Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đường Xưa Mây Trắng

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 41: Thương - Mầm mống của đau khổ

Đường về Savatthi đối với đại đức Sariputta đã trở nên quen thuộc. Trên con đường nầy thầy và cư sĩ Anathapindika đã gây được nhiều niềm tin nơi dân chúng đối với Bụt và giáo đoàn của người. Lần này Bụt đi tới đâu là được dân chúng tiếp đón niềm nở tới đó. Trên tả ngạn con sông Aciravati, có nhiều khu rừng mát mẻ, nơi ấy Bụt và giáo đoàn khất sĩ có thể nghỉ ngơi mỗi tối. Đoàn người chia làm ba nhóm, nhóm của Bụt đi đầu, có thầy Sariputta hướng dẫn, nhóm thứ hai do đại đức Assaji cầm đầu, nhóm thứ ba có đại đức Moggallana chăm sóc. Các đoàn khất sĩ đi rất trang nghiêm, khi khất thực cũng như lúc đi trên đường rất dài. Dân chúng các thôn xóm ven sông thỉnh thoảng được nghe pháp thoại của Bụt hay trên một bờ sông. Ngày tới Savatthi, Bụt và giáo đoàn được hướng dẫn về thẳng Kỳ Viên tức là tu viện Jetavana. Thấy trung tâm tu học được xây dựng và trang bị khéo léo và chu tất. Bụt nhìn Suddatta và ngỏ lời khen ngợi. Suddatta rất sung sướng. Chàng thưa với Bụt rằng đó cũng là nhờ

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 40: Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng

Suddatta đi xem xét nhiều nơi nhưng chưa có nơi nào đẹp đẽ và thanh tịnh bằng khu lâm viên của thái tử Jeta nằm sát thủ đô Savathi. Chàng nghĩ nếu có được khu lâm viên này làm cơ sở lưu trú và hành đạo của Bụt và giáo đoàn thì đạo lý tỉnh thức sẽ được truyền bá sâu rộng trong vương quốc. Suddatta tìm đến thái tử Jeta xin gặp. Hôm ấy trong dinh thự của thái tử có mặt một vị văn quan trong triều mà Suddatta cũng có quen biết. Sau khi chào hỏi thái tử và vị văn quan, Suddatta trình bày ước muốn của mình và xin thái tử nhượng lại cho chàng khu vườn của thái tử để làm cơ sở tu học và hoằng pháp cho Bụt. Thái tử Jeta mới có hai mươi tuổi. Khu vườn này là của vua Pasenadi ban cho chàng năm ngoái.  Thái tử nhìn vị văn quan rồi nhìn Suddatta nói: - Khu vườn ấy là của phụ vương tôi cho tôi, và tôi quý nó như vàng. Nếu ông có đủ vàng lá đem trải đầy khu vườn thì tôi sẽ nhường nó lại cho ông. Thái tử Jeta nói nửa đùa nửa thật nhưng thương gia trẻ tuổi lại không cho đó là chuyện đù

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 39: Ba lần thức dậy trời vẫn chưa sáng

Mùa an cư mới chấm dứt được ba hôm, thì có một người thương gia trẻ tên là Sudatta từ vương quốc Kosala đến thăm Bụt và thỉnh cầu Bụt về vương quốc của chàng để giảng dạy đạo lý tỉnh thức. Sudatta là một thương gia rất giàu có. Chàng cư trú ơ thủ đô Savatthi nơi quốc vương Pasenadi trị vì. Cả vương quốc Kosala đều biết tiếng chàng, và Suddatta nổi tiếng là người biết che chở và bênh vực cho những kẻ nghèo khổ và cô độc.

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 38: Ôi! hạnh phúc!

