên cho quả trổ sanh. Nên hiểu phương pháp tương quan của Paticca Samuppada (Thập Nhị Nhân Duyên) như sau: - Bởi vì có A nên B phát sanh, bởi vì có B nên C phát sanh. Khi nào không có A tất nhiê

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [24] Do đâu tin có Tái Sanh?

[24] Do đâu tin có Tái Sanh? "Như Lai đã nhớ lại nhiều kiếp sống trong quá khứ" -- Trung A Hàm ________________________________________ Do đâu ta tin có tái sanh? Đối với người Phật tử, Đức Phật có đủ uy quyền nhất để thuyết minh vấn đề Tái Sanh. Chính trong đêm Ngài đắc Quả Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc canh một, Đức Phật chứng ngộ Túc Mạng Minh là tuệ biết rỏ những kiếp quá khứ . Ngài nói: "Như Lai đã nhớ lại nhiều kiếp sống trong quá khứ như thế nầy: trước hết một kiếp, rồi hai kiếp, rồi ba, bốn, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi, rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn kiếp v.v... " [1] Vào canh hai, Đức Phật chứng đắc Thiên Nhãn Minh, nhận thấy chúng sanh chết từ kiếp sống nầy tái sanh vào một kiếp sống khác. Ngài chứng kiến cảnh tượng "kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người khốn khổ, chúng sanh hoại diệt và tái sanh, tùy hành vi tạo tác của mỗi người". Đó là những Phật ngôn đề cập đến vấn đề tái sanh. Những

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [23] Đức Phật và vấn đề Thần Linh Tạo Hóa

[23] Đức Phật và vấn đề Thần Linh Tạo Hóa "Ta liệt Brahma vào hạng bất công đã tạo nên một thế gian hư hỏng."  -- Túc Sanh Truyện. ________________________________________ Phạn ngữ (Pali) tương đương với danh từ "Tạo Hóa" trong các tôn giáo khác là Issara (Sanskrit, Bắc Phạn, là Isvara), hay Brahma. Trong toàn bộ Tam Tạng, tuyệt đối không có đoạn nào đề cập đến sự hiện hữu của một Tạo Hóa. Nhiều lần Đức Phật phủ nhận một linh hồn trường cửu (atta). Ngài tuyệt nhiên không chấp nhận có một đấng Tạo Hóa, bất luận dưới một hình thức, một năng lực hay một chúng sanh.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [22] Khởi thủy của đời sống là gì?

[22] Khởi thủy của đời sống là gì? "Nầy hỡi các đệ tử, khởi điểm của một cuộc hành trình xa xôi nầy thật không thể quan niệm được. Chúng sanh bị bao trùm kín mít trong màng Vô Minh. Bị dây Ái Dục trói buộc chặt chẽ, không thể khám phá khởi điểm của cuộc luân chuyển triền miên, cuộc hành trình vô định." -- Tạp A Hàm ________________________________________

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [21] Tính chất của Nghiệp

[21] Tính chất của Nghiệp "Gieo giống nào, gặt giống nấy." -- Tạp A Hàm ________________________________________ Chúng ta có phải gặt hái tất cả những nhân đã gieo không? Không nhất thiết phải như thế. Trong bộ Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, Đức Phật dạy: "Nếu có ai cho rằng con người phải gặt hái trọn hậu quả theo tất cả những hành động trong quá khứ thì không thể có đời sống đạo đức, và con người cũng không thể có cơ hội tận diệt phiền não: Nhưng nếu nói rằng quả phải gặt tương xứng với nhân đã gieo thì ắt có đời sống đạo đức và con người sẽ có cơ hội dập tắt phiền não." [1] Như vậy, theo Phật Giáo có thể uốn nắn, chuyển hoán cái nghiệp, mặc dầu kinh Pháp Cú, câu 127, có dạy: "Không phải bay lên trời cao, lặn xuống biển sâu, hay chui vào hang núi, mà ta có thể tìm được nơi nào trên thế gian nầy để lẫn tránh quả dữ của Nghiệp xấu." Nếu như phải trả quả của tất cả những nghiệp đã tạo trong quá khứ thì chúng sanh ắt phải

