Chuyển đến nội dung chính

Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sumedhà

(LXXIII) Sumedhà (Therì. 167)
Đạo Phật Nguyên Thủy - Kinh Tiểu Bộ - Trưởng lão ni Sumedhà
Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh ở thành Mantàvatì con gái vua Konca và được đặt tên là Sumedhà. Khi nàng đến tuổi trưởng thành, cha mẹ nàng bằng lòng để Anikaratta, vua Vàranavati xem mắt nàng. Nhưng từ lúc nhỏ, nàng quen cùng đi với các công chúa lứa tuổi nàng, và những người hầu hạ tại tinh xá Tỷ-kheo-ni để nghe các vị này thuyết pháp, và trong một thời gian dài, vì chí nguyện lúc còn nhỏ, nên nàng sợ hãi sự sanh tử luân hồi, tâm tư thiên về đời sống xuất gia, không ưa thích các dục lạc.

Khi nghe quyết định của cha mẹ và bà con, nàng nói: 'Bổn phận của tôi không phải trong đời sống gia đình, tôi sẽ xin xuất gia', cha mẹ và các bà con không thể khuyên nàng từ bỏ quyết định của nàng. Nàng suy nghĩ: 'Như vậy, ta sẽ được phép xuất gia', và cương quyết theo chí nguyện của mình nàng cắt tóc, và dùng tóc ấy, theo phương pháp cảc Tỷ-kheo-ni thường dùng, nàng chú tâm vào tánh bất tịnh của sắc đẹp thân xác và chứng được Sơ thiền, Khi nàng ở trong định Sơ thiền cha mẹ và bà con nàng đến phòng nàng để nói chuyện gả chồng cho nàng. Nhưng nàng khiến mọi người kể cả người hầu cận của vua đến để rước nàng về, cũng tin vào đạo pháp rồi nàng từ bỏ gia đình, đi đến tịnh xá Tỷ-kheo-ni để xuất gia.

Sau khi tu tập thiền quán, và giải thoát được chín muồi, nàng chứng quả A-la-hán với hiểu biết về nghĩa và về pháp. 

Rồi nghĩ đến sự thắng trận của nàng, nàng nói lên sự phấn khởi, sung sướng của nàng:

448. Con gái vua Konca,
Với hoàng hậu chánh ngôi,
Tại Matavatì,
Ðược sanh Sumedha,
Hân hoan gắng thực hành,
Lời dạy bậc Ðạo Sư.

449. Giới hạnh thuyết giảng khéo,
Nghe nhiều khéo huấn luyện,
Theo lời đức Phật dạy,
Nàng đến cha mẹ nàng,
Nói rằng: 'Thưa mẹ cha,
Cả hai, hãy nghe con!'.

450. Con hân hoan Niết-bàn,
Dầu sanh hữu Chư Thiên,
Sanh hữu ấy vô thường,
Giá trị gì các dục,
Trống không, vị ngọt ít,
Còn tàn hại thời nhiều.

451. Các dục thật cay đắng,
Ví như nọc rắn độc,
Kẻ ngu mới tham đắm,
Trong các loại dục ấy.
Những ai thọ hưởng dục,
Trong một thời gian dài,
Bị khổ đau địa ngục,
Hành hạ và tàn hại.

452. Những kẻ làm nghiệp ác,
Những kẻ tâm trí ác,
Bị đau đớn sầu khổ,
Trong cảnh giới đọa xứ.
Kẻ ngu thường không nhiếp,
Chế ngự thân, khẩu, ý.

453. Kẻ ngu có liệt tuệ,
Không tư duy quyết định,
Không ngăn chặn khổ tập,
Khi có thời thuyết pháp,
Không biết lo học hỏi,
Không giác tri Thánh đế.

454. Những sự thật, thưa mẹ,
Phật thù thắng thuyết giảng,
Phần lớn chúng quần sanh,
Không hiểu sự thật ấy;
Họ hoan hỷ tái sanh,
Ước muốn sanh thiên giới.

455. Sanh thiên không thường trú,
Sanh hữu là vô thường,
Kẻ ngu không sợ hãi,
Luôn luôn phải tái sanh.

456. Bị sanh bốn đọa xứ,
Ðược sanh Thiên, Nhân giới
Ðược chúng khó khăn thay,
Những ai rơi đọa xứ,
Trong cảnh giới địa ngục,
Không có sự xuất gia.