Bụt đã rời khỏi vương quốc Sakya nhưng người vẫn còn hoằng hóa ở miền Bắc vương quốc Kosala. Người và khoảng một trăm hai mươi vị khất sĩ đang cư trú ở một công viên gần thành phố Anuplya của bộ tộc Malla. Đại đức Sariputta vẫn còn ở bên người. Kaludayi, Nanda và chú tiểu  Rahula cũng ở bên người. Trong thời gian Bụt ở ngoại thành Kapilavatthu, nhiều thanh niên trong hoàng tộc đã đến xin xuất gia với người, phần lớn là xuất thân từ những gia đình có từ ba người con trai trở lên. Sau khi Bụt rời Kapilavatthu được nửa tháng, có hai anh em ruột thuộc dòng họ Sakya cũng muốn đi xuất gia. Nhà của họ giàu lắm. Gia đình có tới ba cơ sở cư trú, một cho mùa Hè, một cho mùa Mưa, và một cho mùa Đông. Hai anh em tên là Mahanama và Anuruddha. Thấy nhiều bạn hữu của mình trong hoàng gia đã đi xuất gia với Bụt, Mahanama cũng muốn được đi xuất gia. Mahanama nghĩ trong gia đình có hai người con trai thì nên đi xuất gia một người thôi, chàng nhường quyền xuất gia cho em. Anuruddha đi tìm mẹ để

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 37: Một niềm tin mới

Nửa tháng sau, vua Suddhodana thỉnh Bụt tới thọ trai trong hoàng cung để vua và hoàng gia lại có cơ duyên được nghe Bụt thuyết pháp. Lần này vua chỉ mời Bụt và đại đức Sariputta chứ không mời tăng đoàn. Vua cũng không mời vị tân khách nào cả. Trong không khí gia đình, Bụt đã giảng dạy về cách theo dõi hơi thở, quán chiếu các cảm thọ, phương pháp đi thiền hành và ngồi thiền tọa. Người dạy dỗ rất kỹ về cách thức quán chiếu để duy trì chánh niệm và an trú trong chánh niệm. Yasodhara, Rahula, Nanda và Sundari Nanda cũng có mặt trong buổi thuyết pháp này. Rahula đặc biệt có cảm tình với thầy Sariputta. Cậu rất ưa đứng gần thầy và nắm lấy tay thầy. Khi Bụt đứng dậy ra về, mọi người đều muốn đưa người ra tới cổng Nam. Bụt trao bình bát cho em là Nanda cầm và chắp tay búp sen chào mọi người. Nanda ôm bát, đợi Bụt chào xong thì trả bát lại, nhưng Bụt không lấy lại bát. Vì thế Nanda mang bát đi theo Bụt về tới tu viện. Về tới tu viện, Bụt bảo Nanda ở lại chơi và sinh hoạt năm bảy hôm tạ

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 36: Bông sen duyên kiếp

Một hôm công nương Yasodhara thỉnh Bụt, đại đức Kaludayi và thầy Nagasamala tới thọ trai ở cung điện riêng của mình. Bà cũng đã mời hoàng hậu. Sau buổi cúng dường, bà đã thỉnh Bụt và hoàng hậu đi ra ngoại thành thăm những xóm nghèo nơi bà đã làm việc cứu tế xã hội trong những năm qua. Các thầy Kaludayi và Nagasamala cũng cùng đi với người, Rahula cũng được đi theo Bụt. Khi Bụt tới nơi, người thấy trẻ con tập hợp đông có tới hàng trăm đứa, thì ra công nương Yasodhara đã triệu tập chúng từ những xóm làng quanh đó. Chỗ tập hợp là gốc cây hồng táo năm xưa, nơi mà Bụt đã ngồi thiền định lần đầu lúc người mới lên chín tuổi. Mới đó mà hai mươi bảy năm trời đã trôi qua. Cây hồng táo đã lớn lên gấp bội. Yasodhara cho Bụt biết là những đứa trẻ Bụt gặp năm xưa nay đã là những người chủ gia đình. Những đứa trẻ mà Bụt được gặp cách đây tám năm bây giờ cũng đã trở thành những chàng trai cao lớn và những cô gái duyên dáng. Phần lớn bọn trẻ mà Bụt gặp hôm nay đều từ bảy tới mười hai tuổi, hầu hết

