Chuyển đến nội dung chính

Chuyện Kể Đạo Phật - Bố thí máu

Trong kinh Hiền Ngu, có kể chuyện tiền thân của Phật là thái tử Ma Ha Tát Đỏa đi vào rừng thấy một con hổ mẹ và hai hổ con đang chết đói, thái tử động lòng thương nên hy sinh thân mạng, tự lấy cây nhọn đâm vào cổ họng cho máu phọt ra để mấy mẹ con hổ liếm và sau đó ăn thịt ngài.
Đạo Phật Nguyên Thủy - Chuyện Kể Đạo Phật - Bố thí máu
Đạo Phật là đạo từ bi và trí huệ, và trong hai cái này thì từ bi cần trước. Tu hành mà chỉ lo trau dồi kiến thức, bỏ xót lòng từ bi thì không đúng tôn chỉ đạo Phật. Vì nhờ có lòng từ bi thương chúng sinh trôi lăn trong sinh tử với khổ sinh, già, bệnh, chết, mà thái tử Siddharta mới xuất gia tu hành và giác ngộ thành Phật. Động cơ xuất gia của ngài là lòng đại bi và thành tựu của ngài là trí tuệ (giác ngộ).

Một hành giả đại thừa phát tâm theo Bồ tát đạo cần phải tu tập sáu ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Trong sáu ba la mật, ta có thể gom lại thành ba nhóm: làm lành, lánh dữ, và thanh lọc tâm ý.

Bố thí = làm lành Trì giới, nhẫn nhục = lánh dữ Thiền định, trí huệ = thanh lọc tâm ý Tinh tấn áp dụng cho cả ba phần trên.

Trong các việc lành, bố thí đứng hàng đầu, động cơ của sự bố thí là lòng từ bi, muốn chia xẻ và cứu giúp người khác. Chính đức Phật đã trải qua vô lượng kiếp thực hành bố thí đầu, mắt, tay, chân, vợ con, nhà cửa, thành quách, v.v...

Bố thí có hai loại: ngoại thí và nội thí.

Ngoại thí là bố thí những đồ vật mình có bên ngoài như tiền bạc, nhà cửa, đồ ăn, thức uống, v.v... để cứu kẻ khác qua cơn nghèo đói.

Nội thí là bố thí những thứ bên trong thân thể của mình như đầu, mắt, tay, chân, thận, gan, v.v... để cứu sống mạng người.

Giữa hai sự bố thí thì nội thí khó làm hơn ngoại thí, vì người ta có thể cho tiền bạc, của cải nhưng không ai dám cho đầu, mắt, tay, chân, nội tạng. Chúng ta vẫn thường nghe nói trong kinh đức Phật đã từng bố thí như vậy trong nhiều kiếp, chẳng lẽ chúng ta không bao giờ thực hiện được nội thí hay sao? Có hai cách nội thí mà chúng ta có thể làm được là:

Hiến máu

Làm giấy hiến các bộ phận trong cơ thể sau khi mình chết.

1/ Bố thí máu

Danh từ ngoài đời gọi là hiến máu hay cho máu. Đây là cách nội thí dễ làm nhất, không tốn đồng xu nào mà công đức vô lượng vì nó cứu sống mạng người, và người cho máu cũng không sụt mất ký lô nào, chỉ sau vài giờ là lượng máu trong người được tái thiết trở lại. Ngoài ra ở Âu Mỹ, người cho máu còn được cơ sở y tế báo cáo tự động, miễn phí về sự thử nghiệm máu.

Có nhiều người thích làm việc phóng sinh như thả tôm, cá, chim, giun, dế, v.v... Đây là một việc rất tốt, cứu mạng nhiều chúng sinh nhỏ bé sắp bị giết.

Nhưng không bằng so với công đức của sự bố thí máu, bởi vì phóng sinh thuộc về ngoại thí, trong khi cho máu thuộc về nội thí. Cứu mạng 1000 con cá không bằng cứu mạng một người, vì con người là loài tiến hóa và có khả năng tu hành giải thoát nhiều hơn các loài thú khác.

Trong Kinh 42 chương, đức Phật dạy "Đãi 100 người ác ăn không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi 1000 người thiện ăn, không bằng đãi một người trì ngũ giới ăn. Đãi 10.000 người trì ngũ giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu đà hoàn ăn...". Đoạn kinh này cho ta thấy công đức của sự bố thí nhiều hay ít tùy thuộc vào đối tượng. Nếu đối tượng bố thí là người đạo đức, tu hành, có trình độ tiến hóa cao thì công đức bố thí càng tăng trưởng. Như vậy thì cứu sống 1000 tôm cá không bằng cứu sống một mạng người.

