Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC - Phần X - MƯỜI CĂN BẢN CỦA HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC - DẪN NHẬP

Phần X MƯỜI CĂN BẢN CỦA HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC (DASA PUNNA-KIRIYA VATTHU) DẪN NHẬP NỘI DUNG  1. Những Căn Thiện và Căn Bất Thiện 2. Hành Động Công Đức 3. Mười Căn Bản Của Hành Động Công Đức 4. Những Loại Nghiệp Thiện 5. Phân Loại 'Con Người' 6. Sách và Tài Liệu Tham Khảo I Những Căn Thiện và Căn Bất Thiện (Akusala Kusala Hetu) Căn ở đây nghĩa là “gốc rễ”, “căn cơ”, “bản chất”, chứ không phải căn theo nghĩa là “giác quan” trong trường hợp khác. Có 3 căn xấu ác hay 3 căn bất thiện, mà Đức Phật đã nói đến, là nguồn gốc, nguyên nhân của tất cả mọi đau khổ. Đó là: - Tham dục (Lobha), - Sân hận (Dosa), và - Si mê (Moha) Ba loại gốc rễ hay bản chất này bao gồm tất cả mọi phạm vi bất thiện, dù chúng thể hiện một cách mờ nhạt hay thể hiện một cách thô thiển nhất. Ngược lại, có 3 căn tốt hay căn thiện, đó là: - Không Tham dục (Alobha) = Không ích kỷ, rộng lượng, hào hiệp, buông bỏ, không tham chấp - Kh

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC - Phần IX - NĂM GIỚI HẠNH VỀ ĐẠO ĐỨC (PANCA - SILA)

Phần IX NĂM GIỚI HẠNH VỀ ĐẠO ĐỨC (PANCA - SILA) NỘI DUNG 1. Năm Điều Xấu và Năm Đức Hạnh 2. Tự Trách Nhiệm Trong Công Việc Tu Dưỡng Đạo Đức 3. Giới Hạnh Là Không Thể Thiếu Để Rèn Luyện Đạo Đức 4. Đặt Mình Vào Vị Trí Của Người Khác Theo Quan Điểm Của Giáo Pháp. 5. Giới Hạnh Thứ Nhất: Không Sát Sinh 6. Giới Hạnh Thứ Hai: Không Trộm Cắp 7. Giới Hạnh Thứ Ba: Không Tà Dâm 8. Giới Hạnh Thứ Tư: Không Nói Dối 9. Giới Hạnh Thứ Năm: Không Uống Rượu, Không Dùng Chất Độc Hại 10. “Ích Lợi Của Việc Uống Rượu Bia Chừng Mực”: Sự Thật Hay Nguy Hiểm? 11. Những Yếu Tố Hỗ Trợ Việc Tuân Giữ Giới Hạnh 12. Hệ Quả Của Việc Vi Phạm và Tuân Giữ Giới Hạnh 13. Sách và Tài Liệu Tham Khảo I Năm Điều Xấu và Năm Đức Hạnh Trong rất nhiều kinh (suttas) dành để nói về vấn đề tu tập cho những Phật Tử tại gia hay cư sĩ, như trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara iii, 203), Đức Phật đã khuyên dạy nhiều lần nên tránh năm điều xấu , đó là những hiểm họa và kẻ thù của bả

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC - Phần VIII - QUY Y NƯƠNG TỰA

Phần VIII QUY Y NƯƠNG TỰA NỘI DUNG 1. Ý Nghĩa Nơi Nương Tựa (Sarana) 2. Nguồn Gốc Của Việc Nương Tựa 3. Sự Quy Y Nương Tựa 4. Tại Sao Chúng Ta Cần Quy Y Nương Tựa 5. Ba Nơi Nương Tựa – Tam Bảo 6. Những Yếu Tố Hỗ Trợ Việc Quy Y Nương Tựa 7. Sự Bất Tịnh và Hủy Bỏ Trong Quy Y 8. Những Lợi Ích Của Việc Quy Y Tam Bảo 9. Sách và Tài Liệu Tham Khảo I Ý Nghĩa Nơi Nương Tựa (Sarana) “ Sarana ”  trong tiếng Pali có nghĩa là: “Nơi nương tựa”, và được định nghĩa như là “một nơi che chở”, “một sự hay nơi bảo vệ” con người khỏi hiểm họa, tai biến; “một người, một thứ gì hay quá trình” mang lại sự bảo vệ, sự che chở, sự an ninh. Hòa Thượng Thiền Sư quá cố Ledi Sayadaw trong quyển “Uttama Purisa Dipani” của ngài, đã định nghĩa từ “sarana” như sau: “Nếu một người tỏ lòng tôn kính hay tôn thờ một đối tượng hay một người nào đó, và nếu hành động tôn kính hay tôn thờ đó trở thành một nghiệp thiện (kusala kamma), mà có thể cứu mình khỏi tái sin