Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 171. Chúng sanh nào có khả năng đắc đạo?

171. Chúng sanh nào có khả năng đắc đạo? - Thưa đại đức! Tất cả chúng sanh bất cứ cõi nào, nếu có đức tin trong sạch, có sự thực hành chơn chánh và tinh cần - thì thảy đều có thể đắc thánh quả cả chứ? - Có loài, có loại đắc, có loài, có loại không thể đắc, tâu đại vương! - Những chúng sanh nào không thể đắc, xin đại đức kể cho nghe.

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 170. Tại sao nhập Niết bàn lại có hiện tượng phi thường?

170. Tại sao nhập Niết bàn lại có hiện tượng phi thường? - Thưa đại đức! Tất cả các vị A-la-hán khi Niết bàn, thi thể hỏa táng của các ngài đều có hiện tượng phi thường xảy ra phải chăng? - Có vị có thần thông phép lạ xuất hiện, có vị không có gì cả, tâu đại vương! - Tại sao lại như thế, đại đức?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 169. Chết đúng thời và chết không đúng thời

169. Chết đúng thời và chết không đúng thời - Thưa đại đức! Sinh ra trên đời ai cũng phải chết. Nhưng có người lại chết trẻ, có người lại chết già, tại sao như thế? - Tâu, vì có người chết đúng thời và có người chết không đúng thời! - Xin đại đức giảng cho. - Vâng, ví như xoài ra hoa rồi kết trái. Đúng lý ra, đúng thời, đúng tiết, đúng độ thì xoài chín vàng mới rụng. Nhưng đại vương không từng thấy có trái đang non đã rụng, trái còn xanh đã rụng, trái mới hườm hườm đã rụng, hay sao? - Trẫm có thấy. - Xoài rụng khi chưa đúng thời có nhiều lý do khác nhau. Có trái do sâu đục, trái do chim mổ, trái do gió thổi mạnh. Gẫm con người sinh ra ở đời cũng như thế nào có khác gì? - Ý đại đức muốn nói đến các sự chết, nhiều cách chết của con người khi chưa đến tuổi thọ phải không? - Đúng thế. Con người sống cho đến già, có bệnh, bệnh nhẹ hoặc vô bệnh mà chết, ấy gọi là chết đúng thời. Còn những người do hành trình của nghiệp, tác động của nghiệp, do phản ứng đoạn lìa của nghiệp - mà chết khi chưa

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 168. Tại sao có chiêm bao?

168. Tại sao có chiêm bao? - Thưa đại đức, hôm nay chúng ta bàn về giấc mộng nhé! Tại sao có người mộng lành, có người mộng dữ? Tại sao có người chiêm bao thấy cảnh, người hay vụ việc đã có từ trước? Có người lại chiêm bao thấy cảnh, người hay vụ việc chưa hề có? Lại có người nằm thấy chuyện hạnh phúc, vui tươi; có người nằm thấy chuyện sợ hãi, khiếp đảm? Lại có người thấy một việc mình đã làm, người khác lại thấyviệc mình chưa hề làm? Rồi lại còn mộng thấy gần, thấy xa; có kẻ lại thấy chuyện đâu như hằng ức kiếp? Tất cả các loại chiêm bao ấy - nguyên cớ do đâu, đại đức?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 167. Hồi hướng "ác" có được không?

167. Hồi hướng "ác" có được không? - Thưa đại đức! Hồi hướng thiện báo, thiện quả thì trẫm thông rồi. Nhưng còn ác báo, ác quả thì sao? Ví như có người tạo ngũ nghịch đại tội như giết cha, giết mẹ v.v... rồi hồi hướng đến cho cha mẹ, ân nhân, quyến thuộc... hoặc cho kẻ thù nghịch đã quá vãng từ nhiều đời, có được không, đại đức? Người được hồi hướng có nhận được ác quả, ác báo ấy chăng? Đại đức Na-tiên ngạc nhiên: - Thật là câu hỏi lạ lùng, bần tăng chỉ mới nghe lần đầu. Tuy nhiên, bần tăng sẽ trả lời ngay: việc ác không thể hồi hướng được, tâu đại vương! - Tại sao lại không được? Thiện hồi hướng được thì ác cũng phải hồi hướng được chứ! Thiện có nơi nhận được thì ác cũng phải có nơi nhận được chứ? Pháp vốn bình đẳng mà!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 166. Hồi hướng phước có hiệu quả không?