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 35: Ra nhìn tia nắng sớm

Tin thái tử Siddhatta đi tu đắc đạo đã trở về được truyền đi rất mau trong thành Kapilavatthu. Tin này được xác định bằng sự có mặt của giáo đoàn khất sĩ mỗi buổi sáng ở thành phố và các vùng lân cận thủ đô. Nhiều người đã được trông thấy cảnh tượng những đoàn khất sĩ lặng lẽ và trang nghiêm đi khất thực trên các nẻo đường. Nhiều nhà đã học được cách thức cúng dường thực phẩm cho các vị khất sĩ theo nghi lễ. Nhiều gia đình đã được nghe các vị khất sĩ thuyết pháp. Quốc vương Suddhodana cũng đã ra lệnh dân chúng treo cờ kết hoa vào ngày rước Bụt và giáo đoàn đến hoàng cung thọ trai. Vua cũng đã ra lệnh dựng lên những am thất nhỏ rải rác trong công viên Nigrodha để che nắng che mưa cho Bụt và các vị đệ tử lớn tuổi của người. Ngoài những người có phận sự đến xây dựng am thất, đã có một số các người tìm tới tận công viên Nigrodha để thăm viếng và học hỏi với Bụt và các vị khất sĩ. Nhiều người ở thủ đô quả quyết đã được gặp thái tử Siddhatta trong hình thức tu sĩ trang nghiêm mang bình bát

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 34: Mùa xuân đoàn tụ

Công viên Nigrodha ở về phía Nam Kapilavatthu, cách kinh thành non ba dặm đường, Bụt và các vị khất sĩ tùy tùng nghỉ tại đây, theo lời đề nghị của khất sĩ Kaludayi. Đi theo Bụt về quê hương người có khoảng ba trăm vị khất sĩ do đại đức Sariputta dẫn đầu. Đại đức Moggallana ở lại tu viện Trúc Lâm và cùng các vị cao đức khác như Kondanna với ba anh em khất sĩ Kassapa lãnh đạo và duy trì nếp sống tu học của tu viện. Kaludayi sau khi đã về báo tin cho vua, hoàng hậu và Yasodhara ngày về của Bụt, lại một mình ôm bát ra đi. Lần này thầy không đi với Channa. Thầy đi một mình với tư cách một du tăng, hướng về phương Nam để đón Bụt. Thầy áp dụng phép khất thực của giáo đoàn khất sĩ, ngày đi đêm nghỉ. Chỉ dừng lại các thôn lạc vào giờ khất thực mà thôi. Tới đâu thầy cũng báo tin là thái tử Siddhatta đi tu hành thành đạo sắp sửa trở về. Đi được chín hôm thì thầy gặp Bụt và đoàn khất sĩ từ phương Nam đi lên. Mừng rỡ, thầy gia nhập phái đoàn và cùng đi về hướng Bắc. Bụt và giáo đoà

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 33: Cái đẹp không tàn hại

Một hôm nọ, khi mùa an cư chỉ còn nửa tháng nữa thì được hoàn mãn, có một người thiếu phụ rất đẹp đến viếng thăm Bụt. Người thiếu phụ này đi xe song mã. Hai con ngựa đều trắng và xe cũng sơn màu trắng. Thiếu phụ bước xuống xe cùng với một chàng con trai khoảng mười lăm hay mười sáu tuổi. Thiếu phụ trang sức cực kỳ lộng lẫy và dáng đi rất quý phái. Tại cổng tu viện bà gặp một vị khất sĩ trẻ tuổi và hỏi thăm về Bụt. Vị khất sĩ này hương dẫn bà và cậu thanh niên vào đến tận túp lều của Bụt. Bụt không có đó. Người đang đi thiền hành. Vị khất sĩ mời thiếu phụ và cậu con trai ngồi xuống trên hai chiếc ghế tre đặt trước sân tịnh xá. Chiếc ghế thứ ba là để Bụt ngồi. Một lát sau Bụt về tới, cùng với Kaludayi, Sariputta và thầy thị giả. Thiếu phụ và cậu con trai cùng đứng dậy vái chào người. Bụt mời hai mẹ con an tọa. Người cùng ngồi xuống chiếc ghế đặt sẵn cho người. Người biết đây là ca nương Ambapati và cậu con trai là Jivaka. Kaludayi chưa bao giờ thấy một người đàn bà đẹp như thế v

