Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI - IX. Giải Quyết Tranh Chấp

IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP  GIỚI THIỆU Trong khi Chương trước đã nói về gốc rễ của các tranh chấp, Chương IX này được dành cho việc giải quyết các tranh chấp. Kiểu tranh chấp dễ giải quyết nhất là tranh chấp giữa hai người cùng có những ý định thiện lành. Trong đời sống xuất gia, những tranh chấp ấy thường xoay quanh các điều lệ về Giới luật. Như vậy, Kinh Văn IX, 1 chứng tỏ rằng các tranh chấp ấy có thể chặn đứng ngay từ mầm mống khi người phạm lỗi công nhận như thế là mình đã vượt qua giới luật và người kết tội chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ cho người kia.

LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI - VIII. Tranh Chấp

VIII. TRANH CHẤP  GIỚI THIỆU Bởi vì các cộng đồng, dù nhỏ hay lớn, đều là tập hợp của những con người, nên điều không thể tránh được là những cộng đồng ấy dễ bị căng thẳng do bản chất yếu kém của con người gây ra. Khuynh hướng tự cao tự đại bẩm sinh, khao khát lợi ích cá nhân, luôn luôn tự cho mình đúng, và chấp thủ vào ý kiến cá nhân, có thể đưa đến chủ trương bè phái và các tranh chấp, và thậm chí chia rẽ cộng đồng thành từng mảnh. Những tranh chấp như thế là chủ đề của Chương VIII, và việc giải quyết các tranh chấp là chủ đề của Chương IX. Những đoạn kinh bao gồm trong Chương VIII nói đến các tranh chấp giữa cả tăng chúng lẫn cư sĩ, vốn tương tự nhau trong một vài phương diện, nhưng khác nhau trong những phương diện khác. Kinh Văn VIII, 1 đặt ra chủ đề cho chương này. Ở đây, chúng ta thấy Sakka Thiên chủ, vị vua của cõi Thiên, đến yết kiến Đức Phật và trình Ngài một câu hỏi hóc búa: “Trong lúc tất cả chúng sinh đều muốn sống trong an bình, tại sao họ mãi mãi vướng mắc

LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI - VII. Cộng Đồng Thành Lập Có Chủ Đích

VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH GIỚI THIỆU Các cộng đồng có thể phân biệt thành hai loại, mà chúng ta có thể gọi là cộng đồng tự nhiên và cộng đồng có chủ đích. Một cộng đồng tự nhiên là cộng đồng xuất hiện một cách tự nhiên từ mối quan hệ kết nối giữa con người. Trong kinh nghiệm cụ thể, cộng đồng tự nhiên đã thực sự hình thành cùng với thế giới trong đó chúng ta sinh sống. Chúng ta không thành lập cộng đồng tự nhiên, nhưng tự thấy hòa mình trong đó, thậm chí ngay từ lúc sinh ra, hoàn toàn như con cá hòa mình trong biển cả. Đời sống của chúng ta đan kết trọn vẹn với cộng đồng tự nhiên, mà chúng ta không bao giờ có thể chia cắt; chỉ có một ranh giới trôi nổi mong manh ngăn cách cái tôi cá nhân với cộng đồng tự nhiên. Trái lại, cộng đồng có chủ đích được thành lập có dụng ý. Cộng đồng này mang mọi người lại với nhau để cùng chia sẻ một mục đích hay lý tưởng chung. Họ thường đặt ra những tiêu chuẩn cần có để trở thành hội viên và cộng đồng này được điều hành bằng những đi

LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI - VI. Lợi Lạc Cho Mình và Lợi Lạc Cho Người Khác

VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và  LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC   GIỚI THIỆU Trong Chương VI, chúng ta bước qua giới hạn của tình bạn song phương để xem kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy dạy như thế nào về những mối quan hệ giữa cá nhân và những người trong phạm vi có ảnh hưởng với họ. Vì Đức Phật trước tiên giảng dạy cho tăng chúng, các bài kinh cũng ưu tiên nói về những quan tâm của tăng chúng, nhưng ngay cả những bài kinh ấy cũng bao hàm ý nghĩa rộng lớn hơn. Trong bài tuyển chọn đầu tiên, Kinh Văn VI, 1, trình bày sự trái ngược giữa người ngu và người trí, khẳng định rằng người ngu - được phân biệt qua các hành động bất thiện về thân, khẩu và ý - là nguyên nhân của mọi tai họa và bất hạnh, trong lúc người trí - được phân biệt qua các hành động thiện lành về thân, khẩu và ý - không đem lại tai họa hay bất hạnh nào. Kinh Văn VI, 2, tiếp tục theo cùng một đường lối, nhưng lại phân biệt sự khác nhau giữa người ác và người thiện trên cơ sở của một số tiêu chuẩn rộng lớn hơn, đề cập rõ rà

LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI - V. Tình Bạn Tốt Đẹp

V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP GIỚI THIỆU Cộng đồng vững mạnh tùy thuộc vào mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên, và tình bạn là mối quan hệ cơ bản nhất giữa con người, ngoài quan hệ gia đình. Trong chương V, khi chúng ta chuyển từ việc rèn luyện cá nhân, vốn là trọng tâm của các chương trước, đến việc thiết lập mối quan hệ giữa người và người, đương nhiên là chúng ta bắt đầu bằng tình bạn. Đức Phật nhấn mạnh đặc biệt đến việc chọn bạn, mà Ngài thấy là có ảnh hưởng sâu đậm đến việc phát triển cá nhân, cũng như việc xây dựng một cộng đồng hòa hợp và có đạo đức vững vàng. Tình bạn tốt đẹp là cần thiết không những chỉ vì nó có lợi cho chúng ta trong lúc gặp khó khăn, làm thỏa mãn bản năng xã hội của chúng ta, mà lại còn mở rộng lãnh vực quan tâm của chúng ta đến người khác ngoài bản thân mình. Tình bạn quan trọng vì tình bạn tốt đẹp gieo trong lòng chúng ta một ý thức thận trọng, đó là khả năng phân biệt tốt xấu, đúng sai, và lựa chọn những gì đáng tôn kính hơn là những tiện ích nh

LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI - IV. Chánh Ngữ

IV. CHÁNH NGỮ GIỚI THIỆU Một trong những đặc điểm của con người, phân biệt họ với loài vật, là khả năng về lời nói. Lời nói có thể tạo nên thù hận hay tình bằng hữu, có thể chinh phục hay làm khô cứng con tim, có thể lừa dối người khác hay mở ra con đường cảm thông. Trong chiều dài của lịch sử, những chuyển biến xã hội đã được thực hiện bằng lời nói, dù là được nói trực tiếp hay qua văn bản: hãy nhớ đến tác dụng của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, Bài Diễn Văn Gettysburg của Tổng Thống Lincoln, Bài Diễn Văn của Martin Luther King “Tôi Có Một Ước Mơ.” Qua phương tiện lời nói, những ý tưởng mới được tuyên thuyết, những tầm nhìn sâu sắc mới được chia sẻ, những chân trời mới được mở rộng để cho nhân loại tìm hiểu nghiên cứu. Lời nói đã châm ngòi cho chiến tranh hay cổ động cho hòa bình. Tất cả những hy vọng và khao khát của con tim nhân loại, trong mọi lãnh vực hiện hữu của tập thể con người, đều đã tìm được cách diễn đạt qua trung gian lời nói. Đối với