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [20] Sự báo ứng của Nghiệp

[20] Sự báo ứng của Nghiệp "Chính Nghiệp dẫn dắt thế gian nầy" -- Atthasalini ________________________________________ Sự báo ứng của Nghiệp là một tiến trình vô cùng phức tạp mà chỉ có Đức Phật mới có thể am tường thấu đáo. Để nhận thức phần nào vấn đề khó khăn ấy, ta cần phải biết lịch trình tiến triển của dòng tư tưởng (citta vithi). Tâm, hay thức, phần tinh túy của cái được gọi là chúng sanh, đóng vai trò tối quan trọng trong guồng máy phức tạp của con người. Chính tâm làm cho ta trong sạch, cũng chính tâm làm cho ta ô nhiễm. Trong thực tế, tâm là người thù nguy hiểm nhất mà cũng là người bạn chí thân của con người.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [19] Nghiệp là gì?

[19] Nghiệp là gì? "Tác ý là Nghiệp" -- Tăng Nhứt A Hàm ________________________________________ Nghiệp (Kamma) Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana). Tư tưởng, lời nói, việc làm, thường khởi xuất do "ý muốn làm" tạo động cơ. Phật Giáo gọi ý muốn làm ấy là Tác ý (cetana). Tất cả những hánh động có tác ý, dầu biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý , đều tạo Nghiệp. Tất cả những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện, đều tạo Nghiệp. Những hành động không có chủ tâm, mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp. Đức Phật dạy: "Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là Nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý" .  [1] Ngoại trừ những hành động của chư Phật và chư vị A La Hán, mỗi hành động có tác ý đều gọi là Nghiệp. Mặc dầu chư Phật và chư vị A La Hán vẫn còn chịu ảnh hưởng của những nhân đã gieo

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [18] Nghiệp Báo

[18] Nghiệp Báo "Tất cả chúng sanh đều có cái nghiệp của mình." -- Trung A Hàm ________________________________________ Định luật nhân quả trong lĩnh vực tinh thần đạo đức là Nghiệp Báo, Kamma [1]. Tái Sanh là hệ luận tự nhiên của Nghiệp. Nghiệp Báo và Tái Sanh là hai giáo lý căn bản trong đạo Phật có liên quan mật thiết với nhau. Từ trước thời Đức Phật, hai học thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh đã được truyền bá sâu rộng tại Ấn Độ. Tuy nhiên, chính Đức Phật đã giải thích tận tường và trình bầy đầy đủ Giáo Pháp cao siêu ấy, đến nay vẫn còn lưu truyền. Vì sao có sự bất đồng trong nhân loại? Ta phải giải thích thế nào những chênh lệch tựa hồ như bất công trong thế gian? Tại sao có hạng người sanh trưởng trong cung điện nguy nga, giàu sang vinh hiển, trí tuệ xuất chúng, đạo hạnh thanh cao, thân hình tráng kiện, trong khí ấy có kẻ khác lại phải chịu sống trong cảnh cùng đinh, cơ hàn khốn khổ? Tại sao người kia có tiền của ức triệu mà người nọ lại t

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [17] Bốn Chân Lý Thâm Diệu hay Tứ Diệu Đế

[17] Bốn Chân Lý Thâm Diệu hay Tứ Diệu Đế "Ánh sáng phát sanh đến Như Lai, rọi rõ những việc trước kia chưa từng được nghe đến." -- Kinh Chuyển Pháp Luân ________________________________________ Chân lý (Sacca) là cái gì thấy sự có. Danh từ Sanskrit (Bắc Phạn), Satya, có nghĩa là một sự kiện hiển nhiên, không còn tranh luận. Theo Phật Giáo, có bốn chân lý như thế, Tứ Diệu Đế [1]. Cả bốn đều liên quan đến cái gọi là chúng sanh. Trong kinh Rohitassa, Đức Phật dạy: "Trong chính tấm thân dài một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng, Như Lai tuyên bố thế gian, nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian. [2] " Trong đoạn kinh này, danh từ"Loka" - được phiên dịch là "Thế gian" - ám chỉ tình trạng đau khổ. Bài kinh quan trọng này đề cập đến bốn chân lý Thâm Diệu (Tứ Diệu Đế) mà chính Đức Phật đã khám phá ra do chính tri kiến trực giác của Ngài. Dầu chư Phật có xuất hiện