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 32: Ngón tay chỉ mặt trăng

Một buổi chiều nọ, hai vị đại đức Sariputta và Moggallana đến thăm Bụt nơi tịnh xá của người và giới thiệu với Bụt một người quen thân của họ, du sĩ Dighanakha. Du sĩ Diganakha không phải là đệ tử của đạo sĩ Sanjaya nhưng cũng rất nổi tiếng, Dighanakha là cậu ruột của đại đức Sariputta. Nghe nói hai người thân nhất của mình đã xuất gia theo Bụt, ông tìm tới để hỏi thăm Bụt về giáo pháp của người. Thay vì mô tả và tường thuật, hai vị đưa ông đến trực tiếp gặp Bụt. Diganakha nói với Bụt: - Sa môn Gotama, ngài dạy giáo pháp gì? Chủ thuyết của ngài là chủ thuyết nào? Riêng tôi, tôi không thích một chủ trương hay một lý thuyết nào hết. Tôi không tin vào một chủ trương hay một lý thuyết nào hết. Bụt mỉm cười hỏi: - Vậy ngài có thích cái chủ trương "không thích" của ngài không?  Ngài có tin cái chủ trương "không tin" của ngài không?  Vị du sĩ ngỡ ngàng. Ông ta nói liều: - Sa môn Gotama, tôi thích hay không thích, tôi tin hay không tin,  thì cũng nh

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 31: Sang xuân ta sẽ trở về

Ngay ngày hôm sau, Bụt và các vị trưởng thượng trong giáo đoàn đi thăm viếng Trúc Lâm. Thật là một nơi cư trú lý tưởng cho giáo đoàn khất sĩ. Khu vườn rộng vào khoảng bốn chục mẫu. Tre mọc xanh tốt, đủ cả các loại. Hồ Kalandaka tọa lạc ở giữa rừng tre là một nơi rất thuận lợi để các vị khất sĩ tắm giặt và đi kinh hành. Tre rất nhiều, những chiếc thảo am có thể được dựng lên rải rác để làm chỗ cư trú cho các vị đại đức lớn tuổi. Các vị đệ tử lớn như Kondanna, Kassapa, Sariputta v.v... đều rất hoan hỷ. Họ họp nhau lại và hoạch định cách tổ chức Trúc Lâm thành một tu viện có quy củ.  Bụt dạy: - Mùa mưa không tiện lợi cho sự du hành. Các vị khất sĩ cần có nơi an cư trong mùa mưa để cùng tu học với nhau. Như vậy họ tránh được sự ướt át và dẫm đạp lên trên các loại côn trùng thường bò ra đầy dẫy. Tôi muốn mỗi năm cứ vào đầu mùa mưa, các vị khất sĩ phải tìm nơi an cư tu học với nhau, khỏi phải đi du hành đây đó. Trong ba tháng ấy, thiện nam và tín nữ có thể mang thực phẩm tới cúng

