Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - [Phụ Bản 7] Vài nét về Cư sĩ Phạm Kim Khánh

[Phụ Bản 7] Vài nét về Cư sĩ Phạm Kim Khánh -ooOoo- Cư sĩ Sunanda Phạm Kim Khánh sanh ngày 10 tháng 1 năm 1921 tại Bến Tre, trong một gia đình vọng tộc lâu đời ở Bà Rịa. Ông Nội là Hương cả, văn hay chữ đẹp. Thân phụ ông là Đốc phủ sứ Phạm Kim Chi, thân mẫu là cụ bà Lâm Thị Tỵ. Cư sĩ Phạm Kim Khánh là người con thứ 7 trong gia đình có 5 trai 3 gái. Cư sĩ mồ côi mẹ khi ông mới được 4 tuổi. Ở tuổi 45 đầy quyền thế nhưng không tục huyền, cụ ông dành trọn thì giờ rảnh rang lo giáo huấn con cái rất nghiêm, và tham gia các công việc bảo tồn văn hóa học thuật nước nhà. Khi tùng sự tại Hà Tịnh, cụ ông có duyên được người cháu ba đời của văn hào Nguyễn Du là tiến sĩ Nguyễn Mai tặng cho bản sao quyển Kim Túy Tình Từ. Cụ dày công nghiên cứu, phiên chú và xuất bản năm 1917 (về sau, được Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa tái bản năm 1972 tại Sài Gòn).

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - [Phụ Bản 6] Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta)

[Phụ Bản 6] Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta) [1] ________________________________________ Lời Mở Đầu Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana). Danh từ Satipatthana gồm có hai phần: "sati" và "patthana", hoặc "sati" và "upatthana". Sati là sự chú niệm, sự hay biết hoặc sự chú tâm. Patthana là sự thiết lập, nền tảng, căn bản, đề tài hay sự chuyên chú. Như vậy, Satipatthana có nghĩa "Nền Tảng của sự Chú Niệm" hay "Những Đề Mục Chánh Yếu của sự Chú Niệm". Satipatthana cũng có thể được hiểu là sự kết hợp của hai phần: sati và upatthana. Upatthana là sự phát sanh, hay sự áp đặt, gắn vào. Như vậy, Satipatthana có nghĩa là "Áp Đặt tâm Chú Niệm Lên", hoặc sự "Phát Sanh của tâm Niệm". Một cách đơn giản, có thể hiểu Satipatthana

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - [Phụ Bản 5] Từ Bi Kinh (Metta Sutta)

[Phụ Bản 5] Từ Bi Kinh (Metta Sutta) [1] ________________________________________ 1. Người khôn khéo mưu tìm lợi ích cho mình và có ước nguyện thành đạt trạng thái Vắng Lặng [2] nên có hành động (như thế này): Người ấy phải có khả năng, phải chánh trực, hoàn toàn chánh trực [3]. 2. Tri túc, dễ nuôi (sống giản dị, để cho người thiện tín dễ dàng hộ trì), có ít nhiệm vụ (ít bị ràng buộc), sống dễ dàng (không nhiều nhu cầu), thu thúc lục căn, kín đáo, tế nhị, không luyến ái gia đình.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - [Phụ Bản 4] Tam Bảo Kinh (Ratana Sutta)

[Phụ Bản 4] Tam Bảo Kinh (Ratana Sutta) [1] ________________________________________ 1. Bất luận ai tụ hội nơi đây, hoặc chúng sanh trên địa cầu hoặc chúng sanh ở cảnh Trời, ngưỡng mong tất cả đều an lành hạnh phúc! Tất cả hãy chăm chú lắng nghe những lời này [1]. 2. Tất cả hãy chú tâm suy niệm; hãy biểu lộ lòng từ ái đối với chúng sanh trong cảnh người; ngày đêm hằng dâng cúng [2]. Hãy tận tình hộ trì những người ấy. 3. Dù kho tàng quý giá nào trên đời hay trong một cảnh giới khác, dù châu báu [3] trong những cảnh Trời [4], không có gì sánh bằng Đức Thế Tôn. Đúng vậy, Đức Phật là châu báu thù diệu. Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc! 4. Bậc Thiện Trí [5] dòng Sakya (Thích Ca) đã viên mãn Chấm Dứt phiền não, Ly Dục và thành đạt trạng thái Vô Sanh Bất Tử Vô Thượng. Không có gì sánh bằng Giáo Pháp (Dhamma). Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu. Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - [Phụ Bản 3] Kinh Hạng Cùng Đinh (Vasala Sutta)