457. Mong cả hai cha mẹ,
Cho con được xuất gia,
Trong giáo pháp thuyết giảng,
Của bậc chứng Mười lực,
Sống thong dong nhàn hạ,
Nỗ lực đoạn sanh tử.

458. Sao con ưa tái sanh,
Với thân tội lỗi này,
Thân trống rỗng, không lõi,
Vì mục đích đoạn diệt,
Tham ái được tái sanh,
Xin cho con xuất gia.

459. Nay thời, Phật ra đời,
Phi thời đã từ bỏ,
Thời cơ nay đã đến,
Cho đến trọn đời con,
Con không làm tổn thương,
Giới luật và Phạm hạnh.

460. Sumedha nói vậy,
Nàng lại thưa mẹ cha.
Con nguyện không ăn uống,
Khi còn là cư sĩ,
Ở đây con sẵn sàng,
Chờ chết đến với con.

461. Mẹ sầu khổ, khóc than!
Cha hoàn toàn sửng sốt,
Họ gắng thuyết phục ta,
Nằm dưới đất lâu dài.

462. Này con hãy đứng dậy!
Có gì là sầu khổ,
Khi con được cả nước,
Varanavati,
Anikarata,
Ðẹp trai, xứng đôi con.

463. Con sẽ là hoàng hậu,
Vợ chính Anika!
Này con, thật khó thay!
Ðời sống vị xuất gia,
Giữ gìn các giới luật,
Sống đời sống Phạm hạnh.

464. Uy lực của vị vua,
Tiền của và quyền thế,
Sản nghiệp và hạnh phúc,
Với tuổi trẻ thanh xuân!
Hãy thọ hưởng dục lạc,
Hãy nhận lời lấy chồng.

465. Sumedha thưa rằng:
Thôi đừng, sự việc ấy,
Họ đi đến tái sanh,
Họ trống không, không lõi,
Hoặc xuất gia, hoặc chết,
Con chỉ cưới như vậy.

466. Sá gì thân hôi nhớp,
Phát mùi, gây sợ hãi,
Bao da đựng xác chết,
Rỉ chảy đồ bất tịnh.

467. Sá gì thân ta biết,
Ghê tởm, lấm máu thịt,
Chỗ chứa đựng loài sâu,
Mồi ăn cho chim chóc,
Thân xác này là vậy,
Nay đem đến cho ai?

468. Thân thể bỏ nghĩa địa,
Không lâu, mất thức tri,
Như khúc gỗ quăng bỏ,
Bà con đều ghê tởm.

469. Thân ấy quăng nghĩa địa,
Làm mồi ăn kẻ khác,
Trước chúng tắm rửa sạch,
Nay chúng sinh ghê tởm,
Cha mẹ còn như vậy,
Nói gì chung quần chúng.

470. Họ mê thân không lõi,
Ràng buộc bởi gân xương,
Ðầy nước miếng, nước mắt,
Ðầy phân tiểu hôi hám.

471. Nếu thân được mổ xẻ,
Lội nội phần ra ngoài,
Chính mẹ phải ghê tởm,
Không chịu nổi mùi hôi.

472. Chính do uẩn, xứ, giới,
Tác thành các thân này,
Gốc tái sanh, đau khổ;
Họ như lý nói lên,
Hoàn toàn không vui thích.
Vậy ai, tôi muốn cưới?

473. Từng ngày trăm ngọn giáo,
Luôn luôn mới đâm thân,
Dầu bị hại trăm năm,
Như vậy còn tốt hơn,
Vì khổ ấy cuối cùng,
Rồi cũng được tiêu diệt.

474. Kẻ trí quyết bằng lòng
Sự giết hại như trên,
Bậc Ðạo Sư dạy rằng:
Họ luân hồi dài dà,
Với tâm tư giết hại,
Liên tục nối tiếp nhau.

475. Trong cảnh giới Trời, Người,
Bàng sanh, a-tu-la,
Ngạ quỷ và Ðịa ngục,
Chịu giết hại vô lượng.

476. Trong địa ngục, rất nhiều,
Kẻ tâm uế, đọa lạc,
Chỗ trú ẩn Thiên giới,
Không có lạc Niết-bàn.

477. Những ai đạt Niết-bàn,
Họ liên hệ mật thiết,
Với những lời thuyết dạy,
Của bậc đủ Mười lực,
Thong dong không rộn ràng,
Nỗ lực đoạn sanh tử.