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 30: Venuvana

Ngày trăng tròn đã tới. Buổi sáng, Bụt khoác ca-sa, mang bát, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị khất sĩ đi vào thành Rajagaha, đáp lại lời mời của quốc vương Bimbisara. Đoàn người đi trang nghiêm và lặng lẽ. Đường phố mà các vị khất sĩ đi qua đã được treo cờ và kết hoa. Dân chúng đổ ra hai bên đường chào đón đông nghịt. Tới một ngã tư, Bụt và giáo đoàn không đi lên được nữa, bởi vì dân chúng đã đổ ra đông quá, làm bít mất con đường. Lúc ấy, khất sĩ Uruvela Kassapa đang đi sát sau lưng Bụt, còn chưa biết làm cách gì để khai thông con đường thì thầy bỗng thấy xuất hiện trước mặt Bụt một chàng thanh niên tuấn tú, tay cầm cây đàn mười sáu dây. Thanh niên cất tiếng hát, giọng chàng trong sáng và vọng lớn lên như tiếng chuông đồng. Tay đàn, miệng hát, chàng rẽ đám đông để đi tới. Quần chúng tránh đường cho chàng đi. Con đường được mở rộng, lúc ấy Bụt và giáo đoàn mới tiến lên được. Thầy Kassapa nhận ra được tung tích người thanh niên đang mở đường cho Bụt và tăng đoàn bằng

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 29: Muôn vật từ duyên sinh lại từ duyên mà diệt

Trong thời gian ấy, nhiều người có đạo tâm tìm đến với Bụt để xin xuất gia. Đa số là những thanh niên tuấn tú. Những vị khất sĩ giỏi làm phụ tá cho Bụt đã có nhiều, nên việc tiếp nhận và giảng dạy các vị khất sĩ mới đều được họ phụ trách. Con trai và con gái các nhà lành tìm đến Rừng Kè để xin quay về và nương tựa nơi tam bảo cũng rất đông.  Có một hôm, sau lễ quy y của gần ba trăm người trẻ tuổi, đại đức Kondanna giảng cho người này về ba viên ngọc quý. Ba viên ngọc quý này là Bụt, Pháp và Tăng. Khất sĩ Kondanna là vị đệ tử đầu tiên đã thực chứng đạo Tỉnh Thức. Đại đức dạy: - Bụt (Buddha) là người tỉnh thức, và là người tỉnh thức cao độ.  Người tỉnh thức biết được và thấy được chân tướng vũ trụ và cuộc đời. Vì vậy người tỉnh thức không còn bị ràng buộc vào ảo vọng, sợ hãi, giận hờn và tham đắm. Người tỉnh thức là người tự do, có đầy đủ an lạc, có đầy đủ tình thương và sự hiểu biết. 

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 28: Rừng kè

Một buổi sáng nọ, Bụt từ giã Gayasisa để về Rajagaha. Khất sĩ Uruvela Kassapa đề nghị xin Bụt cho cả giáo đoàn đi theo. Bụt ngần ngại, nhưng Kassapa trình bày với Bụt là sẽ không có trở ngại gì cho việc chín trăm khất sĩ về tới kinh đô nước Magadha. Ông nói gần thủ đô Rajagaha có nhiều khu rừng trong đó các vị khất sĩ có thể cư trú, họ sẽ đi khất thực ở những miền ngoại ô thành phố và ngay cả trong thủ đô nữa để có dịp giáo hóa dân chúng miền này. Kassapa cũng thưa với Bụt là số lượng chín trăm vị khất sĩ là quá lớn đối với dân chúng miền Gaya. Về thủ đô, việc khất thực và giáo hóa sẽ dễ dàng hơn. Khất sĩ Uruvela Kassapa có kiến thức khá tường tận về tình hình xã hội trong nước Magadha. Sau khi nghe vị khất sĩ này trình bày, Bụt bằng lòng cho chín trăm vị khất sĩ đi theo người về thành Vương Xá. Ba anh em khất sĩ Kassapa đã tổ chức tăng đoàn rất nghiêm minh. Đại chúng của tăng đoàn được phân làm thành các chúng, mỗi chúng hai mươi lăm vị, mỗi chúng có một vị tr