[Phụ Bản 3] Kinh Hạng Cùng Đinh (Vasala Sutta) ________________________________________ Tôi có nghe như vầy: Vào một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa của Trưởng Giả Anathapindika (Cấp Cô Độc) trong khu rừng Jeta (Kỳ Viên). Sáng hôm nọ Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Savatthi (Xá Vệ) để trì bình. Lúc bấy giờ trong nhà của Aggika Bharadvaja, một người theo đạo Bà La Môn cũng chuẩn bị để dâng cúng vật thực. Đức Thế Tôn ôm bát đi từ nhà này sang nhà khác trong thành Savatthi và đến gần nhà của vị bà la môn. Thấy Đức Phật từ xa đến, vị bà la môn nói: "Hãy đứng lại, này ông thầy tu! Hãy dừng lại, này ông đạo bần tiện đê hèn! Hãy đứng lại đó, này người cùng đinh khốn khổ !" [1] Khi nghe như vậy thì Đức Thế Tôn ôn tồn nói: Nầy ông bà la môn, ông có biết người cùng đinh là thế nào, hay cái gì làm cho người ta cùng đinh không? - Không, quả thật tôi không biết. Nầy Đức Gotama (Cồ Đàm), tôi không hiểu cùng đinh là thế nào và những gì làm cho ta

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - [Phụ Bản 2] Kinh Suy Đồi (Parabhava Sutta)

[Phụ Bản 2] Kinh Suy Đồi (Parabhava Sutta) [1] ________________________________________ Tôi có nghe như vầy: Vào một thời nọ Đức Thế Tôn ngự tại Jetavana (Kỳ Viên), của Trưởng Giả Anathapindika (Cấp Cô Độc), gần thành Savatthi (Xá Vệ). Lúc bấy giờ, đêm về khuya, có một vị Trời hào quang chiếu diệu sáng tỏa toàn khu Kỳ Viên, đến hầu Phật, lại gần nơi Phật ngự, đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi đứng sang một bên. Khi đã đứng yên, vị Trời cung kính bạch với Đức Thế Tôn bằng lời kệ: 1. Con xin đến đây hầu Đức Thế Tôn và bạch hỏi Ngài về con người suy đồi. Kính xin Đức Gotama (Cồ Đàm) mở lượng từ bi, hoan hỷ chỉ dạy chúng con vì nguyên nhân nào người ta suy đồi. 2. Tình trạng tiến bộ dễ hiểu biết, tình trạng suy đồi dễ hiểu biết. Người biết thương Giáo Pháp (Dhamma) là tiến bộ. Ghét bỏ Giáo Pháp là suy đồi. 3. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân đầu tiên làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ nhì đưa con

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - [Phụ Bản 1] Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta)

[Phụ Bản 1] Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta) [1] ________________________________________ Tôi có nghe như vầy: Vào một thời nọ Đức Thế Tôn ngự tại Jetavana (Kỳ Viên) của Trưởng Giả Anathapindika [2] (Cấp Cô Độc), gần thành Savatthi (Xá Vệ) [3]. Lúc bấy giờ, đêm về khuya, có một vị Trời hào quang chiếu diệu sáng tỏa toàn khu Kỳ Viên, đến hầu Phật, lại gần nơi Phật ngự, đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi đứng sang một bên. Khi đã đứng yên, vị Trời cung kính bạch với Đức Thế Tôn bằng lời kệ [4]: 1. Chư Thiên và nhân loại đều cầu mong được an lành, và ai cũng suy tìm hạnh phúc. Kính Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài hoan hỷ chỉ dạy chúng con về Phúc Lành Cao Thượng Nhất. [5] 2. Không kết giao với người ác, thân cận với bậc hiền trí, và tôn kính bậc đáng kính - là Phúc Lành Cao Thượng Nhất. 3. Cư ngụ nơi thích nghi [6], đã có tạo công đức trong quá khứ, và hướng tâm về chánh đạo [7] - là Phúc Lành Cao Thượng Nhất. 4. Học nhiều hiểu rộng [8], lão luyện tinh thông thủ công