166. Hồi hướng phước có hiệu quả không? - Thưa đại đức! Khi người cư sĩ làm được một phước sự như trai Tăng, bố thí, cúng dường, rồi họ hồi hướng đến cho ân nhân, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đã quá vãng từ nhiều đời, không biết quả lành của sự hồi hướng đó có kết quả gì không? - Có số được, có số không, tâu đại vương! - Xin cho biết nguyên cớ?

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 165. Năng lực của thiện và ác nghiệp, cái nào mạnh hơn?

165. Năng lực của thiện và ác nghiệp, cái nào mạnh hơn? - Thưa đại đức! Năng lực của thiện nghiệp và năng lực của ác nghiệp, cái nào mạnh hơn? - Tâu, năng lực của thiện nghiệp bao giờ cũng mạnh hơn năng lực của ác nghiệp! - Thưa, trẫm không tin như vậy. Đại đức xem! Trên đời này, những kẻ giết người, cướp của, trộm heo, trộm gà; những kẻ tà hạnh vợ người, lường gạt, tước đoạt gia sản của người v.v... họ bị trả báo tức thì. Pháp luật của trẫm sẽ xử phạt những người ấy. Tùy theo mức tội nặng nhẹ mà trẫm sẽ căng nọc ra đánh bằng gậy, giam cầm, đôi khi cắt tay, cắt chân hoặc chém đầu nữa. Như vậy là rõ ràng ác nghiệp sẽ trổ quả nhanh do năng lực của nó mạnh. Có người bị trả quả tội báo ngay ngày hôm sau, có kẻ trả quả sau một tuần, nửa tháng, một hoặc hai năm v.v..., nghĩa là trước sau cũng sẽ trổ quả, ngay chính trên đời này! Còn những người làm việc thiện thì sao nhỉ? Họ bố thí, trai tăng, làm phước, cúng dường ngày này sang ngày khác, đến một vị tỳ khưu, hai vị, bốn vị, một trăm vị, đến

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 164. Chư Phật quá khứ có tu khổ hạnh không?

164. Chư Phật quá khứ có tu khổ hạnh không? - Thưa đại đức! Đức Phật Thích Ca hành khổ hạnh sáu năm, thế các vị Phật quá khứ có trải qua giai đoạn khổ hạnh như vậy chăng? - Có vị có, có vị không - tâu đại vương! - Sao kỳ vậy? Hay chư Phật có ý kiến bất đồng, tâm và tuệ bất đồng? - Tâu, quả có sự giống nhau và có sự khác nhau, nhưng cái đồng, cái dị ấy không như đại vương nghĩ đâu!

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 163. Về chuyện Bồ tát Vessantara bố thí vợ con.

163. Về chuyện Bồ tát Vessantara bố thí vợ con. - Thưa đại đức tất cả bồ tát thuở trước đều phải trải qua hoàn cảnh bố thí vợ con, hay chỉ riêng bồ tát Vessantara của chúng ta thôi? - Tâu, tất cả. Vị bồ tát nào hành ba-la-mật cũng đều bố thí vợ con như nhau cả thảy. - Thế vợ con có hoan hỷ làm vật thí cho bồ tát Vessantara bố thí chăng? - Tâu đại vương! Vợ thì hoan hỷ nhưng con thì không. Nếu trường hợp người con ấy lớn, hiểu biết về nhân quả, phước báu, hiểu rõ tâm nguyện của cha thì nó sẽ hoan hỷ; còn nếu nó nhỏ quá, chưa biết gì thường thì khóc than rất bi lụy. Vua Mi-lan-đà trầm ngâm giây lâu rồi nói: - Câu chuyện Bồ tát Vessantara bố thí vợ con, trẫm nghĩ ngợi rất nhiều. Nếu nói đấy là việc khó thì đúng là việc khó làm, thế gian không ai làm nổi, ngoại trừ bồ tát Vessantara! Nếu bảo đấy là sự nhẫn tâm, trái tim đã biến thành gỗ đá - thì chẳng ai có thể biện hộ dùm cho bồ tát Vessantara được, thưa đại đức! - Đại vương xin cứ thẳng thắn cho. Lý do nào mà đại vương ghép tội bồ tát Ve