478. Thưa cha ngày hôm nay
Con quyết tâm ra đi,
Những tài sản rỗng không,
Không có giá trị gì,
Con ghê tởm các dục,
Con chán ngấy các dục,
Họ đã được tách thành,
Như thân cây Ta-la.

479. Nàng trả lời phụ thân,
Với lời nói như vậy.
Anikaratta 
Ðược hứa gả công chúa,
Ði đến gần xin cưới,
Theo như giờ hẹn định.

480. Mái tóc đen, dày mịn,
Với gươm, nàng cắt ngang,
Cửa lầu được đóng lại,
Nàng chứng được Sơ thiền.

481. Nàng sống trong cảnh thiền,
A-ni-ka đến thành,
Sumedha trong cung,
Tu tập tưởng vô thường.

482. Trong khi nàng tác ý,
Vua bước lên tam cấp,
Trang sức vàng châu báu,
Chấp tay cầu xin nàng.

483. Hãy trị vì quốc độ,
Với tiền của uy quyền,
Với tài sản, hạnh phúc,
Với tuổi trẻ thanh xuân,
Hãy thọ hưởng các dục,
Thật khó kiếm ở đời.

484. Ta giao nàng vương quốc,
Hưởng tài sản, bố thí,
Nàng chớ có buồn nản,
Khiến mẹ cha khổ đau.
Sumedha trả lời,
Với vua, từng vấn đề;
Ðối với nàng, các dục,
Không cầu không si mê,
Chớ hoan hỷ các dục,
Hãy thấy dục nguy hiểm.

485. Mandhatà là vua,
Chúa bốn châu hưởng dục,
Dục lạc ấy tối thượng,
Tưy vậy khi vua chết,
Cũng chưa được thỏa mãn,
Ước vọng chưa đầy đủ.

486. Dầu có mười bảy báu,
Khắp mười phương đầy tràn,
Không có dục thỏa mãn,
Người chết, chưa thỏa mãn.

487. Các dục ví gươm giáo,
Các dục ví đầu rắn,
Ví như bó đuốc cháy
Giống xương gậm trơn tru.

488. Các dục không thường còn,
Cũng không có thường hằng,
Khổ nhiều, thuốc độc lớn,
Như hòn đạn cháy đỏ,
Nguồn gốc của bất hạnh,
Kết quả là đau khổ.

489. Dục như trái của cây,
Như miếng thịt, khổ lụy,
Giống như mộng như huyễn,
Dục như của vay mượn.

490. Dục như gươm, như cọc,
Bệnh tật và cục bướu,
Bất hạnh và dao động,
Ví như hố than hừng,
Nguồn gốc của bất hạnh,
Sợ hãi và tàn sát.

491. Như vậy, dục nhiều khổ,
Ðược gọi chứng ngại pháp,
Hãy đi, từ bỏ tôi,
Khi tôi còn tái sanh,
Thời đối với tự ngã,
Tôi không có lòng tin.

492. Ai giúp gì tôi được,
Khi đầu tôi đang cháy,
Khi già chết bám sát,
Tôi cần phải nỗ lực,
Ðối với tàn hại ấy!

493. Không đi đến gần cửa,
Nàng thấy mẹ và cha,
Và vua Anika,
Ngồi dưới đất khóc than,
Thấy vậy nàng tỏ lời,
Thưa mọi người như sau:

494. Kẻ ngu, đã lâu rồi,
Khóc luân hồi nói tiếp,
Từ vô thỉ đến nay,
Khóc phải bị mệnh chung,
Khóc anh em bị giết,
Khóc tự mình bị giết.

495. Hãy nhớ từ vô thỉ,
Nước mắt, sữa và máu,
Tuôn chảy theo luân hồi,
Không bao giờ dừng nghỉ,
Hãy nhớ các chúng sanh,
Luân hồi xương chất đống.

496. Hãy nhớ tràn bốn biển,
Ðầy nước mắt, sữa, máu,
Hãy nhớ xương một kiếp,
Cao bằng Vi-pu-la.

497. Hãy nhớ từ vô thỉ,
Không đủ để làm thành,
Cả đất nước Diêm Phù,
Những nấm mồ hột táo,
Của mẹ cha luân hồi.

498. Hãy nhớ từ vô thỉ,
Những cỏ cây cành lá,
Không đủ để chứa đựng,
Những ghè bốn ngón tay,
Chứa người cha, luân hồi.

499. Hãy nhớ tới hình ảnh,
Con rùa mù biển đông,
Cho đầu nó lọt vào,
Lỗ hổng khúc cây trôi,
Ðể nói lên ví dụ,
Ðược làm người khó vậy.