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [44] Những vấn đề của kiếp nhân sinh

[44] Những vấn đề của kiếp nhân sinh ________________________________________ Con người là ai? Từ đâu đến? Đi về đâu? Tại sao? Mục tiêu là gì? Đó là vài thắc mắc quan trọng thường làm bận tâm toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy tuần tự nghiên cứu, khởi đầu bằng cách khảo sát những gì tự nó biểu hiện hiển nhiên, mọi người đều có thể nhận ra.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [43] Tám Pháp Thế Gian (Atthalokadhamma)

[43] Tám Pháp Thế Gian (Atthalokadhamma) ________________________________________ Thế gian chênh lệch nầy quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ, và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đấy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng. Với người lạc quan, thế gian nầy tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đấy gai chướng. Nhưng đối vối người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không hoàn toàn xấu xa. Người hiểu biết sẽ không say mê sắc đẹp của hoa hồng nhưng nhận định đúng nó là thế nào. Thấu triệt bản chất của gai người ấy thấy đúng thực tướng của nó và sẽ hành động thận trọng để khỏi bị gai quào hay đâm, chích. Giống như quả lắc của đồng hồ, đánh qua trái rồi sang phải, phải rồi trở lại trái, luôn

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [42] Tứ Vô Lượng Tâm

[42] Tứ Vô Lượng Tâm "Được sanh trong cảnh người thật là hy hữu. Đời sống của chúng sanh quả là khốn khổ. Chớ để lỡ mất cơ hội nầy." -- Kinh Pháp Cú ________________________________________ Con người là một chúng sanh huyền bí có nhiều tiềm năng phi thường. Có hai năng lực trái ngược luôn luôn tiềm tàng ngủ ngầm trong mỗi người. Một, hướng về trạng thái cao thượng trong sạch, đặc tính của bậc thánh nhân và một, hướng về những điều tội lỗi nhơ bẩn, của kẻ sát nhân tàn bạo. Cả hai tiềm lực nầy đều có thể phát sanh bất ngờ với một sức mạnh vô cùng hùng hậu. Xuất phát từ đâu? Nào ai biết. Chỉ biết rằng nó luôn luôn nằm bên trong ta, nhiều hay ít, mạnh hay yếu,tùy trường hợp. Trong guồng máy phức tạp của con người, có cái tâm vô cùng dũng mãnh. Tâm chứa đựng một kho tàng đức hạnh và một hầm tật xấu. Người biết vun bồi đức hạnh là một phước lành cho nhân loại. Kẻ bị tật xấu chi phối là một đại họa. Những ai có chí hướng trở thành bậc vĩ nhân cao thượ

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [41] Ba La Mật

[41] Ba La Mật "Hãy tích cực hoạt động để tạo an lành cho kẻ khác." -- Sutta Nipata. ________________________________________ Có mười đức tánh cao quí vượt hẳn thế tục gọi là Parami (Ba La Mật) [1], mà chư vị Bồ Tát đều thực hành tròn đủ để thành tựu Đạo Quả Chánh Đẳng Chánh Giác (Samma Sambuddha). Mười pháp Ba La Mật là: Bố Thí (Dana), Trì Giới (Sila), Xuất Gia (Nekkhamma), Trí Tuệ (Panna), Tinh Tấn (Viriya), Nhẫn Nại (Khanti), Chân Thật (Sacca), Quyết Định (Adhitthana), Tâm Từ (Metta) và Tâm Xả (Upekkha). Theo lời giải thích trong kinh Cariya Pitaka, Ba La Mật không nhuộm màu vị kỷ, không đuộm nhuần tà kiến và không ẩn ý ngã mạn. Ba La Mật nhờ trí tuệ dẫn dắt và do lượng từ bi vun quén đắp bồi. Hành động của vị Bồ Tát tuyệt đối vị tha. Với đức từ bi vô lượng, lòng bác ái vô biên, xuyên qua bao nhiêu kiếp sống, các Ngài không ngừng nỗ lực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo nàn thấp kém, giúp đỡ cho mọi người bằng ngàn cách

