Chuyển đến nội dung chính

Tìm Hiểu Kinh Phật - TRUNG BỘ KINH - Tiểu kinh khổ uẩn

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 14

Tiểu kinh khổ uẩn
Đạo Phật Nguyên Thủy-Tìm Hiểu Kinh Phật - TRUNG BỘ KINH - Tiểu kinh khổ uẩn

I. TOÁT YẾU

Cùladukkhakkhandha Sutta - The shorter discourse on the mass of suffering.

A variation of the preceding, ending in a discussion with Jain ascetics on the nature of pleasure and pain.

Bản kinh ngắn về đống khổ.

Một dạng như kinh số 13, kết thúc bằng một cuộc đàm luận với những người Kỳ na giáo tu khổ hạnh, về bản chất của lạc và khổ.

II. TÓM TẮT

Màhanàma hỏi Phật, vì nguyên nhân gì thỉnh thoảng ông vẫn bị tham sân si xâm chiếm mặc dù đã biết đấy là cấu uế của tâm, và hỏi có pháp nào trong ông chưa đoạn khiến ông vẫn bị tham sân si chi phối. Phật dạy, pháp ấy chính là dục. Vì ông chưa đoạn dục, để cho dục lèo lái ông nên ông vẫn sống trong gia đình, thụ hưởng các dục. Phật cho biết dục vui ít, khổ não nhiều, nguy hiểm lại còn nhiều hơn. Về dục, nên biết rõ vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly. Nhưng nếu thấy rõ như vậy với trí tuệ chân chính, mà chưa chứng được hỷ lạc thiền định hay các pháp thù thắng hơn, thì vẫn còn bị dục chi phối. Đó là kinh nghiệm bản thân của Phật.

Kế tiếp, Phật kể cho Mahànàma nghe mẩu đối thoại của Ngài với những người theo phái Ni kiền tử thực hành nhiều khổ hạnh, cảm thọ những đau khổ khốc liệt để chuộc tội lỗi quá khứ, vì tin như vậy sẽ được giải thoát.

Phật hỏi họ năm điều: Họ có biết được trong quá khứ họ có hiện hữu hay không? Trong quá khứ, họ có làm ác nghiệp hay không? Trong quá khứ, họ đã làm những ác nghiệp gì? Họ có biết đã trừ được bao nhiêu đau khổ, còn lại bao nhiêu đau khổ chưa trừ không? Họ có biết đoạn trừ ngay trong hiện tại những bất thiện và hoàn thành các thiện pháp không? Các ngườiđệ tử theo phái khổ hạnh đều không biết. Nhưng vì họ tin nhân quả nghiệp báo, Phật kết luận: "Vậy thì những người xuất gia trong Ni kiền tử phải từng là những kẻ ác ôn ghê gớm" (cho nên mới phải hành thân hoại thể để chuộc tội).

Nhưng người Ni kiền tử lại nói: "Hạnh phúc thành tựu nhờ đau khổ. Nếu hạnh phúc thành tựu nhờ hạnh phúc, thì vua Bình sa (Bimbisara) sẽ hơn tôn giả Gotama, vì vua đang sống hạnh phúc hơn tôn giả Gotama." Ni kiền tử lầm lạc khoái lạc giác quan là hạnh phúc, nên khi Phật hỏi liệu vua Bình sa có thể làm như Ngài, ngồi yên bất động trong nhiều ngày mà vẫn cảm thấy thuần túy lạc thọ, thì Ni kiền tử phải công nhận Phật sống hạnh phúc hơn vua.

III. CHÚ GIẢI

Mahànàma có họ với Phật, ông là anh của Anuruddha và Ananda. Theo Sớ giải, ông đã chứng quả Bất hoàn, nghĩa là chỉ có suy giảm tham sân si chứ chưa đoạn tận. Vì ông lầm tưởng khi vào đạo lộ Bất hoàn là đã đoạn tận tham sân si, nên mới ngạc nhiên khi thấy trong tâm ông thỉnh thoảng chúng lại sinh khởi.

Phật đưa vào đây câu chuyện về khổ hạnh cốt để nói, giáo lý Ngài là Trung đạo, tránh xa hai cực đoan hưởng thụ và ép xác.

IV. PHÁP SỐ

Ba độc: tham, sân, si.

Ba pháp: vị ngọt, nguy hiểm, xuất ly.

Bốn thiền

V. KỆ TỤNG

A. Nguyên nhân của cấu uế là dục 

Từ lâu con đã hiểu
Lời dạy của Thế tôn
Tham sân si cấu uế
Vẫn xâm chiếm tâm con.

"Pháp nào con chưa đoạn
Khiến cấu uế xâm nhập
Và chiếm cứ tâm con
Xin Thế tôn chỉ dạy."

Này Ma-ha-na-ma
Vương tử dòng Thích ca
Dục trong người chưa đoạn
Do đời sống tại gia.

B. Thay dục lạc bằng thiền lạc 

"Dục vui ít khổ nhiều
Nguy hiểm càng nhiều hơn
Dù tuệ tri như vậy
Và chí muốn xuất ly
Nhưng chưa chứng thiền lạc
Hoặc pháp thù thắng hơn
Thì dục vẫn chi phối
Và xâm chiếm tâm ngươi."

C. Khổ hạnh vô ích 

Phật bác Ni kiền tử
Để hiển thị Trung đạo
Lìa xa hai cực đoan
Hưởng lạc và ép xác.

Ni kiền tử chủ trương
Cần hành hạ thân xác
Chuộc tội lỗi quá khứ
Đời sau được an lạc.

Nhưng vì không thể biết
Đời trước làm tội gì
Đã chuộc được bao nhiêu
Còn bao nhiêu chưa chuộc.

Nếu thực sự khổ đau
Do ác nghiệp về trước
Thì chắc Ni kiền tử
Đã tạo nhiều phi phước.

"Dù có nói thế nào
Hạnh phúc không thể đạt
Nhờ con đường hưởng lạc
Mà phải nhờ ép xác.

Nếu hiện tại hưởng lạc
Mà tạo được nhiều phúc
Thì Tần bà sa la
Sẽ hạnh phúc hơn Phật."

Phật hỏi Ni kiền tử
"Phải chăng người đã nghĩ
Vua Tần bà sa la
Đang hạnh phúc hơn ta?"

"Thưa Cồ đàm, chính phải
Hay là như thế nào
Thực tình, tôi không rõ
Xin Ngài làm sáng tỏ."

"Này ngươi Ni kiền tử
Vua có ngồi một mình
Với thuần túy lạc thọ
Suốt ngày đêm được chăng?"

"Không, có lẽ là không."
"Ta có thể nhiều ngày
Im lặng, thân bất động
Vẫn hoàn toàn hạnh phúc."

Ni kiền tử kết luận
"Nếu sự tình là vậy
Thì Thế tôn hạnh phúc
Hơn Tần bà sa la."

Và Ma-ha-na-ma
Tin nhận lời Thế tôn
Rằng hỷ lạc thiền định
Thù thắng hơn dục lạc.

-ooOoo-

Trích nguồn: Giáo trình do Ni sư Thích Nữ Trí Hải biên soạn,
y cứ theo bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu,
với phần Anh ngữ của Hòa thượng Nanamoli




Xem đầy đủ bài kinh: Tiểu Kinh Khổ Uẩn


Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.