500. Hãy nhớ thân sắc người,
Ðược ví bong bóng nước,
Ðầy cả những bất hạnh,
Trống không không có lõi,
Hãy thấy uẩn vô thường!
Nhớ địa ngục nhiều họa.

501. Hãy nhớ nghĩa địa lớn,
Nhờ tái sanh tiếp tục,
Nhờ sợ hãi thuồng luồng,
Hãy nhớ Bốn sự thật.

502. Nước bất tử có đây,
Sao người uống trăm đắng,
Tất cả các dục lạc,
Thật trăm cay ngàn đắng.

503. Nước bất tử có đây!
Sao người ưa dục não!
Mọi dục lạc đốt cháy
Sôi sùng sục nung nấu.

504. Ðây không có kẻ thù!
Sao thích dục thù địch?
Vua lửa, trộm, nước, oán,
Thù chung thật là nhiều.

505. Ở đây có giải thoát!
Sao để dục giết trói,
Trong dục có giết trói!
Mê dục nhiều khổ đau.

506. Ðuốc cỏ đang cháy rực,
Nắm, không thả, bị đốt,
Dục ví như bó đuốc,
Ðốt cháy ai không thoát.

507. Chớ nhận dục lạc nhỏ,
Bỏ lạc lớn rộng rãi,
Chớ như cá nuốt câu,
Sau phải chịu hoạn nạn.

508. Hãy nhiếp dục trong dục,
Như chó bị dây cột,
Chớ để dục ăn ngươi,
Như dân đói ăn chó.

509. Khổ thật là vô lượng,
Khiến tâm nhiều ưu tư,
Ngươi hệ lụy với dục,
Hãy bỏ dục vô thường.

510. Ở đây, không có già!
Sao theo dục bị già?
Mọi sanh ở khắp nơi,
Bị bệnh chết chi phối,

511. Ðây không già, không chết.
Ðây con đường không già,
Không chết, không sầu não,
Không thù địch trói buộc,
Không vấp ngã sợ hãi,
Không nung nấu đọa đầy.

512. Ðích này, nhiều người đạt,
Ðích này là bất tử,
Nay cần phải chứng được,
Ai như lý chú tâm,
Nếu không có nỗ lực,
Không sao chứng đạt được.
Sumedhà nói vậy,
Không thích đi đến hành
Nàng thuyết phục được vua,
Với tóc quăng trên đất.

513. Ðứng dậy A-ni-ka
Chắp tay xin cha nàng,
Hãy cho Su-me-dha,
Ðược xuất gia tu học,
Ðể nàng thấy cho được,
Giải thoát và chân lý.

514. Mẹ cha cho xuất gia,
Thoát sầu, sợ, khiếp đảm,
Sáu thắng trí chứng đạt.

515. Chứng luôn quả tối thượng.
Dầu còn là học nữ.

516. Thật vi diệu hy hữu!
Một công chúa con vua,
Lại đạt được Niết-bàn!
Nàng nói lên như sau,
Thời trước đời cuối cùng.

517. Trong thời đức Thế Tôn,
Konàgamana!
Trong trú xứ mới làm,
Tại cảnh Tăng già lam,
Với bạn là ba người,
Chúng tôi cúng tịnh xá.

518. Mười lần, một trăm lần,
Mười trăm, trăm trăm lần,
Chúng tôi sanh chư Thiên,
Còn nói gì, làm người.

519. Giữa chư Thiên chúng tôi,
Có được thân lực lớn,
Còn nói gì chúng tôi,
Khi được làm thân người,
Ta hoàng hậu, bảy báu!
Ta chính là nữ báu.

520. Ðây là nhân, là nguồn
Ðây chính là căn gốc,
Kham nhẫn lời Ðạo Sư!
Ðây dây chuyền thứ nhất
Ðấy chính là Niết-bàn,
Nếu chúng ta mến pháp.

521. Như vậy với lòng tin,
Họ thuyết rõ nên lời
Lời nói đầy trí tuệ,
Thù thắng và tối thượng
Họ chán ghét tái sanh,
Do chán ghét, tham diệt.

(Hết kinh tiểu bộ tập III)

Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy trích từ Kinh Tiểu Bộ
Do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali

Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.