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [40] Lý tưởng của Bồ Tát, hay Bồ Tát Đạo

[40] Lý tưởng của Bồ Tát, hay Bồ Tát Đạo "Tấm thân bằng thịt bằng máu mà tôi mang đây, Chỉ để làm cho thế gian được an lành và hữu phước." -- Sri Sanghabodhi ________________________________________ Trong giáo lý của Đức Phật, có ba phương cách, hay ba con đường, để thành đạt tuệ giác (bodhi). Người có chú nguyện đạt cho kỳ được mục tiêu phải tùy bản tánh mình, chọn một trong ba đường ấy là: Thinh Văn Giác (Savaka Bodhi [1]), Độc Giác (Pacceka Bodhi), và Toàn Giác (Samma Sambodhi). Thinh Văn Giác (Savaka Bodhi) , cũng được xem là lý tưởng A La Hán [2], là sự giác ngộ của một đệ tử, hay A La Hán Đạo. người có nguyện vọng đi theo con đường A La Hán thường phải tìm sự hướng dẫn của một đạo sư cao thượng đã chứng ngộ Đạo Quả. Đối với người đệ tử có trình độ tinh thần tiến bộ đầy đủ, chỉ một lời chỉ giáo đơn sơ của vị chân sư cũng có thể khai thông trí tuệ và đưa vào vòng Thánh Đạo. Như Đức Sariputta (Xá Lợi Phất) chẳng hạn, chỉ được nghe nửa bài kệ của vị A

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [39] Phẩm hạnh A La Hán

[39] Phẩm hạnh A La Hán "Dù ít tụng nhưng hành đúng giáo lý, diệt tham, sân, si, tri kiến chân chánh, tâm siêu thoát, không luyến ái, tại đây và về sau. Người ấy sẽ chứng nghiệm thành quả của đời sống phạm hạnh thiêng liêng." -- Kinh Pháp Cú ________________________________________ Trong Tam Tạng kinh điển có rất nhiều Phật ngôn mô tả trạng thái vắng lặng và hạnh phúc của một vị A La Hán, còn tạm trú trên thế gian cho đến khi ngũ uẩn chấm dứt, để phục vụ những ai muốn tìm Chân Lý, bằng lời giáo huấn và gương lành trong sạch. Kinh Pháp Cú ghi lại những Phật ngôn sau đây: Đối với người đã trải qua suốt cuộc hành trình [1], chấm dứt mọi ưu phiền [2], hoàn toàn siêu thoát [3], cắt đứt mọi trói buộc [4], nhiệt độ (tham ái) không còn nữa .[5] -- (câu 90) Người tự lực cố gắng giữ tâm niệm, không luyến ái, không đeo níu theo nơi trú ẩn nào; cũng tựa hồ như những con thiên nga đã lìa ao hồ, người ấy rời bỏ nhà này đến nhà khác, và ra đi. [6] -- (c

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [38] Con Đường Niết Bàn (III)

[38] Con Đường Niết Bàn (III) "Tất cả các pháp hữu vi [1] đều vô thường, Tất cả các pháp hữu vi đều đau khổ Tất cả các pháp, hữu vi và vô vi, đều vô ngã." -- Kinh Pháp Cú ________________________________________ Tuệ Minh Sát (Vipassana) Khi đã tạm thời chế ngự các pháp Triền Cái (Nivarana) tức năm chướng ngại tinh thần, tâm hành giả trở nên trong sạch như mặt kiếng được lau chùi bóng loáng, phản chiếu mọi sự vật một cách rõ ràng, đúng với sự thật. Tuy nhiên, tâm định chỉ tạm thời đè nén những tư tưởng bất thiện mà không tận diệt. Các tâm bất thiện này có thể trồi lên mặt và tái phát một cách bất ngờ, bất cứ lúc nào. Giới luật điều hoà hành động và lời nói. Định kiểm soát tâm. Nhưng chính Tuệ (Panna), giai đoạn cuối cùng, giúp người có nguyện vọng từ phàm trở nên thánh tận diệt mọi ô nhiễm mà tâm định tạm thời chế ngự.