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 27: Vạn pháp đang bốc cháy

Trong những ngày kế tiếp, Bụt không đi khất thực bên ngoài vì sáng hôm nào đạo sĩ Kassapa cũng cho đem thức ăn cúng dường tại chỗ. Tuy vậy, trưa hôm nào sau khi thọ trai, người cũng đi vào rừng hoặc ra bên hồ để tịnh cư một mình. Cứ xế chiều, Kassapa lại đi tìm Bụt để đàm đạo, hoặc dưới một gốc cây, hoặc bên bờ hồ, càng tiếp xúc với Bụt, Kassapa càng thấy được tầm vóc vĩ đại của tuệ giác cũng như của đức hạnh vị sa-môn này. Một hôm nọ, trời mưa tầm tã suốt đêm, và buổi sáng hôm sau, nước sông Neranjara tràn bờ, làm ngập lụt bao nhiêu ruộng vườn và nhà cửa trong vùng. Bao nhiêu thuyền bè địa phương đều được đem ra sử dụng để đi cứu người. Khu rừng nơi đạo sĩ Kassapa và năm trăm vị đệ tử đang hành đạo vì ở chỗ thấp nên cũng bị ngập lụt. Tuy vậy mọi người đều chạy kịp, không ai bị nước cuốn. Riêng vị sa-môn Gotama thì không ai thấy mặt. Đạo sĩ Kassapa dốc thúc nhiều chiếc ghe đi tìm. Cuối cùng người ta tìm thấy Bụt đang đứng trên một đỉnh đồi. Nước dâng rất mau và rút cũng rấ

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 26: Nước cũng đi lên như lửa

Bảy hôm sau Bụt về tới Uruvela. Người rất vui được trở về rừng cây thanh tú với cội Bồ Đề. Bụt nghỉ lại một buổi chiều và một đêm tại đó. Sáng hôm sau người gặp chú bé Svastika ở bờ sông Neranjara. Svastika thấy Bụt rất mừng. Hai thầy trò ngồi chơi thật lâu bên bờ sông, rồi Bụt bảo Svastika đi cắt cỏ. Người cũng học cắt cỏ với cậu bé. Một lát sau tạm biệt Svastika, Bụt khoác áo ngoài, nâng bát vào xóm để hóa trai. Chiều hôm sau bọn trẻ rủ nhau đến thăm Bụt, Sujata và Svastika đem theo các bạn rất đông. Các em của Svastika đều có mặt. Bọn trẻ được gặp Bụt vui mừng khôn xiết. Bụt kể cho chúng nghe sơ lược những gì đã xảy ra trong gần một năm qua, và Bụt hứa là khi Svastika hai mươi tuổi, Bụt sẽ cho cậu xuất gia để học đạo. Bụt nói vào tuổi ấy Svastika đã có thể theo Bụt vì lúc ấy các em của Svastika đã lớn cả rồi. Bọn trẻ cho Bụt biết là gần nửa năm nay có một đoàn đạo sĩ Bà-la- môn khổ hạnh đến cư trú trong vùng. Họ đông lắm, có tới gần năm trăm người. Họ không cạo đ

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 25: Đỉnh cao của nghệ thuật

Con đường này Bụt đã từng đi. Người đi thong thả và ngắm nhìn cảnh vật. Trời gần trưa, người ghé khất thực ở một xóm ven đường, rồi người mang bát đi vào một khu rừng yên tĩnh gần đó để thọ trai. Thọ trai xong, Bụt đi kinh hành trong rừng và sau đó người tìm một gốc cây im mát ngồi xuống để tĩnh tọa. Được sống trở lại một mình trong rừng, Bụt rất hoan hỷ.   Người ngồi tĩnh tọa được hồi lâu thì thấy một đám thanh niên đi ngang. Đây chắc là những thanh niên con nhà khá giả, bởi vì người nào cũng ăn mặc tươm tất sạch sẽ. Họ vào khoảng ba mươi người. Nhiều người cầm nhạc cụ trong tay. Thấy Bụt, họ ngưng lại, thanh niên đi đầu cúi chào và hỏi người: - Sa-môn, ông có thấy một cô gái mới chạy ngang qua đây không?  Bụt hỏi lại: - Các bạn tìm cô gái ấy để làm gì? Người thanh niên kể lại đầu đuôi câu chuyện. Bọn họ đều là dân thành phố Banarasi. Họ vào rừng nầy từ sáng để tổ chức một cuộc vui. Họ có đem theo nhiều nhạc cụ và một cô vũ nữ. Sau khi đàn hát, múa nhảy và ă