Hàng ngày trên thế giới luôn xảy ra tai nạn, và trong nhà thương có rất nhiều trường hợp cần phải mổ như nghẹt tim, ung thư, xơ gan, tai biến mạch máu, v.v... Khi mổ thì chắc chắn mất nhiều máu, có bác sĩ giỏi mà không có máu tiếp cho bệnh nhân thì họ cũng chết. Do đó hiến máu là cách cứu sống mạng người hay nhất và dễ làm nhất. Nếu muốn cho máu thì bạn nên liên lạc các nhà thương là nơi lúc nào cũng cần máu. Ngoài ra ai dám bảo đảm là trong suốt cuộc đời chúng ta (hoặc người thân của ta) sẽ không bao giờ phải vào nhà thương và nằm trên bàn mổ. Khi lâm vào hoàn cảnh như vậy thì ta mới thấy mình rất cần máu của những người khác hiến tặng. Nếu mình biết thọ nhận của người thì tại sao lại không biết bố thí cho người?

2/ Bố thí bộ phận sau khi chết

Bên trong thân thể con người có những bộ phận như tim, gan, phổi, thận, lá lách, ruột, đởm, bao tử, bàng quang, v.v... chúng hoạt động một cách đều đặn, nhịp nhàng để duy trì sức khỏe và sự sống. Nhưng ngày nào chúng hư hoại thì chúng ta mang bệnh và mạng sống bị đe dọa. Thời xưa thuật giải phẫu chưa tiến bộ như ngày nay nên những ai bị hư tim, gan, phổi, v.v... thì đành chịu chết, nhưng ngày nay khoa học có thể mổ và thay thế chúng, nhưng với điều kiện là phải có bộ phận tốt để thay vào.

Khi vợ chồng hay con cái của ta bị hư thận, một tuần phải đi lọc máu ba lần và đang chờ đợi một trái thận thì chắc chắn chúng ta sẽ cầu nguyện ngày đêm để mong sớm có được một trái thận của ai đó mới chết.

Trong lúc còn đang sống chúng ta không thể tự móc mắt cho kẻ mù, nhưng khi chết thì cặp mắt của ta có thể giúp cho người mù tìm lại ánh sáng. Khi sống chúng ta không thể tự rạch bụng moi tim cho kẻ khác, nhưng sau khi chết, tim của ta có thể cứu sống người khác. Khi sống ai nấy đều phải duy trì bảo vệ lục phủ, ngũ tạng của mình để sống không bệnh tật. Nhưng sau khi chết thì thân thể của ta chỉ là cái xác không hồn, sau vài giờ là nó lạnh cứng, các tế bào, bộ phận sẽ tan hoại và sình thối. Như vậy có gì đáng bám víu luyến tiếc? Trong khi đó nếu biết bố thí bộ phận thì sau khi chết, chúng ta vẫn làm phước, cứu sống được bao nhiêu người khác.

Người có tâm nguyện bồ tát, muốn ban vui cứu khổ thì nên làm giấy hiến bộ phận để cứu sống kẻ khác. Luật hiến bộ phận có thể khác nhau tùy theo quốc gia, thí dụ như ở Pháp thì phải xin một thẻ riêng (carte de donneur d'organes), còn ở Mỹ thì khi lấy bằng lái xe, nếu đồng ý cho bộ phận thì sẽ được ghi ngay trên bằng lái.

Những người còn bám víu, cưng chiều cái thân của mình quá nhiều thì không nên làm giấy hiến bộ phận, vì thân thể là cái mà con người bám víu nặng nhất và cho đó là Ta, là mình. Những người này sau khi chết, nếu thấy ai mổ xẻ lấy bộ phận của mình thì sẽ tức giận, oán hận và khó siêu thoát. Đây cũng là lý do tại sao không nên sờ mó, đụng đậy thân xác người chết trong vòng tám tiếng (để thần thức có thì giờ ra khỏi xác và ý thức được mình đã chết). Nhưng đối với người có tâm nguyện bồ tát, xem thân thể như chiếc áo, chiếc bè, hoặc chiếc xe, dùng tạm trên cõi đời để giúp người thì không cần phải chờ tám tiếng, vì càng chờ lâu thì các bộ phận sẽ hư, không cứu giúp được ai. Bồ tát thấy thân thể, bộ phận của mình cứu giúp được người khác thì tâm càng hoan hỷ.

Làm giấy hiến bộ phận không có nghĩa là các bộ phận của ta sẽ được lấy dùng vì các lý do đã nói trên, nó chỉ là một tâm nguyện từ bi, muốn giúp ích cho người khác. Nếu bạn thấy đúng thì làm và khuyến khích người quen làm theo, nhưng không nên quá khích, ép buộc mọi người phải làm giống mình. Một việc tốt mà cứ quảng cáo, ép buộc người khác thì họ sẽ bực mình và đâm ra ghét việc tốt đó. Vô tình muốn làm tốt mà trở thành xấu. Ngoài ra bạn cũng nên báo cho gia đình biết ý nguyện hiến bộ phận của mình, để khi lâm sự thì họ không phản đối hoặc ngăn cản phiền phức. Hiến bộ phận không có nghĩa là cho luôn thân xác, sau khi lấy được bộ phận nào đó, xác chết sẽ được trả lại cho người nhà để làm lễ mai táng.

Tóm lại trong hai cách nội thí trên thì cho máu là cách tốt nhất, dễ làm và quả báo đương nhiên của sự cứu mạng là trường thọ và khỏe mạnh.


Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy trích từ cuốn sách
Dòng Đời Vô Tận của Hòa thượng Thích Trí Siêu

Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.