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [37] Chướng ngại Tinh thần (Năm Triền cái)

[37] Chướng ngại Tinh thần (Năm Triền cái) "Có năm chướng ngại làm cản trở tâm. Do các chướng ngại này, tâm không mềm dẻo, không nhu thuận, không trong sáng, không thể được phân tách dễ dàng, cũng không được cấu tạo hoàn bị để tiêu trừ ô nhiễm". -- Tạp A Hàm. ________________________________________ Chướng ngại tinh thần, Nivarana (Ni + Var, có nghĩa làm trở ngại, ngăn chận), là cái gì gây trở ngại cho tiến bộ tinh thần của ta, hay cái gì ngăn chận con đường đưa đến giải thoát và những cảnh Trời. Nivarana cũng có nghĩa là cái gì "bịt trùm, bao kín, hay ngăn trở tư tưởng." Có năm loại chướng ngại tinh thần, hay năm pháp Triền Cái là: 1. Tham dục (Kamacchanda), 2. Oán ghét (Vyapada, Sân hận), 3. Hôn trầm - Dã dượi (Thina-Middha), 4. Phóng dật - Lo âu (Uddhacca-Kukkuca, Trạo hối), và 5. Hoài nghi (Vicikiccha).

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [36] Con đường Niết Bàn (II)

[36] Con đường Niết Bàn (II) "Một con đường để thành đạt lợi ích thế gian, Một con đường khác dẫn đến Niết Bàn" -- Kinh Pháp Cú. ________________________________________ Tâm Định (Samadhi) Đã vững vàng trên nền tảng Giới luật, hành giả bước vào con đường cao thượng hơn - hành thiền - để tiến đến tâm Định (samadhi), tức là kiểm soát và trao giồi tâm, giai đoạn thứ nhì của con đường trong sạnh (Thanh Tịnh Đạo). Định (samadhi) là giữ tâm an trụ vào một điểm, gom tâm vào đề mục, và hoàn toàn không để ý gì khác, ngoài đề mục ấy. Theo Phật Giáo, có bốn mươi đề mục thành thiền khác nhau, tùy tâm tánh của mỗi cá nhân. Bốn mươi đề mục hành thiền là: a.-- Mười đề mục để niệm (kasina, biến xứ): [1] 1. Dùng đất để làm đề mục, 2. Dùng nước để làm đề mục, 3. Dùng lửa làm đề mục, 4. Dùng không khí làm đề mục, 5. Dùng vật có màu xanh làm đề mục, 6. Dùng vật có màu vàng làm đề mục, 7. Dùng vật có màu đỏ để làm đề mục, 8. Dùng vật có màu trắng để làm đề mụ

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [35] Con đường Niết Bàn (I)

[35] Con đường Niết Bàn (I) "Con đường Trung Đạo này dẫn đến trạng thái vắng lặng, sự thành tựu, sự giác ngộ và Niết Bàn." Kinh Chuyển Pháp Luân. ________________________________________ Con đường Niết Bàn là Trung Đạo (Majjhima Patipada) tránh xa hai cực đoan là lối sống khổ hạnh, làm giảm suy năng lực trí thức, và lối sống lợi dưỡng, làm chậm trễ tiến bộ tinh thần. Trung Đạo gồm tám chi: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Hai chi trên là Trí Tuệ (panna), ba chi kế là Giới Luật (sila) và ba chi cuối cùng là Định (samadhi): Chánh Ngữ Chánh Nghiệp Chánh Mạng Giới Chánh Tinh Tấn Chánh Niệm Chánh Định Định Chánh Kiến Chánh Tư Duy Tuệ Theo đúng thứ tự của lịch trình tiến hóa tinh thần, Giới, Định và Tuệ là ba giai đoạn trên đường dẫn đến Niết Bàn. Ba giai đoạn này được cụ thể trong kệ ngôn sau đây: "Chấm dứt mọi