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 24: Hãy đi như những con người tự do

Tin Yasa đi xuất gia bắt đầu được loan truyền trong giới bạn hữu của chàng. Bốn người bạn thân nhất của Yasa là Vimala, Subahu, Punnaji và Gavampati, một hôm rủ nhau tìm tới vườn Lộc Uyển. Trên đường đi, Subahu nói: - Nếu Yasa chịu đi tu, thì ông thầy của Yasa phải là một người rất giỏi và giáo pháp của ông ta phải là một giáo pháp thâm diệu. Tôi biết Yasa ít phục ai lắm. Vimala trả lời: - Không chắc như thế, có thể là Yasa bốc đồng đi tu một thời gian mà thôi. Sáu tháng hay một năm sau anh chàng hoàn tục cũng chưa biết chừng. Gavampati nói: - Anh Vimala coi thường Yasa quá. Tôi thấy tánh Yasa trầm lặng và anh ta thường suy nghĩ chín chắn lắm. Bốn người vào gặp Yasa. Yasa đem các bạn mình tới giới thiệu với  Bụt. Yasa bạch: - Lạy Bụt, bốn người bạn này của con đều là những người tốt. Xin Bụt đem lòng thương mở mắt cho họ thấy được con đường giải thoát. Bụt ngồi nói chuyện với bọn trẻ. Vimala ban đầu còn có vẻ hồ nghi nhưng càng nghe Bụt nói chàng càng t

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 23: Những giọt nước cam lồ

Bụt hay dậy sớm, và sau khi ngồi thiền, người ưa đi thiền hành ngoài trời giữa những hàng cây. Một hôm đang đi thiền hành ngoài trời, Bụt thấy một người đi tới. Lúc ấy nắng chưa lên và trong sương mù hình dáng của cây cối và của người khách lạ kia không được tỏ rõ lắm. Bụt ngồi xuống một tảng đá gần đó. Người khách lạ đã đến gần. Người nầy chưa thấy Bụt nhưng Bụt đã thấy ông ta. Đó là một chàng thanh niên chừng ba mươi tuổi, dáng điệu thanh tú, chàng thanh niên vừa đi vừa lẩm bẩm cái gì trong miệng, khi anh ta tới gần. Bụt nghe anh ta lẩm bẩm: "Thật là đáng sợ, thật là ghê tởm". Chàng thanh niên vẫn chưa thấy Bụt. Bụt lên tiếng: - Không có gì đáng sợ, không có gì ghê tởm.

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 22: Chuyển Pháp Luân Kinh

Hồi đó sa môn Assaji vẫn còn tu theo lối khổ hạnh tại vườn Nai ở  Isipatana. Một hôm, sau giờ thiền tọa, thầy Assaji trông thấy thấp thoáng bóng một vị sa-môn đang từ ngoài xa đi đến. Nhìn kỹ, ông biết đó là Siddhatta. Ông vội báo cho các bạn cùng biết. Thầy Bhaddiya nói: - Siddhatta hồi đó đang tu khổ hạnh với chúng ta thì nửa chừng bỏ cuộc. Ông ta ăn cơm, uống sữa, vào ra thôn lạc và làm quen với bọn trẻ trong xóm. Sa-môn Siddhatta đã làm cho chúng ta thất vọng. Vậy nếu ông ấy có tới thăm chúng ta thì chúng ta cũng không nên đón tiếp nồng hậu làm gì. Cả năm người đồng ý là sẽ không ra tận ngõ để đón tiếp mà cũng không cần đứng dậy khi Siddhatta bước vào.