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [16] Vài đặc điểm của Phật Giáo

[16] Vài đặc điểm của Phật Giáo " Giáo pháp mà Đức thế tôn khéo giảng dạy và được truyền bá đầy đủ là để tự chứng ngộ, là Giáo Pháp có hiệu năng tức khắc, khuyến khích suy gẫm tìm tòi, dẫn đến nơi (Niết Bàn), để bậc thiện trí am hiểu, mỗi người cho riêng mình." -- Trung A Hàm. ________________________________________ Nền tảng của Phật Giáo Tứ Diệu Đế mà chính Đức Phật đã khám phá và truyền dạy thế gian là đặc điểm chánh yếu mà cũng là nền tảng vững chắc của Phật Giáo. Bốn Chân Lý Thâm Diệu ấy là Khổ (lý do tồn tại của Phật Giáo ), nguồn gốc của sự khổ (ái dục), chấm dứt sự khổ (Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo), và con đường "Trung Đạo". Ba chân lý đầu tiên là phần triết lý của Phật Giáo. Chân lý thứ tư là phần luân lý căn cứ trên triết lý ấy. Tất cả bốn, gồm trọn vẹn giáo lý của Đức Phật, đều tùy thuộc nơi cơ thể vật chất này. Đây là những sự kiện hoàn toàn dính liền với con người và những chúng sanh khác, những sự kiện hiển nhi

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [15] Phật Giáo là gì?

Phần II Phật Pháp Không làm việc ác. Làm những việc thiện. Thanh lọc tâm. Đó là lời dạy của chư Phật. -oOo- [15] Phật Giáo là gì? "Giáo Pháp mà Như Lai đã chứng ngộ qủa thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu." -- Trung A Hàm ________________________________________

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 1 - [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn

[14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn "Mặt trời chiếu sáng ban ngày. Mặt trăng rạng tỏ ban đêm. Nhung giáp và gươm đao chói sáng nhà vua khi lâm trận. Lúc hành thiền, hào quang chư Phạm Thiên chiếu sáng. Nhưng ngày như đêm, Đức Phật rực rỡ sáng lòa trong vinh hạnh."    -- Kinh Pháp Cú ________________________________________ Đức Phật là một nhân vật phi thường. Tuy nhiên, còn mang ngũ uẩn, Ngài vẫn còn bệnh hoạn, già yếu và tịch diệt một ngày nào, như tất cả chúng sanh. Ngài biết đến năm tám mươi tuổi sẽ viên tịch. Vốn người khiêm tốn, Ngài quyết định trút hơi thở cuối cùng trong một làng mạc xa xôi hẻo lánh như Kusinara, thay vì ở các đô thị lớn như Savatthi hay Rajagaha, những nơi mà Ngài thường lưu ngụ và có nhiều tín đồ. Theo lời của chính Đức Phật, lúc tám mươi tuổi, cơ thể của Ngài tựa hồ như "một cái xe quá cũ". Dầu tuổi đã già, sức đã yếu, nhưng với ý chí sắt đá dũng mãnh, Ngài đi bộ trên con đường dài dẵng và khó khăn cùng với vị đệ tử hầu

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 1 - [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật

[13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật "Đức Thế Tôn đã tự giác. Ngài hoằng dương Giáo Pháp Để giác ngộ kẻ khác." -- Majjhima Nikaya ________________________________________ Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhất trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, ngoại trừ những lúc cần phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có quy củ và mực thước. Đời sống bên trong là hành thiền, tĩnh tâm và chúng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Bên ngoài là phục vụ vị tha, nâng đỡ phẩm hạnh của chúng sanh trong khắp thế gian. Chính Ngài tự giác, rồi tận lực cố gắng giác ngộ người khác, dẫn dắt chúng sanh ra khỏi mọi phiền lụy của đời sống.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 1 - [12] Con Đường Hoằng Pháp

[12] Con Đường Hoằng Pháp "Như Lai đã thoát khỏi mọi trói buộc, dầu ở cảnh Trời hay cảnh người. Các con cũng vậy, hỡi các Tỳ Khưu, Đã vượt qua khỏi mọi thằng thúc". -- Mahavagga ________________________________________