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [34] Đặc tánh của Niết Bàn

[34] Đặc tánh của Niết Bàn "Niết bàn là gì, hỡi đạo hữu? Sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si. Đó, nầy đạo hữu, gọi là Niết Bàn.'' -- Tạp A Hàm ________________________________________ Đối nghịch với cảnh giới hữu tình của vòng luân hồi trong ấy tất cả đều là những hiện tượng luôn luôn biến đổi, sanh diệt, diệt sanh, Niết Bàn là vĩnh cửu (dhuva), đáng được ham muốn (subha), và hạnh phúc (sukha). Theo Phật Giáo các pháp - tại thế và siêu thế - đều được sắp vào hai loại: (a) những pháp hữu vi, tùy thế, thuộc thế gian pháp, có nhiều hay một nguyên nhân tạo điều kiện để phát sanh (samkhata); và (b) những pháp vô vi, bất tùy thế (asamkhata), không cần nguyên nhân hay điều kiện nào để hiện hữu. Vậy tùy thế (samkhatalakkhanani) luân chuyển trong ba giai đoạn: sanh (uppada), diệt (vaya) và biến đổi trạng thái (thitassa annathattam). [1] Phát sanh hay trở thành là đặc tánh chánh yếu của mọi vật cấu tạo, hữu vi, do một hay nhiều nguyên nhân tạo

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [33] Niết Bàn

[33] Niết Bàn "Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng" -- Kinh Pháp Cú ________________________________________ Dẫu người ta có thể viết đầy đủ và rõ ràng như thế nào, dầu người ta có dùng danh từ bóng bẩy đến đâu để cố gắng mô tả trạng thái vắng lặng của Niết Bàn, văn tự không thể giúp nhận thức thế nào là Niết Bàn. Niết Bàn không phải là cái gì có thể miêu tả bằng giấy trắng mực đen hay nhận thức bằng lý trí. Niết Bàn là pháp siêu thế (lokuttara dhamma), chỉ có thể chứng ngộ bằng tuệ giác. Không thể có sự hiểu biết Niết Bàn bằng lý trí thuần túy, vì Niết Bàn không phải là một vấn đề có thể dùng luận lý để thấu đạt (atakkavacara). Lời dạy của Đức Phật hoàn toàn hợp lý. Trí thức có thể lĩnh hội đầy đủ các Phật ngôn. Nhưng Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo, vượt ra khỏi phạm vi luận lý. Tuy nhiên, suy tưởng về các sắc thái tích cực của đời sống, ta sẽ đi tới kết luận hợp lý rằng, đối chiếu với hiện tượng tùy thế, hữu vi, sanh khởi tùy duyên, hiện hữu do đ

ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP - Phần 2 - PHẬT PHÁP - [32] Nghiệp báo và Tái sanh với người phương Tây

[32] Nghiệp báo và Tái sanh với người phương Tây ________________________________________ Thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh là căn bản của nền triết học Plato. Con người trãi qua một "chu kỳ của sự cần thiết". Tội lỗi mà con người gây ra ở phần phân nửa đầu tiên của cuộc hành trình, con người phải trả trong phần phân nửa sau. Trong quyển "Republic", Nghiệp Báo được biểu hiện trong nhân vật Lachesis, con gái của "sự cần thiết", mà chúng sanh ở cảnh vô hình đã chọn để đầu thai vào. Orpheus chọn hình thể một con thiên nga. Thersites chọn hình con dã nhân. Agamemmon chọn hình con ó. Cùng một lối ấy, vài con thú trở thành người rồi lại thành một người khác nữa. Người bất công trở thành man rợ, người công minh chánh trực trở nên văn minh lịch sự. Trong thời kỳ tiền chiến của dân tộc Ba Tư, sự gặp gỡ Đông và Tây tạo nên cuộc cách mạng chống lối "thế mạt luận"(eschatology - luận về cứu cánh tối hậu của loài người sau khi chết và sau khi tận th